“Cao
tuổi” ngày nay rất khó phân biệt ranh giới. Ngày xưa trên 50 đã gọi là
“cụ” thế mới có câu “ngũ thập tri thiên mệnh”. Ngày nay, 60 tuổi được
cho là còn trẻ. Mức độ già cỗi thay đổi theo mỗi cá nhân tùy theo
điều kiện sống, môi trường, và yếu tố di truyền,
có thể nói “cao tuổi” hay không là tùy theo mỗi người. Chúng ta được
dạy phải ăn nhiều rau cải, nhiều trái cây, giữ cân bằng trong tất cả các
loại thực phẩm và nhất là không quên uống nước. Tuy nhiên, đối với
người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần phải thay
đổi. Người cao tuổi có khi cần nhiều thành phần thức ăn hơn, thí dụ như
chất vôi calcium, và cần ít số lượng calo hơn. Sự thay đổi tùy theo mỗi
cá nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Một cách tổng quát, người cao tuổi nên:
-
Ăn
nhiều trái cây, tương đương khoảng 2, hay 3 nắm tay trái cây đủ loại mỗi ngày. Ăn khoảng 2 hay 3 nắm tay rau tươi mỗi ngày.
-
Tiêu
thụ khoảng 1,200 mg calcium mỗi ngày. Nguồn calcium nên là từ sữa tươi
hay nước cốt xương. Nghiên cứu mới cho biết uống thuốc bổ xương không có
lợi mà có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.
-
Ăn
tối thiểu là 1 gram protein cho mỗi kilo sức nặng. Nguồn protein từ
sữa, thịt cá, trứng gà, các loại đậu… Trung bình một con cá thu nhỏ bằng
cổ tay đã có đủ 80 gram protein, hay một lát thịt bằng ½ bàn tay có đủ
40 gram protein.
Ở đây cũng cần nêu lên
một số quan niệm nhầm lẫn về ăn uống:
1.
Người trên 60 tuổi không cần nhiều chất bổ –
SAI
- Sự thật là nhu cầu calo khi lớn tuổi không nhiều so với thanh niên, nhưng ngược lại, người lớn tuổi cần nhiều chất bổ hơn vì khả năng hấp thụ từ đồ ăn kém đi, thí dụ như vitamin D và vitamin B12. Người lớn tuổi nên uống thuốc đa sinh tố multivitamin nhưng không nên uống những loại vitamin với nồng độ cao, có thể lại là độc cho cơ thể.
2.
Người lớn tuổi không lo sợ béo phì –SAI
- Trên cân hay béo phì là vấn nạn cho dân Mỹ, kể cả người Việt ở Mỹ. Đừng lầm tưởng là người Việt mình nhỏ con, không thấy béo. Thật ra có tình trạng gọi là “ốm mà béo” (skinny fat), có nghĩa là nhỏ con, nhẹ cân nhưng tỉ lệ mỡ so với thịt bắp rất cao, nhất là kích thước vòng bụng. Ai cũng biết, bị trên cân, càng ít hoạt động, càng dễ bị bệnh tật kinh niên như bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Bởi vậy người cao tuổi lại càng nên bớt ngồi yên một chỗ.
3.
Người cao tuổi không cần ăn nhiều và nên nhịn đói –
SAI
- Tôi vẫn thường khuyên thỉnh thoảng nên nhịn đói. Tuy nhiên, người cao tuổi nên cẩn thận. Người già có thể biếng ăn vì ăn không thấy ngon miệng, nhưng không nên viện cớ này mà bỏ bữa. Càng thường xuyên bỏ ăn càng làm cho người cao tuổi thành thói quen biếng ăn, và ăn không đủ dinh dưỡng. Cho dù không ăn được nhiều cũng nên ráng ăn chút đỉnh cho mỗi bữa ăn.
4.
Người cao tuổi không cần uống nước nhiều, khi nào khát mới uống –
SAI
- Cảm nhận khát nước của người cao tuổi thường ít bén nhạy, vì thế khi biết khát thì có thể đã cạn khô. Khát nước còn gây ra bới các loại thuốc men đang uống, và trái thận đã suy. Vì thế, nên uống nước thường xuyên, nước trà, nước lạnh, ít ít suốt ngày.
5.
Người già không cần ăn nhiều, uống thuốc bổ là đủ –
SAI
- Thuốc bổ không thể thay thế cho đồ ăn. Uống thuốc bổ nhiều chỉ là thuốc độc, có hại cho lá gan, trái thận, gây ra táo bón hay đi tiêu chảy bất thường. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, chỉ có thức ăn thật mới cung cấp đủ chất bổ dinh dưỡng cho cơ thể.
6.
Cho dù đang có bệnh như cao huyết áp, hay tiểu đường cũng không nên kiêng cữ. Theo ý tôi, nếu đã trên
70 tuổi thì càng không nên kiêng cữ một cách thái quá.
Điều cuối cùng là người già không
nên ăn một mình. Ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay
con cháu. Ngược lại con cháu cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống
trong cô đơn buồn tẻ. Khi ăn một mình, các cụ sẽ kém vui, và kém ăn đi,
không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn làm cho
miếng ăn thêm cay đắng.
Một số bệnh nhân của tôi ở độ tuổi 30, đã bắt đầu xưng “con” với tôi.
Hóa ra mình đã già rồi ư? Tôi than thở và được nhắc nhở: “Bộ bác sĩ
không nghĩ là bác sĩ đã già rồi sao?” Có lẽ tôi đang viết những lời
khuyên cho chính mình?
BS
Hồ Ngọc Minh
thức ăn rất quan trọng
Trả lờiXóa