Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

SỐNG PHẢI BUÔNG XÃ

 Con người nắm được của đời, nhưng phải buông được mới có thể sống an, sống yên.
        Người xưa tin rằng mọi việc ắt đều là “tùy duyên” đến và ra đi cũng thuận theo tự nhiên, không miễn cưỡng mà thản nhiên, điềm tĩnh đón nhận sự việc, có người lý giải chữ duyên này theo góc độ khác, nếu mà tin vào chữ duyên ấy thì phấn đấu để làm gì? Cố gắng để làm gì?… Người xưa tin rằng mọi sự vận động đều thuận theo một quy luật của nó, chữ duyên cũng chính là thuận theo đạo mà hành xử.
        Khi làm một việc nào đó mà bạn để tâm mong muốn đạt được kết quả tốt nhưng có khi lại trái lại không được như ý, làm bạn thất vọng hoặc dẫn đến tiêu cực và làm bản thân căng thẳng hơn. Vậy thì thuận theo tự nhiên nó cũng là một quy luật và cũng là cảnh giới của buông bỏ, không còn nghĩ nhiều về việc đó. “Làm mà chẳng cầu” đối đãi với hết thảy sự việc xảy ra, với tâm thái an hòa thì mới hạnh phúc.
       Con người thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, tâm ưu quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
                         Đời người chính là một ‘trường tu hành’:
Có những người, giống như hoa sen vậy, chỉ có thể ngắm nhìn từ xa.
Có những người, giống như tách trà, có thể từ từ nhâm nhi thưởng thức.
Có những người, giống như cơn gió thoảng, vậy nên không cần phải để tâm.
Có những người, giống như cây cổ thụ, để ta yên tâm dựa vào.
       Đời người chính là một cuộc di hành trên đường TU, khi trái tim dịu lại rồi, cảm thấy hết thảy đều bình yên. Tâm thanh tịnh rồi, cuộc sống cũng theo đó mà trở nên tốt đẹp. Trong tâm vui vẻ rồi, hạnh phúc cũng theo đó mà đến.
       Con người, chỉ là khách qua đường giữa trời đất, hết thảy đều hãy tùy duyên.
                          Đời người, chẳng qua chỉ như một ly trà:
      Đầy cũng vậy, vơi cũng vậy, có gì phải tranh luận.
      Nồng cũng vậy, nhạt cũng vậy, mỗi cái đều tự có hương vị riêng.
      Vội vàng cũng vậy, chậm rãi cũng vậy, thế thì đã làm sao.
      Ấm cũng tốt, mà lạnh cũng tốt, ta hãy nhìn nhau với một nụ cười.
                          Đời người, bởi quá để tâm, vậy nên thống khổ vô bờ:
Bởi quá hoài nghi, vậy nên mới tổn thương nhau.
Bởi vì xem nhẹ, vậy nên lúc nào cũng vui vẻ.
Bởi vì nhìn thấu, vậy nên luôn cảm thấy hạnh phúc.
       Chúng ta đều chỉ là khách qua đường giữa trời đất, rất nhiều con người và sự việc, chúng ta đều không thể làm chủ được, mọi thứ cứ hãy tùy duyên.
       Khoan thứ cho người, cũng là giải thoát cho chính mình.
       Khi chúng ta bị hiểu lầm, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để phân trần giải thích.
Mỗi người chúng ta thật ra đều quá cố chấp. Mấy ai thấy được và để cho cái phiền phức cứ chảy qua, níu kéo chỉ làm mất thời gian của cuộc sống và làm bẩn trí.
       Thay vì cố gắng đau khổ xoay chuyển phán xét của người khác, chi bằng hãy âm thầm chịu đựng, cho người ta thêm chút thời gian và không gian để hiểu bạn nhiều hơn.
Thật ra, tha thứ cho người khác, cũng bằng như tha thứ cho bản thân mình. Tha thứ cho bản thân, cũng là tha thứ cho người khác.
        Dùng tâm tùy duyên để đối mặt với mọi thứ mới có thể sống tự tại:
        Xưa có một lão Hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị hành giả ghé thăm chùa. Hành giả biết lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi đắc Đạo, ngài đã làm những gì?”.
       Lão hòa thượng trả lời: “Ta chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.
       Hành giả hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”.
       Lão Hòa thượng nói: “Ta vẫn chẻ củi, gánh nước, nấu cơm”.
       Hành giả lại hỏi: “Vậy cái gì gọi là đắc Đạo?”.
       Lão Hòa thượng ôn tồn trả lời: “Trước khi đắc Đạo, lúc chẻ củi thì nghĩ về gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ về nấu cơm, nấu cơm rồi lại lo ngày mai đi chẻ củi gánh nước. Sau khi đắc Đạo, chẻ củi thì là chẻ củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì là nấu cơm”.
        Kỳ thực, đắc Đạo hay chưa chỉ khác nhau ở một chữ “Tâm” này mà thôi. Trước khi đắc Đạo, lão Hòa thượng cũng giống như những người phàm phu khác, tâm không thể tĩnh tại, làm chuyện gì cũng nghĩ tưởng về quá khứ và vọng hướng tương lai. Chỉ khi đã khắc chế cái tâm này, thì lòng người mới có thể ung dung tự tại, tinh thần mới có thể thảnh thơi. Vậy mới nói: hết thảy mọi phiền não trong đời là bởi tâm phàm còn quá nặng. Chỉ khi buông bỏ mọi dính mắc trong tâm, chúng ta mới có thể giải thoát chính mình. Phật gia giảng “xả”, giảng “buông”, khuyên con người hãy từ bỏ mọi chấp trước và dục vọng, bởi chỉ khi đã xem nhẹ mọi thăng trầm thì nội tâm mới có thể an nhiên tự tại.
        Đọc đến đây, có lẽ bạn đã tìm được lời giải cho câu hỏi “Vì sao cuộc sống mệt mỏi?“. Đó là bởi những thứ kiểm soát tâm trạng của bạn có quá nhiều! Ví như sự thay đổi của thời tiết, sự nóng lạnh của tình người, những phong cảnh khác nhau… đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
       Và tất nhiên, đó đều là những thứ mà bạn không thể kiểm soát.
       Khi đã xem nhẹ rồi, thì bầu trời dẫu u ám hay trong xanh, con người dẫu chia ly hay tái hợp, vạn vật dẫu xoay vần biến đổi, thì lòng ta an nhiên không sợ hãi, thuận theo tự nhiên mà yên ổn.
       Nỗi đau của hôm nay bắt nguồn từ sự phóng túng của hôm qua. Nỗi khổ của đời này đều do nghiệp chướng từ bao kiếp trước. Bởi vậy, biết đối diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại, sống thuận theo tự nhiên, thì tất cả mọi buồn phiền hay oán trách mới có thể tan hòa vào trong sự cảm ân.
       Sự thật là, tất cả những điều này dù có được cũng không thể khiến bạn hạnh phúc.    Tốt hơn hết là từ bỏ 9 điều sau đây và học cách tự "sản xuất" ra hạnh phúc cho cuộc đời mình.
      
CHÍN (9) điều cần phải bỏ đó là:

1. Mong đợi từ người khác:
       Trông chờ vào người khác nhưng lại ít trông mong từ chính bản thân mình, đây là tư tưởng phụ thuộc sẽ hủy hoại cuộc đời bạn. Bạn không thể mong người ta cho bạn thứ mà họ cũng cần, phải tự thân vận động thôi.
       Nên nhớ: Trông chờ người khác là điều ɱấƫ thời gian nhất.
2. Tư tưởng mình phải giàu:
       Mơ được trở thành ông này bà nọ, được thành danh không phải là điều ҳấц, nhưng bạn nên giới hạn những mộng tưởng lại. Nhiều người khi mới bắt đầu, họ chưa thể nhìn quá xa nên họ hài lòng với từng thành công mà mình có được. Do đó, thành công của họ rất vững chắc và dù họ chỉ leo lên được 3 nấc thang danh vọng cũng cảm thấy mình có ích. Còn nếu bạn đặt tham vọng mình phải leo được lên tới 10 bậc thang, bạn sẽ dễ hành động sai lầm, khắc nghiệt với bản thân và rồi bất hạnh khi mình chẳng đạt được, thậm chí có được rồi lại ɱấƫ. Tư tưởng mình phải giàu đã khiến người ta hại nhau, âu cũng là vì thế.
3. Cố gắng thành người hoàn hảo:
        Để trở thành một người hạnh phúc, hãy loại bỏ từ "hoàn hảo" ra khỏi đầu bạn, bởi vì khái niệm "hoàn hảo" chưa bao giờ tồn tại. Cuộc đời này có ai hoàn hảo đâu.
4. Giữ mối hận thù:
       Trong tiếng Anh vừa xuất hiện một cụm từ mới "feenemy", kết hợp của friend + enemy, ám chỉ những mối quan hệ từ bạn thành thù. Đây thực sự là một hiện tượng trong thời đại ngày nay, bởi vì với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta có cơ hội để bày tỏ quan điểm và do đó dễ bị người khác nhìn thấu tâm tư thành ra ghen tức.
       Chưa kể, hầu hết đối tượng chúng ta hận thù nhất hóa ra lại chính là người thân, bạn bè, hàng xóm của mình. Giữ mối hận thù trong lòng là tự đeo cùm vào chân, làm sao bạn chạy nhanh đến tương lai được?
5. Kiểm soát:
        Hầu hết những điều xảy ra trong cuộc sống thường ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, bởi vậy chữ "giá như" mới trở thành cụm từ đầu môi cửa miệng. Đời là thế, nếu lúc nào cũng cau mày trước số phận thì vận xui càng dễ đến với bạn mà thôi. Chi bằng trời tính sao, ta theo tới cùng. Thuận theo ý trời là hạnh phúc.
6. Tiếc nuối cái quá khứ:
       Dù quá khứ có tươi đẹp đến đâu, nó cũng đã qua rồi. Sao bạn còn đắm mình ở đó?
7. Hay đánh giá người khác:
       Tuýp người hay đánh giá kẻ khác chắc hẳn cũng sở hữu tính tự ti và tự so sánh. Bạn phải hiểu thế này, giả sử bạn sống được 70 năm thì bạn cũng không thể hạnh phúc suốt 70 năm được. Cuộc đời giống như nhịp tim vậy, phải có lúc lên lúc xuống, nếu cứ thẳng ngang là bạn đã chết rồi. Ai cũng vậy thôi. Lúc này bạn buồn tủi vì thua kém người khác, nhưng biết đâu trước đây họ từng ở vị thế giống như bạn.
8. Luôn cảm thấy mình thua kém:
        Không ai muốn kết thân hay làm việc với những người cho rằng mình vô dụng, vô vị. Vẫn tiếp tục duy trì tính cách này, người thua thiệt chỉ có bạn mà thôi. Đừng suy nghĩ nhiều quá vào những chuyện vị thế này nọ, chức tước kia. Hãy trau dồi kỹ năng. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy bất ngờ về ảnh hưởng của mình đối với người khác. Đừng suy nghĩ quá nhiều về người khác.
9. Sợ hãı và tiêu cực:
       Cuộc đời bao gồm 10% những gì xảy đến với bạn + 90% cách bạn xử lý tình huống. Người ta bảo, để sống hạnh phúc, hãy thực hành 3 không: Không nghe, Không thấy, Không hỏi. Khi bạn hoàn toàn câm điếc với những điều khiến mình ʂợ hãi và mệt mỏi, tự nhiên mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn. Mọi cơn bão rồi sẽ phải qua đi.
       Tóm lại, để hạnh phúc, bạn nên buông bỏ những thứ không cần thiết, như 9 điều vừa nêu trên đây. Có như vậy, tự bạn mới sản xuất ra được hóc môn hạnh phúc cho bản thân mình và đem nó đi sưởi ấm những người khác chung quanh bạn.
        Tôi từng xem một tấm ảnh chế trên mạng thế này, hơi thô thiển một chút nhưng tôi thấy rất có lý, thích thú. Nay chia sẻ cùng bạn:
       - Một người bị táo bón, đau bụng đến quằn quại, cuối cùng khi làm mọi cách để xả ra được hết rồi, bụng an ổn, nhẹ nhàng rồi thì anh ta cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm; anh không còn mặt nhăn, mũi xệ, tay ôm quằn quại, la hét người nhà, cay cú với người chung quanh. Con người cũng vậy, bao nhiêu tâm tư đau khổ hận thù giống như cặn bã trong bụng dạ đó, buông bỏ đi hết rồi, thải ra được hết rồi chẳng khác gì bạn đã được hồi sinh. Đó là xã bỏ cái tệ nạn “táo bón tinh thần” trong người của bạn thì bạn sẽ hạnh phúc.
       Đời bạn sẽ hạnh phúc hơn nữa, gia đình hạnh phúc hơn nữa. Con cháu bạn theo gương bạn, chúng sẽ HẠNH PHÚC hơn.
       Có phải đó là tâm nguyện của bạn không? Hãy suy nghĩ và hành động xem!

Thơ:                                                                       
SỐNG BUÔNG XÃ
Đi người ch mt gic chiêm bao,
Hết nng xinh tươi tiếp bão vào.
Lnh but không than thân nãn chí,
m êm chng đm đui tiêu hao.
Đêm bun ch ngm trăng vui trí,
Ngày m thênh thang đng đón chào.
Tham vng b qua tâm đnh tnh,
An nhiên buông xã xóa bun đau.
                         HỒ NGUYỄN (24-4-2019)
                                                                                        *
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm và viết lại___________

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...