Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

VỀ THÔI Thơ Nguyễn Huy Khôi và Bài Họa Của Các Thi Hửu



VỀ THÔI...
(Th vĩ ngâm)
Thôi, v,...trn thế có gì đâu!?*
Nhc khúc st se, đm l su!
Mây đám u trm vây mt bn,
Hoa tang trng lnh lim hn nhau.
Chưa nng n thm b môi héo,
Đã nát chi mơ đáy d nhu!?
Tưởng nh càng thêm tàn t mng,
Thôi, v,...trn thế có gì đâu !?
Nguyễn Huy Khôi (20-4-2020)

 
HỌA: ĐÔI DÒNG TIỄN BIỆT
Trn thế xa ri s đến đâu?
Nim thương tiếc nui cht bao su.
Li than tiếng khóc vang đè nng,
Ging m kinh cu thu rut nhau.
Xung kiếp đã nhanh chân vi bước,
Qui hn thoát xác d đau nhu.
Hin linh mt cõi về yên ngh,
Thanh thãn… nay còn thy na đâu!
HỒ NGUYỄN (22-4-2020)

NỬA ĐƯỜNG ĐƯA TIỄN 
   Hoạ thơ " Về Thôi " 
của Nhà Thơ NGUYỄN HUY KHÔI.
          CMN
Nửa đường đưa tiễn bạn về đâu
Những cánh hoa rơi thả nỗi sầu
Mới đó trăm năm như một thoáng
Vừa đây nửa kiếp đã không nhau
Mắt xưa hoang dại trên mồ lạnh
Ảnh cũ mờ phai dưới nắng nhầu
Đôi vạt âm dương che định mệnh
Nửa đường đưa tiễn bạn về đâu ...
  Hawthorne  21 - 4 - 2020
        CAO MỴ NHÂN

Họa : SỰ VÔ THƯỜNG
Lắm lúc hỏi buồn ở tận đâu?
Rằng sao vương vấn mãi u sầu!
Nhân sinh tư cổ vô thường lắm
Muôn sự triền miên biến nghịch nhau
Thấy đó rồi mai nơi đất lạnh
Nằm đây đáy mộ cánh cườm nhầu
Niềm thương nỗi nhớ buồn không tả
Di hận thiên thu cảnh giới đâu?
Trần Đông Thành







Dịch hạch Mãn Châu và bài học về sự hợp tác (http://vnreview.vn )

Năm 1911, dịch hạch Mãn Châu lan khắp Trung Quốc và đe dọa trở thành đại dịch. Nhưng nó đã không xảy ra nhờ sự chung tay của thế giới.

Dịch hạch Mãn Châu bùng phát khắp vùng đông bắc Trung Quốc năm 1910 và tàn phá cuộc sống của người dân nơi đây. Từ mùa thu năm 1910 cho tới khi dịch được kiểm soát vào năm 1911, ước tính 63.000 đã chết. Dịch bệnh đáng sợ này đã khiến truyền thông quốc tế chú ý khi lan tới thành phố Cáp Nhĩ Tân, thuộc tỉnh Hắc Long Giang ngày nay.Thành phố Cáp Nhĩ Tân khi đó là một phần của Mãn Châu, vùng đất nông nghiệp rộng lớn và quan trọng, nhưng dân cư thưa thớt. Trung Quốc cai quản phần lớn vùng đất này, cùng với Nhật Bản kiểm soát khu cảng biển Đại Liên và Nga quản lý hệ thống đường sắt.

Cáp Nhĩ Tân là thành phố quốc tế, nơi có nhiều người Nga sống và làm việc cho Đường sắt phía đông Trung Quốc (CER), nối liền đường sắt xuyên Siberia tới thành phố cảng biển Đại Liên. Thành phố này cũng là nơi sinh sống của các cộng đồng lớn người Nhật Bản, Mỹ và châu Âu với nhiều hoạt động thương mại. Trong đó, kinh doanh da lông thú là một hoạt động kinh doanh quan trọng và rất có thể là nguồn gốc của bệnh dịch hạch đáng sợ.
Rái cá cạn là một loài gặm nhấm sống chủ yếu trên các vùng đồng cỏ, thảo nguyên Mông Cổ và vùng Mãn Châu lân cận. Trước đó, những người buôn lông thú từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thường chỉ quan tâm tới da lông của chồn zibelin, chồn nâu và rái cá, mà chưa để ý tới rái cá cạn. Nhưng khi kỹ thuật nhuộm mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, da lông của rái cá cạn đã trở thành một món hàng thay thế được ưa chuộng hơn khi có thể thay thế những loại lông thú đắt tiền hơn.
Hàng nghìn thợ săn địa phương đã đổ xô đi tìm rái cá cạn khiến giá trị của loài này tăng vọt trong những năm trước khi dịch hạch xuất hiện. Họ từ lâu tránh ăn thịt của những con rái cá cạn bị bệnh nhưng không nghĩ tới sẽ bỏ đi bộ lông của chúng. 
 Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kiểm tra sức khỏe cho một người đàn ông ở Mãn Châu năm 1911. Ảnh: Universal Images Group.


Dù chưa thể xác định chính xác dịch bùng phát khi nào, nhưng dịch hạch lần đầu được báo cáo chính thức bởi nhóm bác sĩ người Nga ở Mãn Châu Lý, thị trấn Nội Mông ở biên giới Trung Quốc - Nga. Các triệu chứng đáng báo động khi người nhiễm bệnh sốt cao và ho ra máu. Tại Mãn Châu Lý, người chết nằm la liệt trên phố và những toa tàu chở hàng đã được biến thành khu cách ly.
Giống việc phát tán virus trên các chuyến bay ngày nay, tàu hỏa cũng trở thành nơi lây nhiễm bệnh nhanh nhất. Nhiều người sợ hãi vội lên tàu rời thành phố, nhưng đây cũng chính là con đường vận chuyển lông rái cá cạn tới thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ của Hắc Long Giang và sau đó là Cáp Nhĩ Tân.
Dịch hạch thể viêm phổi sau đó đã lan tới những thành phố lớn như Thiên Tân, Bắc Kinh và dọc tuyến đường sắt từ thành phố này tới Vũ Hán. Thậm chí Thượng Hải, nằm cách Mãn Châu Lý hơn 3.200 km, cũng báo cáo một ca nhiễm và xem xét phong tỏa cả thành phố để ngăn dịch lây lan. Dịch đã lây lan chóng mặt trong các khu ổ chuột đông đúc ở Cáp Nhĩ Tân. Tới ngày 8/11/1910, thành phố này đã báo cáo 5.272 ca tử vong.
Dù có những hạn chế về hậu cần vào thời điểm đó, Trung Quốc phản ứng với dịch nhanh chóng. Các trung tâm cách ly được thiết lập, hầu hết là được chuyển đổi từ những toa tàu chở hàng, dành cho những người mà giới chức tin là đã từng tiếp xúc với mầm bệnh, bao gồm người thân của những người đã chết và những người buôn bán lông thú.
Sau 5-10 ngày nếu không xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh, người cách ly sẽ được thả kèm với một vòng đeo tay được gắn chặt bằng nút chì, chứng nhận không nhiễm virus. Nhưng nếu một người xuất hiện triệu chứng, cả toa tàu gần như đều bị nhiễm, với tỷ lệ tử vong gần bằng 100%. Việc chôn cất bị cấm, thay vào đó là hỏa táng tập thể.
Tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, bác sĩ hàng đầu của chính quyền Trung Quốc Wu Lien-teh, người gốc Malaysia từng tốt nghiệp Đại học Cambridge, được trao trách nhiệm khống chế dịch. Sau khi khám nghiệm tử thi, bác sĩ Wu phát hiện đây là dịch hạch thể viêm phổi và khuyến kích mọi người đeo khẩu trang.
Đầu năm 1911, Trung Quốc đã huy động bác sĩ và các nhà dịch tễ học từ khắp đất nước tới Cáp Nhĩ Tân. Thách thức đặt ra với Wu và các bác sĩ khi 30/1 là Tết Nguyên đán của Trung Quốc và việc hạn chế đi lại là điều bất khả thi trong dịp xuân vận. Nếu tỷ lệ lây nhiễm không giảm xuống, nó rất có thể sẽ lây lan khắp Trung Quốc.
Giới chức đã đưa ra các biện pháp kiểm dịch rất quyết liệt, như một nhà trọ có thể bị thiêu rụi hoàn toàn nếu xuất hiện một ca nhiễm bệnh. Một loạt biện pháp khác như cách ly, phong tỏa, hạn chế du lịch và sử dụng khẩu trang được áp dụng và dường như đã giúp tỷ lệ lây nhiễm ở Cáp Nhĩ Tân giảm vào cuối tháng 1.
Nhưng các ca lây nhiễm vẫn tăng lên trên các tuyến đường sắt. Cho tới đầu tháng 1 năm 1911, Thẩm Dương ghi nhận 2.751 ca tử vong, khiến giới chức buộc phải phong tỏa cả thành phố và nhờ đó tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu giảm. Nhưng tình trạng lây nhiễm trên các tuyến tàu vẫn diễn ra và lan tới nhiều thị trấn gần thành phố cảng Đại Liên. 
Giới chức thành phố Đại Liên đã nhanh chóng giám sát hành khách trên các chuyến tàu hỏa và tàu thủy, sau đó tạm ngừng tuyến đường sắt và yêu cầu tàu bè không rời cảng. Nhờ vậy, dịch hạch đã không có cơ hội lây lan tới thành phố này.
Mặc dù số ca nhiễm tiếp tục tăng ở vùng Mãn Châu, bác sĩ Wu đã tuyên bố kiểm soát được dịch ở Cáp Nhĩ Tân vào cuối tháng 1/1911, sau vụ hỏa táng tập thể nạn nhân cuối cùng.
 Ảnh chụp bác sĩ Wu Lien-teh thời điểm giữa năm 1910 và 1915. Ảnh: CNN.


Cùng thời gian đó, Trung Quốc cũng tìm cách tổ chức một hội nghị quốc tế để tìm hiểu lý do dịch bùng phát nhanh và trên quy mô rộng, cũng như thảo luận các biện pháp kiểm soát dịch tốt nhất. Dù tổ chức một hội nghị quốc tế vào thời điểm đó không phải không có rủi ro khi còn nhiều vấn đề tranh chấp với các quốc gia khác, Trung Quốc vẫn thúc đẩy tổ chức hội nghị, được xem giúp quốc gia này tránh được chỉ trích không làm gì sau khi dịch kết thúc. Tất cả người tham dự cũng cam kết hội nghị sẽ tập trung vào cuộc điều tra khoa học và không liên quan tới chính trị.
Ngày 3/4/1911, cung điện Thiệu Hoà Ích ở thành phố Thẩm Dương đã trở thành trung tâm hội nghị, bao gồm phòng họp, phòng thí nghiệm và khu nhà ở cho các đại biểu. Ngoài các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Anh, Pháp, các nước như Italy, Mexico, Hà Lan, Đức, Áo-Hung cũng gửi chuyên gia của các viện uy tín tới tham dự hội nghị tại Trung Quốc.
Mục đích chính của hội nghị là tìm cách loại bỏ những tin đồn nhảm và tìm ra nguồn gốc khoa học của virus gây bệnh. Hội nghị cũng thảo luận các cách lây nhiễm như ho và các lý thuyết sai lầm như lây nhiễm trực khuẩn vào thức ăn. Tại hội nghị, các chuyên gia cũng đề cập tới "người nhiễm không triệu chứng" và "siêu lây nhiễm", các khái niệm phổ biến ngày nay.
Kiểm soát dịch là một chủ đề chính của hội nghị. Câu hỏi đặt ra là biện pháp nào hiệu quả nhất. Cách ly khẩn cấp và hạn chế đi lại được xem là hai biện pháp được đánh giá cao nhất. Một biện pháp khác là sử dụng khẩu trang sớm như khuyến nghị của bác sĩ Wu. Ngoài ra, xây dựng các bệnh viện chuyên để cách ly người nhiễm dịch hạch và ngăn nguy cơ lây nhiễm từ các bệnh nhân thông thường cũng là giải pháp được nhắc tới.
Hội nghị kết thúc vào ngày 28/4/1911. Các kết luận và giải pháp của hội nghị đều liên quan tới việc kiểm soát dịch theo khoa học, sự cần thiết của việc cải thiện điều kiện vệ sinh, các quy định cách ly và loài rái cá cạn được xem là nguyên nhân gây bệnh.
"Mọi nỗ lực nên được thực hiện để đảm bảo việc giáo dục y khoa hiệu quả", bác sĩ Wu kêu gọi những người tham gia trước khi kết thúc hội nghị. 
1911 là thời điểm chưa có tổ chức WHO. Do đó, việc tìm cách đối phó với dịch, hạn chế lây nhiễm và kiểm soát là trách nhiệm riêng của các quốc gia. Nhưng tại Hội nghị ở Thẩm Dương, các nhà khoa học nhận thấy sự cần thiết của sự hợp tác giữa chính phủ, hay một tổ chức y tế toàn cầu. Nhu cầu này đã bắt đầu được đề cập tới sau khi Hội Quốc liên, tiền thân của Liên Hợp Quốc, được thành lập tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919 khi Thế chiến I kết thúc. Liên minh này đã thành lập Cục Y tế, một bộ phận được điều hành bởi các chuyên gia về sức khỏe.
Cơ quan này được thành lập nhằm giải quyết những vấn đề sức khỏe nổi cộm lúc đó, bao gồm bệnh phong, sốt rét, sốt vàng da và giúp ngăn chặn thành công dịch sốt phát ban ở Nga, cùng nhiều đợt dịch tả và thương hàn ở Trung Quốc, trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Sau thế chiến II, Quốc Liên hội trở thành Liên Hợp Quốc và WHO ra đời.
Dịch hạch ở Mãn Châu đã không lây lan nghiêm trọng tới phần còn lại của Trung Quốc, Mông Cổ hay Nga. Việc đóng cửa Đại Liên đã ngăn chặn dịch lan tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong hay nhiều nơi khác ở châu Á. Nhờ vậy, dịch cũng không có cơ hội chạm tới châu Âu, châu Mỹ và khắp thế giới.
 Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ trong dịch hạch ở Mãn Châu, năm 1911. Ảnh: Viện Pasteur.


Giáo sư, nhà sử học William C Summers đến từ Đại học Yale, Mỹ, nhận định dịch được ngăn chặn là nhờ có sự phối hợp hoạt động. "Một sự kết hợp giữa kiến thức đúng đắn, nguồn lực hợp lý và những con người phù hợp như vậy không phải lúc nào cũng được áp dụng khi toàn cầu đối đầu với thách thức về bệnh dịch khác", ông nói.
Biên tập viên Paul French của CNN nhận định những biện pháp được áp dụng hiện nay, như xây bệnh viện cách ly, đeo khẩu trang, giữ thói quan vệ sinh, hạn chế đi lại, tạm dừng các chuyến bay và thiết lập các đội phản ứng riêng, là dựa trên mô hình ứng phó với dịch ở Trung Quốc cách đây 110 năm.
Nhưng so với năm 1911, thế giới giờ đối mặt với sự chia sẽ và phân cực nghiêm trọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hứng chỉ trích, phân biệt chủng tộc bị khắc sâu thêm, các nước lớn đáp trả qua lại và cạnh tranh nguồn lực, kiểm soát tình thế, trong khi các nước nghèo vật lộn tìm cách tự bảo vệ mình.
Các quốc gia đóng vai trò lớn như Mỹ, Trung Quốc, các nước Liên minh châu Âu và Nhật Bản dường như rất ít quan tâm đến việc phối hợp đối phó với khủng hoảng. Triển vọng về một hội nghị quốc tế phi chính trị như ở Thẩm Dương năm 1911, nơi các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đều mong muốn tới tham dự, có vẻ cũng là điều xa vời.
Mặc dù không phải không có những sự chỉ trích, đổ lỗi qua lại, hội nghị ở Thẩm Dương vẫn được xem là một nỗ lực hợp tác quốc tế đáng được ghi nhận.
"Có lẽ đó là điều cần thực hiện vào một thời điểm nào đó sau đại dịch Covid-19: các nhà khoa học thế giới có thể tìm cách gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận về nCoV trong một hội nghị mở", French nói. 
Thanh Tâm (theo CNN )

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ngay sau khi ngủ dậy bạn nên biết


Nếu sau khi ngủ dậy có một trong những dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ sức khỏe của bạn đang có vấn đề, nên đi khám ngay nhé!

Bị ra mồ hôi
Việc cơ thể ra mồ hôi nhiều và xảy ra thường xuyên vào sáng sớm là không ổn chút nào. Đó là lời báo động lượng đường trong máu quá thấp dẫn đến chức năng của nội tạng bị rối loạn.
Hãy chú ý bổ sung các loại vitamin và ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bạn nhé!
Chóng mặt
Nếu bạn bị cảm giác chóng mặt khi vừa mở mắt vào buổi sáng, điều ấy có nghĩa các mạch máu ở đốt sống cổ của bạn đang bị đè nén, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não.
Trong trường hợp này, bạn nên tránh ngồi dậy đột ngột mỗi khi thức giấc. Hãy nằm trên giường thêm nửa phút, ngồi dậy từ từ và ngồi thêm khoảng 1 phút rưỡi.
Sau khi cho chân xuống nền nhà, bạn cũng không nên đứng dậy ngay mà để vậy chừng 1 phút rồi mới đứng dậy. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được cơn hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não.
Quầng thâm ở mắt
Quầng thâm ở mắt sau khi ngủ dậy tưởng là điều rất bình thường nhưng nếu chúng xuất hiện không phải vì bạn thức khuya, mất ngủ thì hãy cẩn thận vì chúng có thể báo hiệu bệnh viêm gan, viêm dạ dày, viêm mũi dị ứng hoặc tình trạng tiêu hóa kém.
tỞ người bình thường, khuôn mặt luôn có một chút sưng nhẹ sau một đêm ngủ dậy và sẽ trở lại bình thường sau khi vận động.
Còn nếu trường hợp khuôn mặt vẫn bị sưng mà không giảm bớt, nhất là ở vùng mí mắt (điều kiện bình thường không có tác động như thức quá khuya, khóc… từ đêm qua) thì bạn có khả năng đang mắc bệnh về thận hoặc tim.
Cứng người
Khi thức dậy, nếu thấy các cơ , khớp trong cơ thể có dấu hiệu cứng đơ, khó hoạt động hay vận động... thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo của bệnh khớp.
Thông thường, trong trường hợp này, bạn sẽ cần một vài phút để khởi động và làm nóng cơ thể để các cơ, khớp dần dần nới rộng, giảm sự căng cứng.
Một số người có tiền sử dị ứng như viêm cơ da, vết ban đỏ, da xơ cứng… cũng có hiện tượng người đơ cứng vào sáng sớm.
Những thói quen tốt cho sức khỏe vào buổi sáng
Tắm vào buổi sáng
Vẫn biết tắm buổi sáng không phải thói quen của người Việt Nam, song thực tế, tắm buổi sáng rất tốt cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo cảm giác sảng khoái, mát mẻ, giúp điều tiết tâm trạng, tinh thần thoải mái chào ngày mới.
Uống nước ấm
Sau một đêm dài, cơ thể diễn ra quá trình bài tiết, trao đổi chất mà không được tiếp nước, sẽ bị mất nước nhiều. Bởi vậy, một cốc nước ấm sẽ rất tốt vào thời điểm này. Nó giúp dạ dày được thanh lọc sau một đêm dài làm việc.
Một bữa sáng đầy năng lượng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khoẻ.
theo Thời báo
(Từ Cảnh chuyển)

Tôi Vẫn Đợi (Thơ Tuệ Sỷ và Các Bài Cẩn Họa )


                                         Tôi Vẫn Đợi
Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng
Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử
Dài con sông trào máu lệ quê cha
Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ
Quên những người xuôi ngược Thái bình dương
Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương
Rồi ngước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng
Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều.
Sài Gòn, 1978
Tuệ Sỹ

Những Bài  Cẩn Họa :
🌻
Bài 1 :Tôi Vẫn Đếm 
Tôi vẫn đếm thời gian nhìn bóng tối
Lối mù sương trắng phủ kín cây rừng
Đời vẫn thế ưu phiền trần gian mãi 
Dòng sinh cuồn cuộn chảy lệ hoài rưng 

Tôi vẫn đếm lá vàng rơi cuốn gió 
Cát bụi cuồng trĩu nặng chuyện ngày xưa 
Ngời ánh sáng anh hùng lưu bút sử 
Sĩ phu tràn chí khí rạng đời cha 

Tôi vẫn đếm từng đàn chim cánh vỗ 
Giữa khung trời mát lộng áng mây vươn
Dầu thác đổ hồn nương về một Chúa 
Ánh trăng thề lấp ló nép vầng dương 

Tôi vẫn đếm từng niềm mơ nóng bỏng 
Gỏ nhịp sầu cuộn kín mắt xanh rêu 
Từng giấc hạ , mưa thu chìm gối mộng 
Ngục tù say nhặt nắng cuộn lơi chiều 
                         Minh Thuý 
                   Tháng 4/28/2020
🌺🌺
Bài 2 :SAO VẪN ĐỨNG 
Sao vẫn đứng thản nhiên xem nước chảy
Mỗi năm buồn đợi lũ phá hoang rừng
Đồng bằng cũng không ngưng cơn lụt mãi
Hãy xoay vần con nước tránh mưa rưng

Sao vẫn đứng trên đồi cao đón gió
Núi buồn phiền thương đá hẹn hò xưa
Ngàn bia vẽ lời hoa ai chép sử
Cho mai ngày con cháu nhớ ông cha

Sao vẫn đứng bâng khuâng nhìn trăng vỡ 
Lớp triều xa dâng sóng gọi đại dương
Đôi bán nguyệt sẽ thêu vàng áo chúa
Sáng lung linh tha thiết chiếu vầng dương

Sao vẫn đứng, hãy nhiệt tình nóng bỏng
Để chung tay xoá sạch những rong rêu
Đang bám chặt quan san, che đại mộng
Trống chiêng khua thắp lửa sáng muôn chiều ...
    Hawthorne 28 - 4 - 2020
          CAO MỴ NHÂN
Lời trích dẫn :
" Trong ta là núi, là rừng 
Là muôn câu hát đã dừng trên môi..." ( Thơ TUỆ SỸ )
 Kính bạch vào thơ hoạ :
🌼🌼🌼
Bài 3 :TÔI VẪN CHỜ
Tôi vẫn chờ đêm dài tan bóng tối
Ánh thái dương rực rỡ khắp núi rừng
Cho chim chóc hót mừng vang mãi mãi...
Để không còn máu lệ chảy rức rưng..

Tôi vẫn chờ những ngày ngưng bớt gió
Chẳng có còn bít lối chốn đi xưa
Để người dân tiếp bước làm trang sử
Nét oai hùng rạng rỡ của ông cha

Tôi vẫn chờ trọn đời nghe nhịp vỗ
Nối vòng tay che lấp khắp trùng dương
Mong giải thoát khỏi kềm gông tể chúa
Đem vinh quang soi sáng tựa vầng dương

Tôi vẫn chờ trong niềm tin cháy bỏng
Một ngày nao rửa sạch hết rong rêu
Dù có phải đi vào cơn ác mộng
Nhưng non sông bừng cuộn khói lam chiều
songquang
🌿🌿🌿🌿🌿
 Bài 4:Tôi Ở Lại
Tôi ở lại giữa ngày xanh hoảng hốt
Sắc xanh rờn điệp điệp lá cây rừng
Trên biên giới tử sinh,lòng ngạt ngột
Đợi yêu thuơng thắp lửa mắt sầu rưng

Tôi ở lại giữa ngày đen ám khói
Màu đen thui xó bếp thuở quê xưa
Muôn khổ hận của một thời chết đói
Vết roi nghèo da thịt nát đời cha

Tôi ở lại quyết xây nền đất mới
Nơi cây rừng khuất cả bóng tà dương
Người trốn thoát những oan khiên tức tưởi
Nương bè lau vượt sóng Thái Bình Dương

Chừ ngó xuống mảnh thân đầy vết bỏng
Thấy đồng bào chết lặng hóa rong rêu
Rồi ngước mắt nhìn phù vân lãng mộng
Chờ bình minh hóa thể nắng hoang chiều…

Lý Đức Quỳnh
Đồng Nai,29/4/2020

Bài 5 : Tôi Thuở Ấy
Tôi thuở ấy, tuổi thanh xuân hụt hẩng
Hòa bình rồi tôi bị bắt lên rừng...
Buồn chất ngất sống lưu đày lẩn thẩn
Nhớ gia đình trong nuối tiếc tơ rưng

Tôi thuở ấy giữa thanh thiên mệt mõi
Đời vô thường tự lực cánh sinh xưa
Bên dòng suối trong veo mà sợ đói
Trời cao xanh thăm thẳm nợ ơn cha

Tôi thuở ấy đã đi kinh tế mới
Khai khẩn đồi nương nắng cháy, tà dương
Thường nhịn đói những tai ương chới với
Có người đi vượt biển Thái Bình Dương

Tôi thuở ấy cuốc cày da cháy bỏng
Nắng trưa hè tối mắt giữa rong rêu
Ve tấu nhạc nhức tai bừng tỉnh mộng
Vô minh mà nghe chớp bể, mưa chiều !
Mai Xuân Thanh
Ngày 29/04/2020


Bài 6 :TRÔNC NGÓNG
Chờ đợi lắm một mùa Xuân thoải mái
Từ non cao xuống đến chốn cây rừng
Trong gió mát trời xanh  chim bay mãi
Để lòng người dễ cảm tấm thân run
Rồi có lúc đêm về từng cơn gió
Nhớ người hùng trong bối cảnh xa xưa
Các liệt sĩ anh thư làm quốc sử
Vang tiếng muôn đời hãnh diện ông cha


Nhớ người thủy thủ trên thuyền nước vỗ
Tìm tự do... sương gió vượt trùng dương
Người kẹt lại sống cùng phường bạo ngược
Tù  ngục cả ngày từ buổi triêu dương
Nhớ thời qua tuổi  ấu thơ nhỏ bé
Nhìn lại đời mình thấy đã rong rêu
Ta nhắm mắt thử  tìm về xứ mộng
Ảo ảnh hiện ra như bóng mát trời chiều....

Paris, 02/05/2020
TRỊNH CƠ  

 Họa 7 :Tôi vẫn muốn...
Tôi vẫn muốn một ngày thong cởi mở
Nắng ấm chan lối trở hướng lá rừng
Vạn cành biếc sẽ chuyển rung nhẹ thở
Đợi tháng năm luôn nhắc nhớ rưng rưng

Tôi vẫn muốn đợi từng từng thu trỗ
Gió phất đùa cũng tựa tiết thời xưa
Như khơi gợi tiền nhân nhìn sử mới...
Dường đưa nguồn ước đợi  của ông, cha

Tôi vẫn muốn đời rộn ca vui vẻ
Trong khung trời tươi khoẻ chốn trần dương
Lòng chẳng khứng lòng bạo quyền ác chúa. 
Xin khẩn cầu rải giọt tủa nhành dương

Tôi vẫn muốn tỏ tường chân nguyện vọng
Ai xoá nhoà những bụi bậm rong rêu?
Để nhân gian tiêu tan sầu ảo mộng
Nắng rọi nhà hưởng ấm sớm trưa chiều.
Đặng Xuân Linh
03-05-2020

   

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...