Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Radio FM 974 – Melbourne:Sudan: Kinh Koran Và Cây Súng AK47 – Ngày Tàn Của Bạo Chúa Omar al - Bashir

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 15/04/2019

   Người lính cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1989, bị cáo buộc tội diệt chủng hai mươi năm sau, đã bị truất phế bởi quân đội của mình hôm thứ sáu tuần qua, cuộc đời của Omar al – Bashir được xem là một chuỗi dài của những kình chống và hổn loạn chính trị, 30 năm toàn trị cầm quyền đất nước Sudan đã chấm dứt, cũng bởi một cuộc đảo chánh như ông ta đã làm  sau gần bốn tháng bị hàng trăm ngàn người dân xuống đường biểu tình liên tục ở thủ đô Khartoum.
   Là đứa con trai của một người nông dân, Bashir sinh ra năm 1944 tại nơi mà lúc đó còn gọi là vương quốc Ai Cập và Sudan, 12 năm trước khi chế độ thuộc địa Anh chấm dứt.  Sau khi học xong trung học, Bashir vào trường Quốc gia quân sự nổi tiếng ở Cairo rồi tới Khartoum, ông tốt nghiệp tại đây năm 1966, tư tưởng tại cả hai trường này là chủ thuyết toàn trị quốc gia Á Rập, thông qua các hành động và giáo điều Hồi giáo đã lan truyền rông rãi nhanh chóng. Là một sĩ quan cấp thấp chiến đấu trong hàng ngủ quân đội Ai Cập trong cuộc chiến Á Rập – Do Thái tháng 10 năm 1973, Bashir sau đó được bổ nhiệm làm tùy viên quân sự ở ngoại quốc trước khi trở lại Sudan tham gia cuộc chiến tại Nam Sudan, trận nội chiến chống lại quân của Quân đội nhân dân giải phóng Sudan. Bashir trở thành một người lãnh tụ của những cảm tình viên chủ thuyết Hồi giáo trong hàng ngủ quân đội và cầm đầu một nhóm sĩ quan đứng ra làm cuộc đảo chánh đẩm máu lật đổ chính phủ dân sự của thủ tướng lúc đó là Sadiq al –Mahdi năm 1989, ngày đó Bashir xuất hiện trước đám đông với một tay cầm cuốn thánh kinh Koran và tay kia cây súng tiểu liên AK47 hứa sẽ “đập nát kẻ thù của nhân dân và của quân đội”, các chiến dịch loại trừ các sĩ quan quân lính và chính trị gia không theo mình theo sau được người ta xem đó là việc bắt đầu áp đặt một sự cai trị theo luật hồi giáo sharia. Một đồng minh chính yếu của Bashir lúc này là Hassan al –Turabi, một chính trị gia cũng là một tu sĩ Hồi giáo cực đoan.
   Sudan nhanh chóng trở thành trung tâm điểm của cái gọi là cách mạng Hồi giáo quá khích, tổ chức nhiều lần nói chuyện, hội họp của trùm khủng bố Osama bin Laden để chống lại mọi tư tưởng Tây phương, điều này đã khiến cho các nước tây phương và những quốc gia láng giềng tách xa ra,  không có mối bang giao tốt đẹp. Tuy nhiên, chính Bashir, trước tình thế đó cũng tỏ ra có óc thực tiển, Bashir cho phép mật vụ Pháp vào Sudan bắt tên khủng bố nổi tiếng Carlos the Jackal năm 1994 rồi buộc Bin Laden phải rời khỏi Sudan hai năm sau đó và Turabi phải ẩn trốn biệt tăm năm 1999. Tiền thu nhập từ dầu hỏa làm tình trạng kinh tế Sudan có phần dễ thở, nhưng năm 2000 khi Bashir được bầu nhiệm kỳ thứ hai, trong cuộc bầu cử mà người ta gọi là bầu cử độc đảng, vì chỉ có duy nhất một đảng cầm quyền của ông ta, Bashir bị quốc tế chỉ trích nặng nề, áp lực cho ông ta phải chấm dứt cuộc chiến ở phía Nam, cuộc chiến đã gây nên gần 2 triệu người chết.
    Sau nhiều ngày thương thuyết căng thẳng Bashir và lãnh tụ loạn quân John Garang ký một thỏa hiệp hòa bình tại Nairobi tháng giêng năm 2005, chấp thuận vùng phía nam Sudan được tự trị và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cho Nam Sudan độc lập trong vòng 6 năm. Nhưng chấm dứt một cuộc khủng hoảng  này vừa xong lại sinh ra một cái mới, đó là trận chiến ở Dafur, một vùng nằm phía tây Sudan, đang trên đà hổn loạn, gần như được xem là một cuộc diệt chủng, LHQ ước lượng có khoảng giữa 200 ngàn và 400 ngàn người dân chết trong vụ này và 2 triệu 7 người không còn nhà cửa.
   Năm 2009, tòa án hình sự quốc tế, đưa ra bản cáo trạng buộc Bashir tội diệt chủng và tội hình sự chống lại nhân loại, tuyên bố ông ta phải chịu trách nhiệm về những hành động của nhóm dân vệ võ trang hung bạo Janjaweed, Bashir bác bỏ mọi sự cáo buộc này. Được biết, nhóm dân vệ võ trang Janjaweed do Musa Hilal chỉ huy, ông này là cố vấn đặc việt cho Bashir, đây là nhóm bị LHQ cho rằng là thủ phạm của vụ tàn sát diệt chủng tại vùng Dafur. Theo bản khảo sát của tổ chức theo dỏi Nhân quyền, Hilal và lính của ông ta đã đóng vai trò chính trong chiến dịch 2 năm “làm cỏ” các dân sắc tộc bởi quân đội Sudanese và dân vệ quân Janjaweed, nhiều nạn nhân, nhân chứng các vụ tấn công và ngay cả lính của quân đội Sudanese cũng nói Hilal là chỉ huy tối cao của Janjaweed, được chính quyền Bashir yểm trợ, đã gây ra nạn diệt chủng này tại Dafur trong năm 2003 và 2004, bộ ngoại giao Hoa kỳ đã nêu tên Hilal là một trong 6 người chỉ huy nhóm dân vệ quân là thủ phạm ở Dafur tháng 4 năm 2004 và hội đổng bảo an LHQ đã ra quyết định cấm đi ra nước ngoài, phong tỏa trương mục ngân hàng, tài sản của Hilal và ba người khác vào ngày 22 tháng 4 năm 2006.
   Tu sĩ Musa hilal được thả ra khỏi nhà tù ở Port Sudan tháng 4 năm 2003 sau khi một nhóm loạn quân tấn công Fashir, phía bắc Dafur, không lâu sau Hilal hội họp với những người đứng đầu các nhóm bộ lạc Á Rập địa phương, và Hilal ra lệnh họ tấn công và đốt phá các làng xã của người không phải sắc dân Á Rập, cướp toàn bộ trâu bò gia súc của họ, cuộc hội họp của Hilal được đánh dấu là một cuộc diện mới sau khi chính quyền Bashir công khai hậu thuẩn cho họ. Mặc dù trong một đoạn phim phỏng vấn với tổ chức “Theo dỏi nhân quyền thế giới” năm 2004, Musa Hilal đổ cả trách nhiệm đối với các vụ tấn công cho quân đội Sudanese nhưng ông ta nhìn nhận ông có vai trò chính yếu trong việc tuyển quân cho dân vệ quân Janjaweed.
  Năm 2011, vùng nhiều dầu hỏa Nam Sudan trở thành quốc gia độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý, đưa đến một sự thiếu hụt tài chánh khá quan trọng cho chính quyền Bashir, nhiều quan sát viên phân tích tình hình cho rằng ngày chế độ Bashir sụp đổ không còn bao xa, một khi nước này hoàn toàn tùy thuộc vào số tiền bán dầu để ngăn cản được cả hai phe chống đối và dân chúng biểu tình. Bashir tìm cách xoay sở nhưng lại càng sa lầy khi quay sang áp dụng chính sách bang giao thân thiện và mời gọi Trung cộng, Hoa kỳ và các nước vùng Vịnh, qua sự việc này Bashir xem có được sự gia giảm về chế tài và nhận thêm nguồn tài trợ tài chánh mới, nhưng vẫn không đủ để xua đi thảm nạn, từ năm 2012 đã có nhiều làn sóng chống đối dữ dội và sự bất mản trong hàng ngủ chính quyền hiện rõ đặc biệt là trong quân đội, họ chính là những ai sẽ quyết định số phận cuối cùng của Bashir.
   Và sau gần bốn tháng xuống đường biểu tình liên tục ngày đêm, Bashir thua cuộc, thứ sáu tuần qua, ngày tàn của Bashir đã đến, quân đội, dưới sự dẫn đầu của bộ trưởng quốc phòng Sudanese, Ahmed Ibn Auf, cũng là một tướng lãnh  quân đội, tuyên bố đảo chánh, cho bắt giữ Bashir, Sudan sẽ đặt dưới quyền cai trị của một hội đồng quân nhân, tuyên bố tình trạng thiết quân luật trong ba tháng, quân đội sẽ điều hành quốc gia trong vòng 2 năm, và sẽ có bầu cử ngày đó, giới nghiêm toàn quốc từ 10 giờ tối tới 4 giờ sáng ít nhất trong một tháng, chủ tịch hội đồng tướng lãnh, Ahmed Ibn Auf cũng tuyên bố sẽ trả tự do cho các tù nhân chính trị bị chính quyền Bashir bắt giam trước đây.
      Mặc dù chế dộ ba mươi năm độc tài của Bashir đã cáo chung, nhưng người biểu tình vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình, thề rằng họ sẽ kiên quyết đẩy mạnh tranh đấu cho đến khi đạt được những cải cách dân chủ thật sự, vài giờ đồng hồ sau khi quân dội tuyên bố chế độ Bashir chấm dứt, được thay thế bởi một hội đồng quân nhân chuyển tiếp, vì người dân Sudanese không muốn đất nước Sudan,  phải chịu cảnh thay một Bashir này cho một Bashir khác một lần nữa.
   
Thuyên Huy
Mon 15.04.2019

*Phần phụ thêm tin sau cùng

   Tướng Ahmed Ibn Auf không còn là chủ tịch hội đồng quân đội chuyển tiếp, người chủ tịch mới, cũng là một tướng lãnh quân đội họp báo hôm qua, tuyên bố bải bỏ lệnh giới nghiêm, thả tù nhân chính trị và một chính phủ dân sự sẽ được thành lập ngay, sau khi có sự tham khảo ý kiến rộng rãi với các đảng phái đối lập, tuy nhiên quân đội sẽ không giải giao Bashir cho Tòa án hình sự quốc tế, và Bashir lên tiếng đòi hội đồng quân đội chuyển tiếp phải thả ông ta ra ngay.

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...