Các nhà thiên văn học Nasa cảnh báo nguy cơ tiểu hành tinh tên gọi 2019 GC6 sẽ va chạm với trái đất trong 100 năm tới.
Mới đây NASA đã cảnh bảo rằng một tiểu
hành tinh có kích thước tương đương tòa nhà 10 tầng sẽ bay sượt qua trái
đất với khoảng cách có thể chỉ bằng một nửa khoảng cách từ Trái Đất tới
mặt trăng.
Tiểu hành tinh 2019 GC6 đã bay áp sát và
cách trái đất khoảng 219.000 km vào thứ năm tuần trước (18/4) – một
khoảng cách đủ an toàn để tránh một vụ va chạm khủng khiếp.
Tuy nhiên NASA cảnh báo quỹ đạo của tiểu
hành tinh này vẫn có thể gây rủi ro trong tương lai. Ước tính cho thấy
tiểu hành tinh này có thể dài khoảng từ 7,5 đến 30 mét.
Không lâu sau khi được phát hiện vào
ngày 9/4 bởi các nhà thiên văn học tại phòng quan trắc thiên văn
Catalina Sky Survey ở Arizona (Mỹ), các nhà khoa học của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại California đã đưa nó vào danh sách các tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất trong vòng 100 năm tới.
Thật khó để dự đoán chính xác đường đi
của tiểu hành tinh này nhưng với quỹ đạo hiện tại, nó sẽ tiến gần đến
Trái đất thêm nhiều lần nữa, vào các năm 2034, 2041 và 2048.
Việc những mảnh thiên thạch từ vũ trụ va
chạm với trái đất đã không còn là điều xa lạ với chúng ta. Có tới hàng
tấn vật chất vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển mỗi ngày.
Đại đa số chúng bị đốt cháy trước khi
rơi xuống mặt đất, nhưng cứ sau một thập kỷ, một tiểu hành tinh lớn hơn
lại va chạm với trái đất.
Năm 2013, một tiểu hành tinh có đường
kính 20 m đã tiến vào bầu khí quyển trái đất tại thành phố Chelyabinsk ở
Nga, gây ra một vụ nổ lớn.
Một nghiên cứu sau đó tính toán nó đã giải phóng một lượng năng lượng lớn gấp 30 lần năng lượng từ vụ nổ bom Hiroshima . Vụ nổ này đã làm bị thương hơn 1.500 người dân địa phương.
Vào thời điểm đó, giáo sư Qing-Zhu Yin thuộc Đại học California đã phát biểu:
“Nếu nhân loại không muốn đi vào con
đường tuyệt chủng như loài khủng long đã trải qua, chúng ta cần nghiên
cứu những sự kiện như thế này một cách chi tiết hơn nữa”.
Vụ va chạm thiên thạch tại Chelyabinsk
đóng vai trò như một cột mốc đo đạc đặc thù cho các sự kiện va chạm
thiên thạch năng lượng cao dùng trong các nghiên cứu tương lai của chúng
tôi”.
Do kích thước tương đối nhỏ của các
thiên thạch và các tiểu hành tinh, rất khó để phát hiện được chúng cho
đến vài ngày trước khi chúng đi sượt qua hoặc va chạm với trái đất.
Các nhà thiên văn học tại Phòng thí
nghiệm Sức đẩy Phản lực gần đây đã mô tả nó giống như việc có thể phát
hiện ra một cục than trên bầu trời đêm.
Amy Mainzer, nhà điều tra chính trong dự án săn lùng tiểu hành tinh của NASA, cho hay:
“Các Vật thể gần Trái Đất
(Near-Earth objects – NEO) về bản chất rất mờ nhạt vì chúng hầu như rất
nhỏ và cách chúng ta rất xa trong không gian. Thêm vào đó là thực tế là
một số trong chúng tối như mực máy in vậy, do đó sẽ rất khó để phát
hiện ra chúng trước bức màn không gian đen kịt.
Nếu chúng ta tìm thấy một vật thể chỉ
vài ngày sau va chạm, nó sẽ hạn chế rất nhiều sự lựa chọn của chúng ta.
Vì vậy chúng tôi đã tập trung vào việc tìm kiếm các NEO khi chúng ở xa
Trái đất, từ đó cung cấp thời gian tối đa và mở rộng hơn khả năng giải
quyết vấn đề khi va chạm có thể xảy đến.
Nhật Quang biên dịch (theo Independent)
(daikynguyen.com_
Cần nghiên cứu cách không để các hành tinh va chạm với trái đất
Trả lờiXóa