Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

CUỘC ĐỜI LÀ CÕI TẠM - Hồ Nguyễn

                             
       Người đời gọi thế gian đang sống là cõi tạm. Chắc chắn là như vậy, vì nơi này con người không thể tạm trú mãi, mà đến một lúc nào đó phải nhắm mắt rời bỏ nó để đến một nơi xa xăm mờ mịt mà không ai biết trước được.
       Người Việt Nam chúng ta có quan niệm rằng:"Sống gởi thác về... "
       Chữ "gởi" phải chăng có nghĩa là tạm bợ? Có em bé mới lọt lòng mẹ, chưa kịp khóc tiếng nào đã vội từ bỏ ngay cuộc sống mà chẳng thèm nhìn cuộc đời đẹp xấu như thế nào. Còn người khác, gởi thân này ở trần gian một ngày, năm mười năm, vài chục năm, lâu lắm cũng hơn trăm năm, cuối cùng chỉ một khắc ta sẽ chuyển ngay từ cõi tạm trần gian này sang một cõi khác.
       Ðức Phật đã nói: “Ðời sống mong manh và cái chết là điều chắc chắn”.
       Rõ ràng, trần gian cũng chỉ là một cuộc sống tạm bợ mà thôi. Chả thế mà cụ Nguyễn Công Trứ cảm than rằng:
      “Ôi! Nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao…!”
       Còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì:
      “Ta nay ở trọ trần gian, mai kia về chốn xa xôi cuối nguồn”.
       Trong kinh Bát Dương có ghi: "Sinh hữu hạn, tử bất kỳ".
       Người ta có thể dự đoán thời gian sinh ra; nhưng chết thì ở bất kỳ vào lúc nào. Ta có thể chọn ngày tốt để liệm và chôn người thân khi qua đời nhưng làm sao có thể chọn ngày tốt để chết. Sự vô thường già, bệnh, chết không hẹn trước với ta, nó sẽ đến với ta bất cứ giờ phút nào. Nhà thơ Bùi Giáng đã ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp người:
Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết,
Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi.
       Thế gian là cõi tạm nên khi mới sinh ra con người chỉ hai bàn tay trắng, chẳng có tài sản gì và đến khi nhắm mắt cũng chẳng mang theo thứ gì, trở về nguyên thủy “trắng tay”. Dù vua chúa, Tổng thống hay người lính, người giàu sang phú quý tột đỉnh hay kẻ nghèo hèn không nhà không cửa, vô gia cư... khi qua đời đều giống y như nhau, nghĩa là không thể ôm theo bất cứ của cải vật chất nào cả. Chính vì thế mà trong Tương Ưng Bộ kinh khẳng định:
      “Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hữu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút”.
        Trong Kinh Tẩn liệm của Đạo Cao Đài cho người chết có câu: “Khối vật chất vô hồn viết tử; Đất biến hình tự thử qui căn”. Con người do vật chất tạo ra thì khi chết xác trả lại cho vật chất.
        Như vậy, điều chắc chắn đến một thời khắc nào đó con người sẽ phải rời bỏ cõi tạm này. Đối với người Công giáo, sự chết là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới. Sự chết lúc đó chỉ là bước sang sự sống mới vô cùng tốt đẹp hơn trước. Còn Phật giáo, cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, sự thay đổi từ cuộc sống này đến một cuộc sống khác.
        Biết quy luật muôn đời là sinh tử nhưng vẫn có người mong được phương thuốc trường sinh bất tử để được trụ mãi trên thế gian này, phương thuốc đó không bao giờ có. Đến lúc phải rời xa cõi trần thì cứ nấn ná, níu kéo, sợ hãi chẳng muốn đi.
       Đời là cõi tạm nên của cải là phù du, chào đời hai bàn tay trắng thì khi lìa đời cũng trở lại trắng hai tay, vậy mà sao cứ cố mà tranh giành tài sản, để rồi tình thân bỗng chốc như kẻ thù. Đời là cõi tạm nên quyền lực chỉ là hư danh nhưng vẫn dùng mọi thủ đoạn để tranh nhau? Tại sao thế??
       Đời là cõi tạm, mọi người đâu thể bên nhau mãi mãi nhưng sao con người cứ phải hận thù, ghét bỏ lẫn nhau làm gì. Ngay trong cửa Đạo, nơi cần phải có đạo đức, sao vẫn còn thấy tràn ngập vu khống, chửi bới, hạ nhục nhau mới lạ kỳ, khó hiểu.
       Dù trần gian là cõi tạm, hàng ngày phải đối diện nhiều rủi ro, phiền não nhưng ta cứ phải sống. Biết rằng cuộc sống là hữu hạn nhưng cuộc sống thật quý báu ngần nào nên ta tin yêu cuộc sống để niềm vui luôn đến bên ta, đến với mọi người. Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp và sống sao cho tươi đẹp hơn. Và:
      “Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy; Ta có thêm ngày nữa để yêu thương!”.
Ngạn ngữ Á Rập có câu:
      "Khi tôi sinh ra trong cuộc đời này bằng ba tiếng khóc để chào đời, thì mọi người chung quanh tôi đều cười để đón mừng tôi ra đời. Rồi suốt trong khoảng thời gian ấy, có thể là ba mươi năm, năm mươi năm, hay trăm năm, tôi phải làm một cái gì đó cho cuộc đời, để rồi một ngày nào đó tôi phải nhắm mắt, tắt hơi, buông xuôi hai tay ở trạng thái mỉm cười, thả hồn mình về nơi chín suối, để mọi người chung quanh tôi đều khóc".
        Vâng! Hãy sống như thế trong thế gian gọi là cõi tạm này.
    Có một bài hát thật hay CÁT BỤI CUỘC ĐỜI của tác giả Hà Sơn thâm thúy như sau:
      “Này bạn thân ơi! Số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian.
       Dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó, mai xa kiếp con người về với cát bụi mờ thì cũng đều đôi tay trắng.
       Đời là phù du ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau?
       Hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có, không ganh ghét hận thù chẳng gian dối lọc lừa vì kiếp người sẽ vội qua.
      Người ơi! Hãy nhớ ta là cát bụi sẽ về cát bụi thì xin đừng toan tính thiệt hơn.
Đời như thoáng mơ được mất ta đâu ngờ hỏi ai có bao giờ không trở về cát bụi đâu?
      Cuộc đời là bao hãy mến thương nhau với bằng tất cả con tim.
       Để rồi một mai khi ta lìa xa nhân thế không lo lắng u buồn, chẳng nuối tiếc muộn phiền chuyện thế sự nơi trần ai. (Tác giả: HÀ SƠN)
                       THƠ VỀ:
                                      ĐỜI LÀ CÁT BỤI PHÙ DU
                                          Trn gian cõi tm sng bao năm,
                                          Thân quý yêu thương chng kiếm tm.
                                           Thù hn ghét ganh chi mt trí,
                                           Đau thương kh cc nhc thêm tâm.
                                           Quyn cao chc trng xuôi tay mt,
                                           Vàng bc nhà xe chết chng cm.
                                           Cát bi xác trn hun cát bi,
                                           Linh hn thăng đa mãi muôn năm.
                                                                       HỒ NGUYỄN (24-01-19)
       Khi biết đời là cát bụi phù du thì khi còn sống ta nên tạo âm đức, tạo phước phần thiện cảm với bạn đồng hành trên đường đời, các đồng môn đồng hiệp trong cửa Đạo để khi xuôi tay, ta còn có thể mang theo ân phước về thế giới bên kia, cho tâm hồn thanh thãn, nhẹ nhàng và cũng để lại tấm gương đạo đức đáng kính quý cho kẻ đến sau ta.
       Bởi vậy phải “Làm người nhơn nghĩa giữ tròn,
                              Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa”. (Kinh Sám Hối – Cao Đài)
       Mong thấy vậy lắm thay!
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm bố cục lại_________________________________

2 nhận xét:

  1. They say it's much better than
    reality,so "slow grinds the mill
    of the God, but it grinds fine"

    Trả lờiXóa
  2. Sống trên đời mà không quan tâm đến mọi người thì khi chết đi cũng chẳng ai thèm nhìn ngó

    Trả lờiXóa

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...