Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Đồng hành cùng Timor Leste

Một xe gắn máy đang chạy dọc theo bờ biển lúc mặt trời lặn tại Dili, Đông Timor, ngày 13 tháng 4 năm 2007. (Paula Bronstein/Getty Images)
Một xe gắn máy đang chạy dọc theo bờ biển lúc mặt trời lặn tại Dili, Đông Timor, ngày 13 tháng 4 năm 2007. (Paula Bronstein/Getty Images)

Phải mất nhiều chuyến đi trước khi tôi bắt đầu hiểu được quy mô của nỗi kinh hoàng. Đó là năm 2009 và tôi đang làm việc tại huyện Ainaro ở Timor Leste, không xa Ramelau – đỉnh cao nhất của Timor.
Trung tâm vùng quê Ainaro được xây dựng trên khối cuội kết khổng lồ “hình dẻ quạt”, gốc gác của nó có thể là một tường dốc bao đầu khổng lồ của rặng Ramelau. Tôi đã bị thuyết phục rằng khối nham tụ là kết quả của một vụ lở đất thực sự lớn – có thể “cắt phăng” một đỉnh núi cao hơn cả Ramelau. Cùng với một trong những sinh viên của tôi từ Melbourne và một nhà địa chất Timor trẻ, Johnny, chúng tôi đã lập bản đồ địa chất lớp trầm tích vụ sạt lở.
Chúng tôi biết theo các điều kiện địa chất lớp trầm tích có thể chưa lâu lắm vì đảo Timor chỉ mới nổi lên từ biển một vài triệu năm trước đây. Việc biết được khi nào và tại sao vụ lở đất hình thành sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguy cơ ở những địa điểm khác ở Timor. Cậu sinh viên của tôi có nguồn gốc Timor, với nhiều mối liên kết gia đình ở Ainaro, đã thực hiện các nghiên cứu thực địa chuyên biệt hơn ai hết.
Chúng tôi đang lái xe cách phía nam Ainaro hàng cây số, đến một vỉa than lộ thiên mà tôi đã ghé qua trong một chuyến đi trước đây. Vỉa than trồi lên từ một vách đá ngoạn mục cao khoảng 40 mét cắt xuyên xuống khối nham thạch, đỉnh vách đá chỉ cách con đường vài mét. Tôi đã hy vọng vách đá lộ thiên lưu giữ những manh mối về niên đại của lớp trầm tích đặc biệt này.
Trên đường đi khi tôi giải thích mục đích của chúng tôi, Johnny đáp: “Chúng ta nhất định đang đi đến Jakarta dois” (nghĩa là “Jakarta thứ hai”).
Quá bối rối, tôi hỏi một cách ngây thơ, “Tại sao lại là Jakarta dois?”
Johnny trả lời không với chút dấu hiệu buộc tội nào, “Khi anh đi đến Jakarta anh không quay trở lại.”
Và với điều đó, trí tưởng tượng của tôi nhói đau với những hình ảnh nhấp nháy mơ hồ đáng sợ của những gì có thể đã xảy ra dưới sự chiếm đóng của Indonesia ở vách đá đó? Để đối phó với cảm giác khó chịu ngày càng tăng, tôi thay đổi hành trình và tìm kiếm các vỉa khác để làm công việc của chúng tôi.
Và khi chúng tôi làm như vậy, tôi bắt đầu quan sát cảnh quan với một cái nhìn hoàn toàn mới. Bây giờ, khi tôi kiểm tra cẩn thận những dốc núi, những tàn tích mờ nhạt của các ruộng lúa bậc thang, hiện giờ phần lớn bị cuốn trôi, tôi đã hét to, “Tại sao anh lại không báo trước cho tôi?”
Quang cảnh khắp nơi hiện ra in đậm dấu vết tối tăm như minh chứng cho sự suy giảm dân số nông thôn tàn bạo đã xảy ra dưới sự chiếm đóng của Indonesia vào cuối năm 1970 và đầu những năm 1980. Một số báo cáo cho rằng khi đó khoảng 180.000 người Timor đã bị chết trong nạn đói xảy ra sau đó.
Những cánh đồng bị bỏ hoang chỉ là một minh chứng cho quy mô của một cuộc diệt chủng cướp đi mạng sống của một phần năm dân số, đã được một người Úc, Ben Kiernan, mô tả. Kiernan tường trình rằng những người đến thăm quan Ainaro hồi cuối năm 1975 thấy thị trấn hoàn toàn không có người Timor.
Và tôi tự hỏi, “Tại sao tôi mất quá nhiều thời gian mới nhận ra dấu ấn sâu sắc của bi kịch nhân đạo đã in hằn trên cảnh quan này?”
Thật không dễ chịu tí nào khi nhận ra tôi không đơn độc với cảm nhận này. Gough Whitlam đã lưu diễn ở Timor vào năm 1982 khi nạn diệt chủng đã qua. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của ABC năm 1999, Whitlam đã nêu rõ, “Những gì tôi nói năm 75, những gì tôi nói năm 82 là hoàn toàn đúng đắn. Tôi đã đi vòng quanh Đông Timor năm 82 và không có gì nguy hiểm cả.” Với chú giải quá đủ liên quan đến ghi chép ảm đạm của Whitlam về Đông Timor, điều đó không cần phải lặp lại ở đây.
Vấn đề là lời giải cho câu hỏi của tôi khá đơn giản. Chúng ta thường chỉ nhìn đến những gì chúng ta tìm kiếm, và với hầu hết những người như chúng ta, không có gì hoàn toàn mù quáng như sự tự thoả mãn. Với tôi là sự tập trung mạnh mẽ vào môn địa chất, mạnh mẽ đến mức nó bít kín một sự kiện nhân đạo bi thảm. Về Whitlam, tôi chỉ có thể đoán, là biện minh cho ghi chép của mình.
Có lẽ một lần nữa tôi để lộ sự ngây thơ của mình, nhưng tôi thú nhận đó là một cảm giác ngày càng khó chịu, thậm chí xấu hổ, đã thúc đẩy tôi viết những dòng này.
Sự khó chịu của tôi là mặc dù tự hào về nỗ lực cứu trợ của đất nước chúng ta, và đặc biệt là những hành động đúng lúc của chúng ta trong các thời điểm khủng hoảng – như sau trận động đất ở Banda-Aceh và một lần ở Timor khi nỗi kinh hoàng do lực lượng dân quân gây ra trở nên rõ ràng, hậu quả của việc bỏ phiếu đòi độc lập vào năm 1999. Tôi coi công việc của tôi ở Timor chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi vào nỗ lực đó [1].
Không, cảm giác bất an của tôi là do cách thức chính phủ chúng ta tiếp tục ngăn cản người Timor tiếp quản đường biên trên biển của họ. Rằng chúng ta từ chối tham gia cùng các giao thức quốc tế chính thức xác định đường biên lẽ ra nên ở đâu, là một cái gì đó tôi cho là vô lương.
Rằng lập trường của chính phủ chúng ta buộc tội các quan chính phủ Timor nghe lén để lợi dụng địa vị vô lương tâm của họ thật đáng phẫn nộ, điều mà tôi nghĩ làm mỗi người dân Australia phải xấu hổ. Liệu có ngạc nhiên không khi ngài bộ trưởng chịu trách nhiệm, Alexander Downer, sau đó đã tư vấn cho công ty dầu khí Woodside, một công ty chả mấy quan tâm đến vị trí của đường biên?
Chính phủ Úc đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho lập trường của mình về đường biên giới biển. Tuyên bố lãnh hải của chúng ta phải được mở rộng đến một cạnh giả định của thềm lục địa nằm gần vết đứt gãy Timor, vượt xa ngoài đường trung tuyến.
Vết đứt gãy Timor là một một bí ẩn địa chất. Có một cuộc tranh luận về việc liệu nó có tạo nên một ranh giới của mảng kiến tạo. Có lẽ là thế, tại một thời điểm ngắn ngủi vài triệu năm trước đây, nhưng ngày nay vết nứt gãy không có hoạt động địa chấn – một dấu hiệu chắc chắn hiện giờ không có ranh giới mảng nào. Ngày nay nước Úc lại một lần nữa đồng hành một cách hiệu quả với Timor như một phần của mảng Ấn-Úc.
Những người Đông Timor tổ chức một cuộc mít tinh về biên giới trên biển giữa Đông Timor và Úc, ở thủ đô Dili, vào ngày 22 tháng 3, năm 2016. (Valentino Dariel Sousa / AFP / Getty Images)
Những người Đông Timor tổ chức một cuộc mít tinh về biên giới trên biển giữa Đông Timor và Úc, ở thủ đô Dili, vào ngày 22 tháng 3, năm 2016. (Valentino Dariel Sousa / AFP / Getty Images)

Điều nguy hiểm là Timor chủ yếu được kiến tạo bằng những tảng đá rất giống nhau nằm bên dưới đáy biển trên thềm phía tây bắc của Australia. Hầu hết các giải thích coi Timor như là một phần của thềm lục địa, mặc dù đã bị phá vỡ và nằm xen kẽ với chuỗi đảo núi lửa Indonesia trong một áp lực khủng khiếp đẩy hòn đảo nhô lên từ biển một vài triệu năm trước đây.
Tôi biết chi tiết kỹ thuật, nhưng nếu nó được kiến tạo bởi cùng một mảng, có thể sẽ không có “đường kết nối mảng” lục địa nào giữa Timor và Úc [2].
Trường hợp địa chất như vậy tiêu biểu cho sự đa dạng ranh giới của chuẩn mực quốc tế được quy định bởi Luật biển rất không ổn định trong điều kiện tốt nhất. Cái “nhưng mà” ở đây là trường hợp đánh mất đạo đức. Lý do duy nhất để chúng ta tranh chấp về vị trí của ranh giới là kinh tế. Vị trí của nó xác định những quyền truy cập nguồn tài nguyên địa chất phong phú dưới lòng biển Timor.
Vậy hãy đừng vòng vo nữa. Hãy chỉ đích danh quan điểm của nước Úc – một “sự tham lam – nhớp nhúa.”
Và trong việc chúng ta chiếm đoạt biển Timor, chẳng phải là chúng ta bộc lộ sự tham lam mâu thuẫn với thành tích hào phóng của chúng ta trong những thời điểm cần thiết.
Và với thời cơ kiếm được chỉ một vài đô la-dầu mỏ, chẳng phải là chúng ta làm cạn kiệt một nguồn tài nguyên vô hình giá trị hơn – tôn trọng các láng giềng của chúng ta.
Chính phủ Timor Leste lại một lần nữa kêu gọi Liên Hiệp Quốc giải quyết tranh chấp biên giới trên biển. Phản ứng ban đầu của chính phủ Úc cho thấy rất ít hy vọng chúng ta chuẩn bị để bắt đầu quá trình loại bỏ các vết nhơ tự thương “tham lam –nhớp nhúa” của chúng ta.
Trong khi đó, những bóng ma của “Jakarta dois” hét vào mặt tôi “chắc chắn bạn có thể làm tốt hơn, chắc chắn đã đến lúc bạn đồng hành cùng Timor Leste.”
Tái bút
Đối với những người quan tâm đến những chi tiết nghiệt ngã của “Jakarta dois”, bài tường thuật về chuyến thăm của Max Stahl đến vùng đất đó năm 1999 được đăng ở đây. Nó làm cho việc đọc không dễ chịu và xác nhận nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của tôi. Max Stahl đóng vai trò then chốt trong việc ghi lại những hành động tàn bạo ở Timor Leste, bao gồm cả việc quay phim về vụ thảm sát Santa Cruz năm 1991.
Ghi chú:
[1] Công việc của tôi ở Timor là một phần việc cộng tác đang tiến hành với các cơ quan địa chất Timor Leste để lập bản đồ địa chất của Timor và ghi lại và sắp xếp những hiểm hoạ tự nhiên để đem lại hiểu biết cơ bản về di sản địa chất của Timor. Bằng cách hình thành các nhóm các nhà địa chất Timor làm việc với các sinh viên sau đại học Úc, do các đồng nghiệp của tôi giám sát, chúng tôi cũng giúp phát triển kỹ năng về kỹ thuật. Nhưng có rât nhiều những bài học hai chiều và tôi đã luôn nghĩ rằng những bài học lớn nhất là bài học cuộc sống được chuyển qua cho các học sinh của tôi từ các đồng nghiệp ở Timor như Johnny. Sau vài tháng ở vùng nông thôn Timor tôi đã nhận thức nhiều hơn về các học sinh của tôi, tôi trở lại Melbourne với một cảm giác rộng mở hơn về họ, một nhận thức tốt hơn về các ưu đãi đặc biệt họ có được khi là công dân Úc, và cam kết là những công dân tốt đối với thế giới. Không được liên kết một cách chính thức, chương trình đầy tham vọng của tôi đang rất phù hợp với kế hoạch Colombo mới của Chính phủ Úc, những nguyên tắc mà tôi rất tán thành.
[2] “Trực giác” địa chất của tôi là những cạnh thềm lục địa cổ của Úc bị chôn vùi dưới đường đứt gãy lớn chồng chất ở Timor được tạo ra khi hòn đảo nổi lên từ đáy biển nhiều triệu năm trước đây. Trong kịch bản này, vết nứt gãy Timor được chống đỡ bởi thềm lục địa Úc, và phương pháp đo độ sâu khẳng định việc giải thich cho sự uốn khúc của thềm ục địa Úc để chống đỡ sức nặng của đường đứt gãy Timor.

Mike Sandiford là giáo sư địa chất tại Đại học Melbourne, Úc. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lễ Tạ Ơn 2024 Tại Hoa Kỳ vào ngày 28/11

  Mời Xem :  1./  Tản Mạn Về Ngày Lễ Tạ Ơn - Thanks Giving Ceremony 2./  LỊCH SỬ NGÀY LỄ TẠ ƠN BÀI THƠ TẠ ƠN.  -   CAO MỴ NHÂN    Tạ ơn trời...