Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Hành tinh Titanic: Tin quan trọng về đại dịch nCoV: Vấn đề tái nhiễm bệnh hay do thiếu kháng thể?


Nam Hàn vừa thông báo có 91 bệnh nhân sau khi khỏi nCoV (xét nghiệm âm tính) thì bị tái nhiễm trở lại (xét nghiệm dương tính). Họ dự báo con số này sẽ tăng trong thời gian sắp tới, và cho rằng virus đã “tái hoạt động lại” (reactivated) trong cơ thể bệnh nhân.
Họ đang diễn giải tính huống sai lầm, vì: Đó không phải là hiện tượng “virus tái hoạt động”, nhưng là tái nhiễm do có ít hoặc không có kháng thể sau khi khỏi bệnh (recovered).
Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết, sự thật khủng khiếp hơn về kháng thể của những người được xem là “khỏi bệnh”. Xem: Coronavirus: low antibody levels raise questions about reinfection risk — Neutralizing antibody responses to SARS-CoV-2 in a COVID-19 recovered patient cohort and their implications
Đây là một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia y tế thuộc Đại học Fudan. Họ tiến hành phân tích mẫu máu từ 175 bệnh nhân đã xuất viện khỏi Trung tâm Sức khỏe Lâm sàng Cộng đồng ở Thượng Hải (Shanghai Public Health Clinical Centre), và thấy rằng gần 1/3 trong số này có lượng kháng thể trong máu rất thấp.
Xét nghiệm ELISA cho thấy có những bệnh nhân có lượng kháng thể tiêu diệt virus (neutralizing antibodies – NAbs) rất thấp: chuẩn tier ID50 (50% infective dose) trong huyết tương (plasma) < 40.
Khoảng 30% số bệnh nhân thất bại trong việc phát triển kháng thể sau khi nhiễm bệnh và hồi phục.
Nhóm bệnh nhân từ 60-85 tuổi có lượng kháng thể trung bình trong máu gấp 3 lần nhóm 15-39 tuổi.
Số bệnh nhân được xét nghiệm không hề có sử dụng liệu pháp truyền huyết tương có kháng thể cao của những người khỏi bệnh khác.
Điều đó có nghĩa là gì?
– Lý thuyết “miễn dịch bầy đàn” (herd immunity) của phương Tây và Mỹ là hết sức rủi ro và nguy hiểm. Miễn dịch cộng đồng chỉ đạt hiệu quả khi có từ 80% đến 90% số dân cư trong cộng đồng có khả năng miễn dịch. Sự an toàn cũng chỉ xuất hiện khi những đối tượng dễ bị rủi ro nhất được cách li khỏi những người mang mầm bệnh (người già vs. người trẻ). Đằng này có thể có đến 30% người không có kháng thể, và người trẻ lại không có đủ kháng thể bằng người già sau khi hồi phục và được cứu sống.
– Như tôi đã phân tích từ khá lâu, việc tái nhiễm nCoV sẽ đưa đến yếu tố tử vong bất ngờ (đột tử do các cơn bão cytokine mà hệ miễn dịch hay virus tấn công vào màng tim) rất cao.
– Nếu chính hệ miễn dịch của cơ thể còn không phát triển được các kháng thể trong một phần dân số nào đó, thì việc phát triển vaccine dành cho bệnh dịch này là một chuyện rất khó khăn. Chắc chắn ngành dược và y tế sẽ phải phân tích và làm rõ vấn đề này khi tiến hành chế tạo vaccine và tiêm trên diện rộng.
– Điều đó cho thấy khả năng nCoV sẽ phát triển thành một loại bệnh lây lan và kinh niên như cúm mùa, viêm gan B hoặc đột ngột biến mất như SARS (năm 2003) chẳng hạn.
Như vậy, đã có các bằng chứng cho thấy, coronavirus nguy hiểm hơn nhận thức của con người, với khả năng tiềm ẩn, lây chép qua loài vật, đột biến với nhiều biến chủng, tái nhiễm, và không có kháng thể sau khi khỏi bệnh.
Loài người hãy cẩn thận nếu chúng ta không có vaccine trước mùa thu năm nay ở Bắc Bán Cầu.

1 nhận xét:

  1. như vậy kể cả những người khỏi bệnh rồi cũng phải hết sức cẩn trọng vì trong cơ thể không có kháng thể và rất dễ bị lại

    Trả lờiXóa

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...