1220 CUỘC XÂM LĂNG CỦA ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ:
Chúng ta bắt đầu với năm 1220, tuy không được biết đến như một đại dịch, nhưng bởi một thảm họa thậm chí còn tàn khốc hơn vào thời điểm đó: cuộc xâm lược của người Mông Cổ.
Người Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đốt và san bằng Bukhara (ngày 16 tháng 2), Otrar (ngày 17 tháng 3), Samarkand (tháng 3) và Harat.
Cuộc xâm lược của người Mông Cổ ở châu Âu vào thế kỷ 13 đã gây ra sự hủy diệt của những người gốc Slav và các thành phố lớn, như Kiev và Vladimir. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ cũng ảnh hưởng đến trung tâm châu Âu, bao gồm cả Bohemia-Moravia, Ba Lan (Trận Legnica, 1241), Moldova, Wallachia, Transylvania, Hungary (Trận Mohi, 1241) và Bulgaria.
Ít nhất 20 đến 40% dân số của các quốc gia mà người Mông Cổ xâm lăng, bị tàn sát hoặc chét vì dịch bệnh.
1320 BỆNH DỊCH HẠCH ĐEN.
Bệnh dịch hạch, hay còn gọi là bệnh dịch hạch đen, được cho là xuất hiện lần đầu tiên ở người ở Mông Cổ vào khoảng năm 1320. Triệu chứng của nó là đau đầu, sốt và ớn lạnh. Lưỡi của bệnh nhân thường xuất hiện màu trắng trước khi bị viêm hạch nghiêm trọng. Cuối cùng, những đốm đen và tím xuất hiện trên da của những người bị bệnh; Cái chết có thể xảy ra trong một tuần.
1520 DỊCH ĐẬU MÙA:
Căn bệnh này có ý nghĩa quyết định đối với chiến thắng của Tây Ban Nha trước người Tenochtitlan. Nó đã láy đi cuộc sống của khoảng 2 đến 3,5 triệu người bản địa, các nhà sử học nói. Nhiều người Aztec đã bị khuất phục trước bệnh đậu mùa do người châu Âu mang đến, chẳng hạn như Tlatoani Cuitláhuac, người đã chiến thắng Hernán Cortés.
1620 BỆNH LẠ:
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1620, những người định cư Plymouth đã đến Mayflower ở Hoa Kỳ. Đại đa số hành khách được cho là đã chết vì một căn bệnh lạ và đã lây lan ngay cả cho những cư dân ở bờ biển phía đông Bắc Mỹ
1720 DỊCH HẠCH:
Grand San Antonio, một con tàu từ phía đông Địa Trung Hải đã đến Marseille vào ngày 25 tháng 5 năm 1720, là nguồn gốc của dịch bệnh này. Thật vậy, hàng hóa của nó bao gồm lụa mịn và kiện bông đã bị ô nhiễm bởi trực khuẩn Yersin, đã gây nên bệnh dịch hạch. Sau một loạt các sơ suất nghiêm trọng và mặc dù các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, bệnh dịch hạch lan rộng khắp thành phố. Trung tâm của Marseille và các quận cũ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh này lây lan nhanh chóng, giết chết khoảng 30.000 đến 40.000 người, trong tổng số 90.000 người dân ở đây.
1820 DỊCH TẢ :
Năm 1820, căn bệnh này bùng phát ở Java và Borneo. Nó đến Trung Quốc vào năm 1821, sau đó lan sang phía tây Ceylon và sau đó đến Ba Tư, Ả Rập, Syria và Nam Kỳ cùng năm. Các lãnh thổ rộng lớn của Đế quốc Nga đã bị ô nhiễm bởi dịch bệnh và hàng chục ngàn người đã chết.
1920 DỊCH VIÊM PHỔI hay DỊCH CÚM TÂY BAN NHA:
Cúm Tây Ban Nha xảy ra cách đây đúng 100 năm, khi mọi người đang vật lộn với vi-rút cúm biến đổi gen, khiến nó nguy hiểm hơn nhiều so với vi-rút thông thường. Virus này đã lây nhiễm 500 triệu người và giết chết hơn 100 triệu người trên toàn thế giới, đại dịch này là vụ chết người lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
2020 DỊCH CÚM TÀU hay CORONAVIRUS:
Đang tàn phá mạnh trên toàn thế giới. Nó có hình thức giống như hội chứng hô hấp Trung Đông, được biết đến với tên gọi là coronavirus, một chủng được xác định lần đầu tiên ở Ả Rập Saudi vào năm 2012, người dùng mạng xã hội đã liên kết dịch bệnh có thể này với các sự cố khác vào năm thứ 20 của mỗi thế kỷ.
Mặc dù dịch bệnh, đại dịch hay bệnh hàng loạt phát sinh trong lịch sử loài người đã thay đổi qua nhiều năm, nhưng những năm có số chót là 20 có lặp lại bởi sự trùng hợp nào đó chăng?
Một dịch bệnh cứ sau 100 năm?
(Nguyễn Thế Thăng phỏng dịch)
* Une coincidence ou un avertissement de Dieu les années se terminant par 20 ?
(Hoa Huỳnh chuyển)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Đây là sự trùng lặp đến kỳ lạ; dịch bệnh thảm khốc đều xảy ra vào những năm có số đuôi là 20
Trả lờiXóa