Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

CHUYỆN VỀ TRÁI TRÀM - Bùi Tho ( GS.NLS.TN)

       Dù là xứ núi, nhưng ngày ấy bọn trẻ chúng tôi đứa nào có một trái tràm, coi là được một vật quí. Có được do một người nào đó lặn lội trong rừng sâu nhặt đem về, hoặc khi  bới đào trong những đống cát của công trình xây dựng may mắn bắt gặp , dáng dấp tưạ hạt me to bằng nắm tay của tuổi chúng tôi thời đó, vỏ cứng màu nâu bóng,  gọi là trái là quả nhưng kỳ thực nó là hạt, nói chung ai được một trái như thế thì lấy làm tự hào lắm , vì  vừa hiếm hoi lại không rỏ cái trái nó to cỡ nào mà có cái hạt to đẹp như thế, ngày ấy thường cất kỷ trong túi hoặc trong cặp, thi thoảng lấy ra thảy như một hòn chàm nhảy lóc cóc trên nền gạch, thường chơi nhất là cà hạt
mạnh trên vải dày rồi áp  vào má để thấy cảm giác nóng., còn quá quắc hơn lấy hạt cà lâu trên gạch rồi bất ngờ để vào da thịt bạn mình làm cho người ta phải nhảy nhổm, la hét vì nóng như bị phỏng lửa. Với người lớn thì trái này dùng để chận giấy và coi như là một sản phẩm lạ của rừng rú mà thôi.
Rồi thời tuổi nhỏ cũng trôi qua, như viên chàm đá, như con dế, như đồng xu, trái tràm cũng vào trong quên lãng. Cuộc sống bắt đầu khác, làng mạc lên phố thị ,cái học  cái làm đã dẫn dắt con người theo cuộc sống như một cuộc lữ hành.
Bây giờ, bỗng thấy cảnh trí quanh mình sao nhỏ lại, ngày xưa gọi dòng sông bây giờ là dòng suối, ngày xưa gọi là núi bây giờ chỉ là ngọn đồi, ngày xưa là nơi hoang vu thần bí, bây giờ sao trống trả và cái hạt tràm đó, rồi cũng lãng quên.
 Rồi bỗng một lần dạo quanh vùng bán lan rừng do một số bà con dân tộc bày  ở vệ đường, bắt gặp  mấy hạt này, vội mua như sợ mất., người bán cũng ngơ ngác khi bị hỏi mua, cái này có giá trị gì không ? quí không ? bán giá bao nhiêu ? vì thằng bé đi tìm lan trong rừng thây hay hay lượm về chơi, mình thấy là lạ đem chưng cho bắt mắt, thế mà có người hỏi mua – Trả bao nhiêu cũng được! rỏ ràng nó là vô giá. Chính tôi cũng nghĩ như thế, nên không ngại ngùng làm chủ ba hạt cây rừng là lạ to lớn này, nó xuất xứ từ vùng rừng Cát Tiên ,Đạ Tẻ vốn là nơi vườn Quốc Gia.

Từ ngày tuổi nhỏ cho đến bây giờ,cầm hạt trên tay nhưng chưa thấy cái quả ra sao? Cái cây thế nào. Nghĩ rằng chắc chẳng bao giờ có được vì rừng đã quá xa, thêm vào đó tuổi tác không còn cho phép mình được thỏa lòng lùng xục vào nơi rừng sâu,núi thẳm nữa .
Nào ngờ, trong một lần tìm thăm người bạn, một vùng không xa trung tâm thành phố thấy một tàng cây rậm rịt, ẩn hiện vài quả như trái đậu to, hỏi đường tìm đường đến gốc thì ngay chính ông bạn mình cản trở, cho biết rằng cây đa này có từ thởi  lập làng  hơn 60 năm rồi, không được ai động đến vì là chốn linh thiêng, anh ta cho biết là dưới gốc cây có hai cái mộ sau này gốc cây phát triển  bộ rể đã ôm hai cái mộ, nên dân làng kiêng kỵ đến gần, để cho tôi nhớ đến lần đại hội Sinh vật cảnh Thành phố Bảo Lộc tôi có trình bày tham luận  về nhưng cây cổ thụ nằm trong khu dân cư, ông Hội trưởng SVC tỉnh Lâm Đồng đã cho biết đây là điều mà Sinh Vật Cảnh cần làm, sau đó có đưa vào chương trình hoạt động gồm việc thống kê, gìn giữ số cây trong tỉnh .
Tôi bảo với anh bạn “ tôi quí cây cối, tôi sẽ làm cố gắng làm công việc tôn tạo bảo vệ cây này”. Khi đến nơi, tôi sững sờ vì thấy những hạt to bằng nắm tay, màu nâu  lóe sáng phản chiếu ánh mặt trời. Đúng là nó hạt trái tràm.
Trở lại trái tràm, tra cứu trong sách  Cây Cỏ Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ và truy cập trên mạng, thì nó có tên chính là Bàm Bàm, thuộc họ đậu,tên khoa học Entada pursaetha  dây leo to thân gỗ, lá kép hai lần, chót sống chính  của lá có vòi chẻ hai, mang 2 cặp thứ diệp, thứ diệp mang 3-4 cặp lá hình xoan to 3x 3,5 cm, gié hoa dài đến 25 cm hoa nhỏ nhiều, mỗi gié đậu  2-5 quả . Quả hình đậu dài có khi đên 2 mét rộng 8- 10 cm, ngoại bì là lớp nạc dày chuyển màu từ xanh non đến xậm già, khi chin tự nứt theo rảnh hạt,rồi rụng trơ nội bì quả dày cứng, hiện rỏ từng khung hộp chứa hạt, phải mất thời gian dài  khung hộp mới rơi rụng, đến khi khung mục thì mới trơ hạt ra,  như vậy việc nẩy mầm đối với hạt khá khó khăn cho nên loại này đang bị xếp vào hàng hiếm, tuyệt chủng, lại là cây thường mọc bên bờ sông suối hạt rơi rụng bị trôi theo dòng nước cũng là lý do làm cho cây ngày càng hiếm.
Hạt tròn dẹp to chuẫn là hình tròn kính cỡ 4 – 5 cm dày 1-2 cm, nhưng không đồng đều,  bì cứng mầu nâu đen. Những hạt ta thấy được thường vỏ đã khô cứng, bên trong hạt phôi nhũ cũng teo  khô, vì hạt to lớn như thế khi thả vào nước sẽ nổi,có nghĩa là hạt rổng, không còn khả năng nẩy mầm được. Hạt nhờ vỏ cứng, nâu bóng có thể dùng trong mỹ nghệ chạm khắc chữ, viết thư pháp, hoặc đeo làm trang sức….Tại gốc cây mẹ, tôi  cố gắng tìm một cây con, nhưng không có, dù rằng theo lời người ta đồn đại cây đã có trên 60 năm, như vậy việc nẩy mầm tự nhiên cũa cây giống như cây Phượng vàng là vô cùng khó khăn.
Qua các lời truyền miệng về thuốc của dân gian và ngay cả các trang mạng giới thiệu về thuốc có đề cập đến loại cây này có nhiều tính dược từ cây, lá, đến hạt và cả rể..
Còn với tôi, cây là dạng dây leo vững mạnh, lá dẹp và đặc biệt là những quả hình trái đậu to lón,  lại mang nhiều dược tính, trước sự khó khăn nẩy mầm, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng. Tôi đã cố gắng ương được một số cây, nghĩ rằng trong mai hậu ở các khu rừng sưu tập, quốc gia lâm viên, các khu sinh thái  sẽ dùng đến, chí it là giới thiệu một tác phẩm độc đáo của thiên nhiên  như là một “kỳ hoa dị thảo”
BÙI THO

Xem thêm : Về cây trồng ở Nội ô Tòa Thánh

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...