Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

FM974 Syria: Nước Mắt, Những Tấm Hình Và Đứa Bé Chết Trên Tay



   Radio FM974

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 24/04/2017

     
    Trong đời làm người nhiếp ảnh viên báo chí, họ đã có không biết bao nhiêu lần xúc động tột cùng khó quên, khi đưa ống kính chụp những cảnh tình trước mắt, không những chỉ riêng họ mà cả thế giới cũng bùi ngùi rơi lệ khi nhìn các tấm hình thương cảm đó.

    Như bức hình chụp cái xác chết cứng trôi giạt vào bờ biển Thỗ Nhĩ Kỳ, mặt úp xuống cát của thằng bé tên Alan Kurdi năm 2015, trong những ngày có các chuyến vượt biển trốn chiến tranh từ vùng Trung đông, hay chuyện xãy ra năm rồi, một tấm hình khác, hình chụp thằng bé trai độ ba bốn tuổi, Omran Daqneesh, đầu mặt dính đầy bụi pha máu bầm, ngồi trên cái ghế xếp của chiếc xe cứu thương, sau khi nhà em bị quân chính quyền Syria ném bom san bằng ở thành phố Aleppo, Syria.

    Lại thêm một lần nữa, vào cuối tuần qua, khi bom của ai đó làm nổ tung đoàn xe buýt, chở người dân di tản khỏi các ngôi làng bị quân chính quyền Syira vây hảm, làm cho 126 người chết, trong số đó gần 70 là trẻ em. Đây cuộc di tản được hai phe chính quyền Syria và quân chống đối ký kết đồng ý, trong tổng số người chết, 109 người được xe chở đi từ làng Al – Fu’ah và Kafraya, là nơi theo phe chính quyền, số còn lại là nhân viên cứu trợ và số lính chống chính quyền đi theo giữ trật tự cho đoàn, bên cạnh số người chết, cũng có 55 người bị thương ở Rashidin, một thị trấn bên ngoài thành phố Aleppo. Đồng thời một đoàn xe khác, chở người dân di tản từ hai ngôi làng nằm trong sự kiểm soát của quân chống đối ở phía tây nam Syria, theo sự thỏa thuận có tên gọi là “sự thỏa thuận bốn thành phố” để đưa tới địa điểm tạm trú, là vùng mà chính quyền Syria còn giữ ở thành phố Aleppo.

    Các đoạn phim trình chiếu trên màn ảnh của đài truyền hình chính quyền Syria, cho thấy các xe buýt đậu cứng một hàng dài bên đường, người dân di tản kéo nhau bỏ xuống xe, đi tới đi lui, tìm kiếm thân nhân dọc theo những xác người nằm chết hai bên và trên ven bờ đồng cỏ. Tin từ hảng thông tấn xã Syria tường thuật, đoàn xe còn lại sau đó tiếp tục chuyến đi, và chiếc xe đầu đã đến Aleppo vào lúc xế chiều ngày thứ bảy, chở người di tản tập trung vào trại tạm trú Jebrin, để được cung cấp thực phẩm và thuốc men. Hiện chưa có nhóm quân nào trong các phe chống chính quyền Syria lên tiếng nhận là do mình làm. Theo lời ông Rami Rahman, giám đốc tổ chức “quan sát nhân quyền Syria”, nói trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình, một người mang bom cảm tử đã mang bom đến cho nổ tại trạm xăng trên đường mà đoàn xe ngừng lại. Ông không tin chuyện này do chính quyền Syria làm nên, vì họ đã giết chết không biết bao nhiêu người hàng ngày rồi, bằng đủ mọi cách thì xem ra họ không cần phải giết thêm chi nữa.

    Những chuyến di tản đã có như nói trên, cho phép dân chúng được rời khỏi các làng xã đang có giao tranh hay bị cô lập trong tuần này, là do một phần kết quả của sự thỏa thuận giữa nhóm người hồi giáo Shia và Sunni, do chính quyền Syria và các nhóm quân chống đối, đang đánh nhau trong cuộc chiến, kéo dài sáu năm qua. Cũng trong sự thỏa thuận này, số quân chống đối và dân chúng tại hai thị trấn phía tây nam Syria Madaya và Zabadani cũng được di tản, Madaya và Zabadani là hai thị trấn, vốn nằm trong sự kiểm soát của quân chống đối từ mấy năm rồi nhưng trong mấy lúc gần đây, đang bị vòng vây của quân chính quyền càng ngày cành xiết chặt, khó lòng có lối thoát. Nhóm quân chống đối Ahrar al – Sham, đăng tin trên một trang mạng điện tử cho biết, họ đã có một số người lính chết trong vụ đặt bom, những người lính này đang có mặt tại đoạn đường, nơi xảy ra vụ nổ bom là để bảo đảm cho việc di tản an toàn và tốt đẹp, họ đang tiến hành cuộc điều tra xem ai là người chịu trách nhiệm gây ra.

    Tin sơ khởi cho biết, vụ bom nổ xảy ra do từ một chiếc xe hàng, chở đầy thực phẩm cho trẻ em, hay là giả dạng như vậy, tiến đến gần hai đoàn xe buýt di tản người, đang tạm ngừng lại ở hai địa điểm bên ngoài thành phố Aleppo, trước khi chạy tới những vùng do lực lượng quân lính theo chính quyền Syria kiểm soát. Hai đoàn xe này chở tổng cộng trên dưới bảy ngàn người, bao gồm trẻ con và quân chống đối cùng gia đình họ từ Al Fu’ah, Kafriya, Madaya và Zabadani, thỏa thuận di tản này được hai quốc gia Ba Tư và Qatar, đứng làm trung gian bảo trợ.

    Nhiếp ảnh viên và cũng là người tranh đấu cho nhân quyền, Abd Alkader Habak, đang trên chuyến đi săn hình cuộc di tản, khi đến nơi, trước cảnh tượng quá hãi hùng, đã vội vã lăn mình vào lửa bụi, chạy ngược chạy xuôi, ra sức cứu những người bị thương nằm la liệt trên đường. Đối với Habak, cảnh tượng quá kinh khiếp, nhất là nhìn thấy trẻ con, oằn oại đau đớn khóc la và đang giẫy chết trước mặt mình, Habak quyết định cùng với một số bạn đồng nghiệp, quăng máy chụp hình qua một bên, bắt đầu lo cấp cứu cho những ai bị thương còn sống sót. Đứa bé đầu tiên anh chạy đến, xem xét nó ra sao, bất hạnh thay, nó đã chết bên chiếc xe buýt bể toang còn bốc lửa.

    Habak chạy đến một đứa khác, ai đó la lên, bảo anh tránh chỗ đó đi, vì đứa bé này cũng đã chết rồi, nhưng không, nó còn thoi thóp thở, Habak bồng lên tay, chạy tới một khoảng xa, tạm an toàn, máy quay phim của anh vẫn để quay, ghi lại đủ những giờ phút kinh hoàng, hổn loạn này. Đứa bé mà anh Habak ôm, nắm chặt tay anh và mắt còn mở nhìn lên anh, tấm hình này, được một người bạn đồng nghiệp khác, Muhammad Alrageb chụp lại cho thấy cảnh Habak ùa chạy tới một chiếc xe cứu thương, đứa bé và máy chụp hình còn trên tay, Algareb, như anh Habak cũng xông vào giúp một số người bị thương rồi chạy đi, cố quay cho được một số hình ảnh quanh đó, anh bảo anh muốn quay lại tất cả những gì đã xảy ra, để làm bằng chứng, cho tội trạng của kẻ nào đã gây ra thảm nạn, anh cảm thấy hảnh diện là trong hoàn cảnh này, đã có vài người phóng viên trẻ cũng hăng hái quên mình nhập vào toán người cấp cứu.

    Habak cho biết, anh để đứa bé bị thương, chắc chừng 6 hay 7 tuổi lại cho nhân viên xe cứu thương rồi chạy đi phụ giúp người khác, anh không biết là đứa bé có còn sống hay không, không lâu sau, Habak lại chạy ngang qua một đứa bé khác đang nằm trên lề đường loang lở đất, nó cũng đã nằm chết ở đó lâu rồi, cuối cùng, không chịu đựng nổi sự xúc động đè nén trong người, Habak, rã rời quỵ gục xuống. Một tấm hình khác cũng do người bạn đồng nghiệp chụp, cho thấy, Habak quỳ xuống đất, khóc sướt mướt bên cạnh cái xác của đứa bé, người chụp tấm hình của Habak, nghẹn ngào “anh đã cố vượt qua những cảm xúc đau đớn trong tim, những gì mà anh và bạn anh chứng kiến là những điều không ai có thể tưởng tượng ra nổi”.

    Những tấm hình để đời mà họ chụp được, mãi mãi  là những vật chứng hùng hồn cho thấy cái tàn bạo, cái tang thương mà chiến tranh đã gây ra, mà người xem nó, nếu còn chút tình thương của một con người bình thường, sẽ không cầm được nước mắt.



Thuyên Huy

Mon 24.04.2017









   

   

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...