Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

Sao - Bài của Cát Tường (Từ Bình Luận Án )

Sao, hay "ngôi sao", "tinh cầu" - là thuật ngữ trong khoa học vũ trụ - thiên văn, để chỉ một vật thể/quả cầu khổng lồ, đang phát sáng. Nếu cũng là một vật thể, nhưng nó không phát sáng thì không phải là một ngôi sao, mà chúng ta gọi là một "hành tinh".

 Mặt Trời là một ngôi sao và Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời và không bao giờ thoát ra được do sức hút (lực hấp dẫn) của Mặt Trời. Nhờ có Mặt Trời mà có sự sống trên Trái Đất (ảnh minh họa)  

Sở dĩ sao phát sáng được, là do bên trong ngôi sao có một "lò" phản ứng hạt nhân khổng lồ, đang trong quá trình tổng hợp hạt nhân, đốt cháy nguyên liệu là 2 chất: Hidro và Heli. Nói khác đi, thành phần chính của một ngôi sao là Hidro và Heli với số lượng rất rất lớn, và chúng đang ở trong trạng thái cháy liên tục.

Một ngôi sao luôn phát ra nguồn ánh sáng rất mạnh và tạo ra nhiệt độ rất cao, có thể lên tới hàng triệu, thậm chí hàng tỷ độ C.

Ngôi sao gần Trái Đất của chúng ta nhất chính là Mặt Trời. Mặc dù khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất rất xa, khoảng 150.000.000 km, nhưng mỗi ngày từ Trái Đất chúng ta đều được hưởng nhận ánh sáng "chói lọi" và sức nóng khủng khiếp của Mặt Trời, đến từ Mặt Trời. Vào ban đêm, ánh sáng Mặt Trời không trực tiếp chiếu vào bề mặt Trái Đất, nhưng nó chiếu vào vệ tinh của Trái Đất là Mặt Trăng, làm Mặt Trăng bừng sáng và phản chiếu ánh sáng vào Trái Đất. Như vậy, thực chất Mặt Trăng không "phát sáng" mà chỉ tiếp nhận và phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời.

Hiện nay, qua kính viễn vọng không gian hiện đại có khả năng nhìn rất xa, chúng ta đã xác định được số lượng các ngôi sao trong Vũ Trụ là ... vô cùng lớn. Hàng tỷ tỷ tỷ ngôi sao (chữ "tỷ" có thể lặp đi lặp lại vô số lần mà chưa chắc đã đúng và đủ!). Trong khi đó, Mặt Trời chỉ là một ngôi sao thuộc dạng bình thường.

Ban đêm khi nhìn lên bầu trời, chúng ta dễ dàng nhìn thấy vô vàn những vật thể li ti phát sáng, nhấp nháy. Đó chính là những ngôi sao trong Vũ Trụ. Nhưng cần lưu ý là nhiều khi do khoảng cách quá xa, nên có những vật thể chúng ta nghĩ rằng đó là một ngôi sao, nhưng thực ra là một cụm rất nhiều những ngôi sao nằm "gần" nhau, tạo thành một "quần tinh". Hay thậm chí đó là cả một Thiên Hà - với hàng tỷ ngôi sao trong đó.

Có thể nói, một ngôi sao cũng giống như một sinh vật, hay bất kỳ thể loại vật chất nào. Đều có sinh ra, trưởng thành và đến hồi chết đi, bị hay tự hủy diệt.

Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng tuổi đời của mỗi ngôi sao trung bình khoảng 10 tỷ năm. Sau khi ra đời, trong vòng 10 tỷ năm ngôi sao sẽ đốt cạn nguồn nhiên liệu của mình (Hidro và Heli). Và giống như ngọn đèn cạn dầu, ngôi sao sẽ dần dần lụi tắt, không còn phát sáng nữa. Khi ấy, người ta gọi đó là một ngôi sao chết, hay "đã chết". Ngôi sao chết không còn phát ra ánh sáng, nên chúng ta sẽ không còn nhìn thấy nữa. Nó trở thành một "bóng ma" lơ lửng trong khoảng không vũ trụ vô cùng rộng lớn và tối tăm.

Nhưng cái chết của một ngôi sao không hề đơn giản, mà vô cùng dữ dội, đau đớn, kéo dài hàng tỷ năm, qua nhiều giai đoạn, trạng thái, tình huống không thể lường và biết trước. Có ngôi sao sẽ nổ tung, tạo ra hàng triệu, hàng tỷ những mảnh vỡ khủng khiếp, đâm vào các hành tinh và ngôi sao khác; có ngôi sao lại sụp đổ vào bên trong chính nó ...

Có rất nhiều điều có thể nói về một ngôi sao cụ thể, hay một ngôi sao nói chung. Chẳng hạn như ngôi sao Mặt Trời, đó là: độ sáng, nhiệt độ trên bề mặt, nhiệt độ trong lõi, bão mặt trời, năng lượng tạo ra, hình thù, khối lượng, thể tích, sự phát triển, cái chết, ... vv và vv...

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giải thích một cách đơn giản khái niệm thế nào là một ngôi sao.




Mô hình Hệ Mặt Trời 

Hình ảnh mô hình Hệ Mặt Trời phía trên cho chúng ta cái nhìn khái quát về độ lớn, vị trí và tầm ảnh hưởng của một ngôi sao.

- Nằm ở vị trí trung tâm, khối cầu đỏ đang cháy, chính là ngôi sao Mặt Trời. ("Mặt Trời" là tên riêng của ngôi sao do loài người đặt tên).

- Bay và xoay lơ lửng xung quanh Mặt Trời là các hành tinh, trong đó có Trái Đất của chúng ta. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ 3 từ Mặt Trời tính ra.

- Sở dĩ các hành tinh cứ xoay vòng vòng xung quanh Mặt Trời mà không thoát ra được, là do lực hút hấp dẫn của Mặt Trời tác động vào. Việc Mặt Trời hút được Trái Đất và các hành tinh quanh năm suốt tháng quay xung quanh nó cho thấy nó là một ngôi sao rất lớn và nặng. Vì lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của vật thể. Vật thể càng nặng, thì sức hút/lực hấp dẫn càng lớn.

- Chúng ta thấy đó, cả Hệ Mặt Trời từ hàng tỷ năm qua cứ lơ lửng trôi trong không gian vô tận, trong khoảng không Vũ Trụ. Trong Vũ Trụ, có hàng tỷ tỳ tỷ tỷ tỷ ... những Hệ ngôi sao như Hệ Mặt Trời.

......

Bài liên quan:

  • Hố đen
  • Sao lùn
  • Sao trắng
........



Hãy tìm hiểu để thấy con người nhỏ bé lắm. Thậm chí sự sống trên Trái Đất này cũng vậy. Đời người chỉ là khoảnh khắc vô cùng bé nhỏ trong Vũ Trụ, sao lại tham lam và tàn ác với nhau! Để làm gì và được gì? Tiền nhiều để làm gì?

1 nhận xét:

  1. Đời người rất ngắn ngủi, nên sống sao cho có ý nghĩa

    Trả lờiXóa

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...