Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu với mức 1,1 độ C so với kỷ nguyên tiền công nghiệp có thể khiến 2017 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.
Đợt cháy rừng lớn được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu. Ảnh: Futurism.
|
Khí hậu thế giới liên tục ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục trong vòng ba
năm qua. Nhiều dự đoán cho rằng năm nay sẽ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới
về nhiệt độ cao, theo Futurism.
Đi kèm với biến đổi khí hậu là sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn
cầu. Các thiên tai buộc con người nghiêm túc hơn trong việc đối phó với
biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ cao được cho là nguyên nhân gây ra
trận cháy rừng lan khắp Alberta, Canada, làm nước này thiệt hại 3,58 tỷ
USD.
Những đợt sóng nhiệt lớn ở Bắc Cực cũng làm nước biển dâng cao, tàn phá
đời sống hoang dã nơi đây. Khí hậu biến đổi dẫn tới thay đổi về môi
trường và nhiệt độ, gây ra hiện tượng trắng hóa rạn san hô. Trên thực
tế, các nhà khoa học đã liệt nhiều rạn san hô vào "giai đoạn cuối", với
nhiều phần không còn khả năng phục hồi.
Người dân Haiti vẫn đang trực tiếp trải qua những hậu quả chết người của biến đổi khí hậu.
Bão Matthew tàn phá khắp nước này, tới nay các hậu quả vẫn chưa thể
khắc phục hoàn toàn. Nhiệt độ tăng liên tục như hiện nay sẽ có tác động
rất nhanh chóng.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ trung bình thế giới
năm ngoái đã tăng lên 1,1 độ C so với kỷ nguyên tiền công nghiệp. Con số
này có thể khiến nhiều người cho rằng đó không phải vấn đề lớn. Nhưng
mức tăng nhỏ như vậy cũng đủ sức gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên
toàn thế giới.
Điều thiết yếu hiện nay là sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay
thế cho nhiên liệu hóa thạch. Thông qua giáo dục và nghiên cứu, con
người có thể đổi mới, tiếp tục tạo ra nhiều phương pháp cung cấp năng
lượng cho đời sống mà không đặt Trái Đất vào tình trạng nguy hiểm.
Hòa Việt
quá nóng
Trả lờiXóa