1. Nách – Giảm đau ngực, bảo vệ tim
Nách là khu vực có chứa các mạch máu, hạch bạch huyết và hệ thống dây thần kinh phong phú nhất của cơ thể. Nó cũng là khu vực có tác dụng bảo vệ sức khỏe một cách thần kỳ.

Nằm ngửa trên giường, 4 ngón tay trái khép lại (ngoại trừ ngón cái) đưa vào trong nách bên phải, day thuận chiều kim đồng hồ và nghịch chiều kim đồng hồ, mỗi 20 vòng thì đổi chiều, tổng cộng 200 vòng, sau đó đổi tay lấy tay phải xoa nách trái tương tự như xoa bên phải.
Rốn thường được các nhà dưỡng sinh học mệnh danh là “pháo đài” bảo vệ sức khỏe. Huyệt vị ở rốn là huyệt Thần Khuyết, nó liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gân cốt của cơ thể. Các bác sĩ y học cổ truyền thường dùng thuốc đắp vào rốn để điều trị các loại bệnh như đau thắt cơ tim, tiêu hóa kém.
Mỗi tối trước khi ngủ, nằm ngửa, hai chân chống lên. Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm. Đầu tiên úp tay phải ấn nhẹ vào rốn, tay trái đặt trên tay phải. Sau đó nhẹ nhàng ấn theo chiều kim đồng hồ 20 – 30 lần. Cuối cùng đổi tay trái xuống dưới, rồi lại nhẹ nhàng ấn ngược chiều kim đồng hồ 20 – 30 lần.
3. Lòng bàn chân – “Trái tim thứ hai”
Lòng bàn chân của con người có hơn bảy mươi loại huyệt vị, sáu đường kinh lạc đều bắt đầu và kết thúc ở chân.
Các nhà khoa học còn cho rằng, lòng bàn chân có hàng ngàn hàng vạn đầu mút dây thần kinh liên hệ mật thiết với não bộ, tim và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, ví đây như là “Trái tim thứ hai” của con người.
Thường xuyên gập ngón chân, đi bộ, dẫm lên đá cuội để massage chân, ngâm chân bằng nước nóng… đều có thể thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, giúp máu lưu thông đi những nơi cách xa tim và khắp toàn thân. Ngoài ra còn có công dụng giúp cân bằng âm dương, phòng và chữa trị bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
4. Lồng ngực – “Trường đào tạo miễn dịch”
Các nhà khoa học phát hiện rằng, tuyến ức nằm trong lồng ngực là một trong những cơ quan quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch của cơ thể. Tuyến ức có chức năng làm biến đổi tế bào miễn dịch lympho T từ dạng tế bào non thành tế bào trưởng thành và có chức năng miễn dịch.
5. Cột sống – Trụ cột của cơ thể
Cột sống là một khu vực được các nhà dưỡng sinh học rất quan tâm. Nó chính là nơi có hai đường kinh của Đốc Mạch chạy ngang qua. Kinh lạc ở hai bên cột sống có mối liên quan mật thiết với lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Ngoài việc chống đỡ cho toàn cơ thể, liên kết với xương sườn, xương chậu để bảo vệ toàn bộ các tạng.
Thường xuyên massage kích thích ở cột sống có thể giúp lưu thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, thông mạch máu và tốt cho các cơ quan trong toàn cơ thể. Có nhiều cách để làm việc này như massage, tẩm quất lưng, đập lưng vào tường…
Theo secretchina
Kiên Định biên dịch
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép
(daikynguyen.com)
bài rất hữu ích
Trả lờiXóa