Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Chuyên gia khuyến cáo: Cứ 20 người thì 18 người dùng đũa sai cách, có thể gây ung thư





Trần Quỳnh

Chuyên gia khuyến cáo: Cứ 20 người thì 18 người dùng đũa sai cách, có thể gây ung thư

Được sử dụng phổ biến trong mọi gia đình Châu Á, trong đó có Việt Nam nhưng ít ai biết rằng vật dụng quen thuộc này lại có nguy cơ trở thành "ổ bệnh" gây ung thư.








Đũa là vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người châu Á. Dùng đũa cũng được ví như một truyền thống, một nét đẹp văn hóa tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, việc sử dụng một đôi đũa trong nhiều năm là thực trạng thường thấy của nhiều gia đình. Gần đây, các chuyên gia Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, đũa gỗ sau một thời gian dài sử dụng sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn và có nguy cơ gây ung thư ở mức cao.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, các gia đình không nên dùng đũa cũ quá nửa năm, đồng thời cần chú ý quan sát bề mặt đũa khi sử dụng. Nếu phát hiện thấy một số dấu hiệu khác thường, người nội trợ nên thay đũa mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Chuyên gia khuyến cáo: Cứ 20 người thì 18 người dùng đũa sai cách, có thể gây ung thư  - Ảnh 1.
Phía sau những đôi đũa gỗ "không rõ hạn sử dụng"
Khi mua đũa dùng, có một điều dễ dàng nhận thấy là nhiều đôi đũa không có nhãn hiệu, càng không được đóng bao bì hoặc ghi hạn sử dụng.
Trên thực tế, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng với những loại đũa được làm từ các chất liệu gỗ khác nhau, bạn không nên sử dụng liên tục quá nửa năm.
Theo báo cáo khảo sát, trải qua 3-6 tháng sử dụng, màu sắc của đũa gỗ sẽ thay đổi, trở nên đậm hơn hoặc nhạt hơn.
Vượt quá "hạn sử dụng" kể trên, đũa sẽ trở thành nơi sản sinh các loại vi khuẩn nấm mốc có thể gây ra tiêu chảy, nhiễm trùng, nôn mửa, thậm chí lâu ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư.
Để kéo dài thời gian sử dụng các loại đũa bằng chất liệu gỗ, các cơ sở sản xuất thường sơn lên bề mặt đũa một lớp sơn sống (sơn ăn được) để vi khuẩn không dễ bám vào.
Nhưng khi thời gian sử dụng quá dài thì lớp sơn bị bong ra hoặc hư hỏng và vi khuẩn lại có không gian để trú ngụ.
Hơn nữa, nhiều gia đình thường có thói quen không để đũa khô sau khi rửa mà trực tiếp cất đi. Điều này khiến đũa gỗ dễ sinh ẩm mộc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng và nhiều loại độc tố sinh sôi, phát triển.
Đũa mốc - "ổ ung thư" ẩn náu trong gian bếp nhà bạn
Trong tình trạng ẩm ướt, những loại đũa làm từ các chất liệu gỗ có khả năng trở thành môi trường sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư.
Đũa mốc nghiêm trọng còn sinh ra aflatoxin – loại chất độc cực nguy hiểm mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định độc tố vi nấm aflatoxin là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan.
Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao. Với một người bình thường có cân nặng khoảng 70kg, nếu hấp thu quá 20mg aflatoxin có thể dẫn tới tử vong.
Chuyên gia khuyến cáo: Cứ 20 người thì 18 người dùng đũa sai cách, có thể gây ung thư  - Ảnh 2.
Đũa mốc chính là những "sát thủ gây ung thư" ẩn nấp trong gian bếp nhà bạn. (Ảnh minh họa).
Chất gây ung thư trên đũa không thể loại bỏ bằng cách rửa sạch
Nhiều gia đình thường có thói quen dùng đũa gỗ trong nhiều năm, mốc thì rửa đi tráng qua nước nóng rồi dùng tiếp. Hoặc cũng có những gia đình mua đũa mới nhưng để lâu ngày bị mốc, vì tâm lý "tiếc của" nên đem ra rửa sạch, phơi khô rồi tiếp tục sử dụng.
Cũng có không ít người cho rằng dùng nước sôi bình thường (100 độ C) là có thể loại bỏ được độc tố trên đũa.
Tuy nhiên, các chất gây ung thư như aspergillus flavus hay aflatoxin đều có khả năng chịu nhiệt rất tốt và khó có thể tiêu trừ. Ví dụ tiêu biểu là vi nấm Aflatoxin có khả năng chịu nhiệt lên đến 280 độ C.
Trong khi đó, kết quả của một khảo sát tại Trung Quốc đã cho thấy, cứ 20 người thì chỉ có 2 người có thói quen thay đũa 6 tháng/lần.
Từ thực trạng trên, chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên luộc đũa nửa tiếng trong nước sôi mỗi tuần một lần, sau đó phơi thật khô mới tiếp tục sử dụng. Việc làm này có tác dụng tốt trong việc loại bỏ, hạn chế sự sinh sôi của độc tố, vi nấm.
Chuyên gia khuyến cáo: Cứ 20 người thì 18 người dùng đũa sai cách, có thể gây ung thư  - Ảnh 3.
Cách lựa chọn và sử dụng đũa an toàn
Đũa dùng 1 lần: Đây là loại đũa có thời hạn bảo quản sau khi khử độc nhiều nhất là 4 tháng, nếu quá thời hạn, đũa sẽ bị nấm mốc. Ngoài ra, đũa dùng 1 lần còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm vì chứa một số chất vượt chỉ tiêu cho phép.

Đũa kim loại: Đũa kim loại sử dụng rất bền nhưng lại không tốt vì tính dẫn nhiệt của nó, dễ gây ra viêm nhiệt miệng lưỡi khi ăn thức ăn nóng. Ngoài ra, loại đũa này rất trơn, gây khó khăn khi gắp thức ăn.

Đũa nhựa: Đũa nhựa có nhiều màu sắc bắt mắt, dễ gây chú ý với người mua.

Loại đũa này nếu như rửa sạch, tỷ lệ vi khuẩn độc tố sẽ thấp, nhưng cần chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng để tránh sản phẩm giả mạo và nên chú ý rằng đũa nhựa không thích hợp dùng trong điều kiện nhiệt độ cao.

Đũa gỗ: Nhà sản xuất đũa gỗ muốn sản phẩm của mình trông thật hấp dẫn nên thường sơn lớp sơn trên bề mặt đũa. Nhưng việc làm đó sẽ khiến bề mặt đũa tồn dư nhiều kim loại nặng và những chất gây độc.

Các gia đình tốt nhất nên chọn mua đũa tre hoặc đũa gỗ được được phủ lớp sơn an toàn.

Đũa tự nhiên: Nên chọn lựa loại đũa có nguồn gốc tự nhiên (tre, trúc…). Tuy nhiên, loại này khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc, cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng khí.

*Theo Health Sina
theo Trí Thức Trẻ

1 nhận xét:

EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh

Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...