Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

FM975 Melbourne Cộng Hòa Tiệp: Nga Phản Đối Tiệp Việc Viết Lại Lịch Sử Thời Sô Viết

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 20/04/2020
    Nga sô cho mở một hồ sơ điều tra hình sự sau khi chính quyền Tiệp đập bỏ bức tượng một tướng quân đội Sô viết bất chấp sự phản đối của họ, việc này đã làm cho mối bang giao hai nước căng thẳng trong mấy ngày qua.
Tượng Thống soái Ivan Konev, tư lệnh hồng quân Nga trong thời kỳ thế chiến Thứ hai, đuổi quân đoàn Đức quốc xã ra khỏi Tiệp Khắc lúc đó, hiện phần lớn người dân Tiệp xem là biểu tượng của chế độ cộng sản hơn mấy thập niên qua nhưng với Nga sô thì tướng này là một người anh hùng chiến tranh, việc tháo bỏ tượng của ông ta được Nga xem là một sự thách thức ngoại giao và cho đó là một mưu toan nguy hiểm nhằm viết lại lịch sử. Tượng Konev, người đóng vai trò lảnh đạo trong chiến dịch đập nát sự nỗi dậy của dân Hung Gia Lợi năm 1956 và dựng lên bức tường Bá Linh năm 1961, đã bị gở xuống hôm 3 tháng 4 theo lệnh của hội đồng thành phố Prague để mang vào một viện bảo tàng. Bộ trưởng quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã nêu vấn đề này với bộ trưởng quốc phòng Tiệp, Lubomir Metnar, yêu cầu bức tượng gởi trả về Mạc Tư Khoa, Nga sẳn lòng chi trả số tiền vận chuyển, bất cứ giá nào, trong một bản văn của bộ quốc phòng Nga, phổ biến hôm thứ năm nói rằng, họ nghĩ là sẽ nhận được tin từ Tiệp về địa điểm và giờ giấc tiến hành việc giao trả này.
Bộ ngoại giao Tiệp nói rằng, việc này tùy vào quyết định của hội đồng thành phố Prague, có giao lại cho Nga hay không. Ngày thứ sáu, ủy ban điều tra của Nga, phụ trách việc điều tra này cho biết họ đã cho mở hồ sơ hình sự về những ai đã phá hư biểu tượng vinh quang của quân đội họ. Nhưng chính quyền Tiệp cho việcnày là hành vi trắng trợn xen vào nội bộ của Tiệp, bức tượng sẽ được đối xử theo đúng tinh thần của nó sau khi bị tháo gở chuyển đi, nếu Nga vẫn tiếp tục đưa ra những bản văn đối kháng và hành động trong tinh thần đó, coi như là dấu hiệu họ không còn muốn có lợi ích hổ tương giao hửu giữa hai nước. Nga không có quyền hạn tư pháp gì ở trên đất cộng hòa Tiệp.
Bức tượng của Konev, trong bao năm qua đã là một đề tài tranh cãi nhiều trong tinh thần bảo thủ của người dân Tiệp, nó đã bị phá phách lập đi lập lại nhiều lần và việc dùng tấm bạt ni-lông che phủ kín khi di chuyển bức tượng đi của hội đồng thành phố Prague cũng đã gây ra nhiều sự giận dữ giữa những người dân Tiệp thân Nga. Tổng thống Nga, Vladimir Putin, lên án việc phủ nhận các cố gắng trong cuộc chiến và sự tổn thất nhân mạng của Nga và nói rằng Nga phải bảo vệ họ từ những hành động mà theo ông ta là muốn tìm cách viết lại lịch sử.
Nga bị cáo buộc là can thiệp vào nội bộ của cộng hòa Tiệp sau khi tòa đại sứ Nga tìm cách ngăn chận sự thay đổi chi tiết về bức tượng của thời đại liên bang Sô viết xa xưa. Giới chức ngoại giao Nga nói các nghị viên thành phố Prague đang đưa ra những lời văn giải thích sai lầm vai trò của thống soái Nga, Konev, người đã hai lần được tuyên dương anh hùng liên bang Sô viết bởi Stalin và được chôn tại điện Cẫm Linh. Giới chức ngoại giao Nga tạm thành công, đình trệ sự thay đổi này sau khi gởi thỉnh nguyện thư lên thị trưởng thành phố Prague, có sự tiếp tay của bộ trưởng ngoại giao và văn hóa cũng như có sự hậu thuẩn của một số các quốc gia thuộc thời Sô viết và gần đây nhất dựa vào điều khoản của thỏa hiệp 1985 về việc bảo tồn các kiến trúc lịch sử ở Âu châu.
Hiện sự tranh chấp đã trở nên một điểm mốc lịch sử khác tại cộng hòa Tiệp, một khi viên chức địa phương tìm cách đưa ra bản văn thay đổi câu chuyện bức tượng vào ngày 21 tháng 8, kỷ niệm lần thứ 50 ngày quân Sô viết xâm lăng Tiệp Khắc cũng là một nước cộng sản lúc bấy giờ, đập tan cuộc nổi dậy mùa xuân Prague, tấm bảng đồng mới khắc bằng tiếng Anh, Tiệp và Nga ghi rằng, tướng Konev là người lập kế hoạch cuộc xâm lăng. Bức tượng tướng Konev dựng lên trong quận Bubenec thuộc thành phố Prague, do một người nắn tượng địa phương làm năm 1980, năm Tiệp Khắc còn là đồng minh thân cận của Nga sô, đã bị phá phách hư hại nhiều lần kể từ khi chế độ cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ bởi cuộc cách mạng Nhung năm 1989, trước khi có đề nghị tháo bỏ bức tượng, người ta chú ý nhiều tới một lập luận trong dân chúng, cho rằng, tướng Konev đã cứu Tiệp Khắck hỏi sụp đổ tan tành bởi quân chiếm đóng, Đức quốc xã, trong tháng 5 năm 1945 khi Hồng quân Liên sô giải phóng gần hết đất nước này.
Những người chỉ trích câu văn trên tấm bảng đồng, đã bị gở đi nhiều tuần lễ trước, cho là, các câu văn này đề cao vai trò của tướng Nga, Konev mà bỏ sót cái cốt lỏi những hành động của ông ta, bao gồm việc chỉ huy việc đè bẹp cuộc nổi dậy Hung Gia Lợi 1956 và giám sát việc xây dựng bức tường Bá Linh bên cạnh chiến dịch tình báo hoạt động cho cuộc xâm lăng năm 1968. Ondrej Kolar, thị trưởng hội đồng thành phố 6 của Prague nơi có tòa đại sứ Nga và chỗ đặt bức tượng nói rằng, lời văn bảng đồng cũ trước thật sự là các điều láo khoét, khi quân Sô viết vào Tiệp Khắc ngày 9 tháng 5 năm 1945, chỉ có một trung đoàn quân SS Đức quốc xã và đang đóng bên ngoài thành phố Prague, quân Wehrmachth của Đức đầu hàng lực lượng nổi dậy Tiệp và đã rời thành phố một ngày trước đó. Trên căn bản, thành phố Prague đã tự do nhưng đó là những gì mà bộ máy tuyên truyền của Nga không muốn nhắc tới, người Tiệp không phủ nhận vai trò của hồng quân Sô viết hay nói là Nga không đau khổ, họ đau khổ nhiều lắm nhưng ở đâu chứ không phải ở Prague.
Trong bản khắc mới của tấm bảng đồng có phần ngợi khen tướng Konev torng việc chỉ huy lực lượng hồng quân Nga, những người đã giải phóng vùng bắc, vùng trung và dông Bohemia và cũng thêm, họ là những người vào thành phố Prague ngày 9 tháng 5 năm 1945 nhưng Konev có dính líu tới các vụ biến động ở Hung Gia Lợi và Bá Linh, năm 1968 chính cá nhân Konev đã hậu thuẩn cho chiến dịch tình báo hoạt động trước ngày xâm lăng Tiệp Khắc của đoàn quân thuộc nhóm thỏa ước Warsaw. Bản văn mới này đã được “viện Lịch sử quân đội” của quân đội Tiệp và học “viện Khoa học” cùng các sử gia địa phương bối thự, Petr Blazek, một sử gia của “viện Nghiên cứu các chế độ toàn trị” Tiệp cho biết, đó là những chữ đúng hoàn toàn, vai trò của tướng Nga, Konev năm 1945 được biết tới nhiều nhưng của năm 1968 và 1956 thì cũng không kém phải nhắc tới.
 

 Tòa đại sứ Nga giận dữ bác bỏ điều này, cho là sự cáo buộc của Tiệp về sự kiện năm 1968 là một sự cáo buộc vô căn cứ và bản khắc mới đã cố tình sửa đổi sự thật về bức tượng. Theo lời của Nikolay Bryakin, phát ngôn nhân của tòa đại sứ Nga, thì, sự thay đổi sai lầm về sự quan trọng của bức tượng lưu giữ ký ức tưởng nhớ những người anh hùng của Nga trong công cuộc chống bọn Đức quốc xã, sẽ gây nên một tiền lệ nguy hiểm. Kolaf, thành viên của đảng thân Âu châu “Top 09” ở Tiệp cho biết ông đã nhận nhiều cú gọi đe dọa nặc danh về việc này, đây là chiến thuật “dọa nạt” của Nga sô và là một phần của tổng thống Nga, Putin, muốn tạo áp lực ảnh hưởng vào chính trường Tiệp như là một quốc gia chư hầu của mạng lưới Sô viết cũ hay một thuộc địa của họ.
Nhưng vị thế của Nga trong lúc này được sự ủng hộ của đảng cộng sản Tiệp (KSCM), một đảng đã dự phần liên minh vào việc tiếp tục giữ chính phủ thiểu số hiện tại của Tiệp cầm quyền.

Josef Skala, một cựu phó chủ tịch đảng KSCM lên tiếng cho rằng, việc thay đổi nội dung bản khắc mới là một “trò chơi dơ bẩn” và nói thêm, “người ta sẽ hài lòng không, khi có một bản văn trên bức tượng của thủ tướng Anh, Winston Churchill, nội dung mạt sát vai trò của ông ta với cái chết của hàng triệu người vô tội?”.
Cho tới lúc này chính quyền Tiệp không đưa ra bất cứ một lời bình luận thêm nào về việc tháo gở bức tượng.
Thuyên Huy
Thứ Hai 20.04.20 
Xem CCTG ngày 13/4/2020 :Số Phận Của Người Tỵ Nạn Vô Thừa Nhận Ở Calais Và Dunkirk Trước Cơn Dịch Wuhan

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...