Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Nghiên cứu khoa học chấn động: Chết chưa phải là hết



Rất nhiều người tin rằng chết là xong, nhưng kết quả nghiên cứu của TS Parnia sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm. Mặc dù tim đã ngưng, mắt đã nhắm… nhưng “sự sống” chưa dừng lại.
Công trình nghiên cứu của TS. BS. Sam Parnia thuộc Đại học Southampton (Anh) đã cho thấy rằng mọi chuyện không dừng lại sau khi sự sống ngừng lại trên cơ thể, đồng thời cũng phát hiện bằng chứng về trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác”.
Trước đó, các nhà khoa học tin rằng não bộ ngừng tất cả các hoạt động 30 giây sau khi tim ngừng bơm máu cho cơ thể, nhận thức cũng dừng tại cùng thời điểm và bắt đầu tính là “đã chết”. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã khẳng định rằng con người vẫn còn khả năng nhận thức khoảng 3 phút sau khi chết, và một số trường hợp có thể đảo ngược – người này sẽ sống lại.
TS. Sam Parnia cho biết: “Trái với nhận thức, cái chết không phải là một thời điểm cụ thể mà là một quá trình có thể đảo ngược, xảy ra sau khi bất cứ căn bệnh nặng hay tai nạn nào khiến tim, phổi và não ngừng hoạt động”.
Nếu nỗ lực đảo ngược quá trình này thành công, nó được gọi là hiện tượng “ngừng tim”. Nếu thất bại, nó trở thành “cái chết”” – tiến sĩ Parnia giải thích.
 (TS.Sam Parnia,ảnh từ khoahoc.tv)

TS Parnia cùng đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 2 000 bệnh nhân thuộc 15 bệnh viện ở Anh, Mỹ, Áo, những được cứu sống lại sau khi tim ngừng đập.
Có đến 40% số bệnh nhân đã “cảm thấy có một số nhận thức nào đó”, nhưng không nhớ rõ từng sự kiện. 1/5 cho hay đã có một cảm giác khác thường và gần 1/3 cho biết thời gian trôi chậm lại hoặc tăng tốc. Một số người cho biết nhìn thấy ánh sáng flash vàng hay ánh sáng mặt trời. Có người lại cảm giác sợ hãi, chết đuối hoặc bị kéo qua vùng nước sâu.
Và thú vị hơn là “có 13% nói rằng họ đã cảm thấy bị tách ra khỏi thân thể”.


Trong giới khoa học gọi hiện tượng này là “trải nghiệm cận tử”.
Theo tiến sĩ Parnia, nhiều người đã trải qua thử nghiệm cận tử, nhưng khi phục hồi, họ mất đi những ký ức này, giống như nằm mơ, có người nhớ, có người quên. Rất có thể là do tổn thương não hoặc do các loại thuốc an thần tác động, gây ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ.
Cũng trong nghiên cứu này, khoảng gần một nửa cho biết thứ họ thấy không phải là quá khứ mà là hàng loạt các hồi ức, kể cả cảm giác sợ hãi và khổ sở. Có 2% có trải nghiệm hồn lìa khỏi xác hoàn toàn.
Có 2% có trải nghiệm hồn lìa khỏi xác hoàn toàn.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất là trường hợp của người đàn ông 57 tuổi, xác nhận về trải nghiệm thoát xác. Sau khi tim ngừng đập người đàn ông này có thể nhớ chính xác đến kỳ lạ về những gì xảy ra xung quanh sau khi “chết tạm“.

 
Kết quả nghiên cứu khiến một số người liên tưởng đến cảnh tượng trong bộ phim nổi tiếng Ghost -Oan hồn (1990) với diễn viên Demi Moore (Ảnh: Internet)
Khám phá này rất có ý nghĩa rất đối với khoa học, bởi từ trước tới nay thường cho rằng, các trải nghiệm liên quan tới cái chết có thể là ảo giác hoặc ảo tưởng diễn ra trước khi tim ngừng đập hoặc sau khi trái tim hoạt động trở lại chứ không phải là những trải nghiệm diễn ra sau khi tim ngừng đập.
Trong trường hợp này, sự tỉnh táo và nhận thức có thể xảy ra trong vòng 3 phút sau khi mất nhịp tim. “Đây là một nghịch lý, vì não thường không còn hoạt động trong vòng 20-30 giây sau khi tim ngừng đập và không thể hồi phục cho đến khi tim hoạt động trở lại”, tiến sĩ Parnia cho hay.
Nhiều nhà nghiên cứu khác đã khẳng định hiện tượng “hồn rời khỏi xác” là có tồn tại, tuy nhiên vấn đề là giác quan tai, mắt bình thường của người ta không nhìn thấy, không nghe thấy vì chúng đều chỉ có thể hoạt động trong một giới hạn nhất định.
Thông thường con mắt có thể thấy các bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 390-750 nm. Còn tai chúng ta chỉ nghe được tần số từ 15Hz tới 20KHz. Như vậy những chuyện xảy ra ngoài khoảng đó thì cơ bản là chúng ra có “nhìn cũng không thấy, nghe cũng không được”, và tất nhiên không thể nói là không tồn tại.

Vậy tại sao những người “từ cõi chết trở về” lại mô tả được chính xác những gì đã xảy ra xung quanh như cảnh bác sĩ thảo luận cùng nhau, cảnh cấp cứu, người nhà xúc động kêu khóc…? Có thể là vì thân thể họ có cấu trúc khác nhau, tinh vi hơn khiến người ta “nhẹ nhàng phiêu đãng”, lại nhìn thấy được chúng ta và đọc được suy nghĩ của con người…
Có rất nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử nhưng công trình của TS Parnia được cho là có quy mô lớn nhất. Đây là lĩnh vực thu hút sự chú ý của không ít người, bởi lẽ hầu hết đều muốn biết là chuyện gì có thể xảy ra sau khi cơ thể chết. Và nếu hiện tượng chết chỉ giống như người ta thay một chiếc áo như những gì đã mô tả trong một số kinh sách tu luyện thuộc của Phật gia hay Đạo gia, thì việc người ta sẽ “sống” như thế nào sau khi thoát khỏi cái thân xác này?
 
Mình Thành tổng hợp

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...