Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Rùng rợn hồ nước ở Châu Phi giết chết 1.700 người trong đêm không rõ nguyên nhân

Vào ngày 21.8.1986, một trong những thảm họa tự nhiên kỳ lạ và khó hiểu nhất trong lịch sử đã xảy ra ở hồ Nyos, nằm tại miệng núi lửa ở tây bắc Cameroon, đến nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác. 

Thảm họa này ập đến một cách bất ngờ, không ai có thể cảnh báo trước được. Hồ nước thải ra hàng ngàn tấn carbon dioxide độc hại, ước tính từ 300.000 đến 1,6 triệu tấn. Chúng là những đám mây khí độc bay đi với tốc độ gần 100 km mỗi giờ, quét qua những khu vực lân cận và khiến 1746 người cùng hơn 3500 gia súc chết trong một đêm.
Tai nạn lan đi với tốc độ nhanh chóng ở quy mô rộng lớn, khiến nhiều người nghĩ đến sự trừng phạt của Thượng đế như trong Kinh Thánh. Toàn bộ người và động vật sinh sống trong vùng có bán kính 25 km tính từ hồ đều bị chết hoặc mắc các chứng về hô hấp.

Rùng rợn hồ nước ở Châu Phi giết chết 1.700 người trong đêm không rõ nguyên nhân - 1
Hồ nước rộng lớn trên đỉnh núi lửa ở Cameroon. Ảnh: Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Nhiều người ở làng Cha, Nyos và Subum gần đó tuy nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng nhưng vẫn bị tắt thở trong lúc ngủ. Nhiều người khác thì bỗng nhiên bị chảy máu quanh mũi và miệng. Những người may mắn sống sót, khi tỉnh dậy chỉ còn thấy những xác chết nằm quanh mình. Côn trùng cũng... biến mất.
Sự việc đã thu hút giới truyền thông và các nhà nghiên cứu đến để tìm hiểu. Joseph Nkwain - người may mắn sống sót, chia sẻ rằng: “Tôi không thể nói được, tôi rơi vào trạng thái vô thức, không thể mở miệng như tôi ngửi được một mùi rất khủng khiếp.
Khi cơn hoảng loạn qua đi, tôi ngồi dậy mà đi lại trong nhà. Khi đến giường con gái, tôi ngã quỵ khi thấy cô gái mình đã chết. Trên người cô bé có những vết thương nhỏ nhưng tôi không biết đó là gì và nguyên nhân gây ra nó”.
Đó là một trong những thảm họa tàn khốc nhất của lịch sử vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng. George Kling, nhà sinh thái học thuộc Đại học Michigan cho biết: “Đây là một trong những thảm họa tự nhiên mà các nhà khoa học tốn nhiều công nhất để nghiên cứu mà vẫn chưa có kết luận sau cùng”.

Rùng rợn hồ nước ở Châu Phi giết chết 1.700 người trong đêm không rõ nguyên nhân - 2
Gia súc chết hàng loạt sau thảm họa năm 1986. Ảnh: Viện Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Dưới đây là những gì chúng ta đã biết về sự cố này. Các nhà nghiên cứu cho biết, hồ Nyos đã thải ra một lượng khí CO2 khổng lồ từ 9 giờ tối, vì khí CO2 nặng hơn không khí nên nó nhanh chóng lắng chìm xuống mặt đất, nhấn chìm vùng thung lũng này trong bầu khí độc, phủ kín mọi thứ trong lớp khí dày 50 mét.
Suốt bao lâu nay, hàng trăm ngàn tấn carbon dioxide được trữ trong hồ rất an toàn, nhưng vào ngày định mệnh, một thứ gì đó đã thổi bay chúng ra. Theo nhà nghiên cứu David Bressan, khí nóng trong lòng núi lửa dâng lên miệng núi lửa gặp một hồ nước có nhiệt độ thấp, tạo ra một nắp ngăn giữa hồ nước và lượng khí bên dưới.
Nhưng không rõ lý do tại sao nắp ngăn này bị vỡ đi, khi lượng nước bị đổ tràn vào trong và lượng khí lớn rò rỉ và thoát ra ngoài. Có thể do một trận động đất hay chấn động địa chất nào đó, khiến mực nước xáo trộn gây mất cân bằng và làm thoát khí.
Atlas Obscura tường trình: “Hồ nước này đã bị phát nổ trong một vụ phun trào núi lửa, khiến nước dâng lên cao đến 91 mét và tạo ra một cơn sóng thần nhỏ trên đỉnh núi, từ đó khiến khí độc thoát ra ngoài”.
Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất và đưa ra một kết luận cuối cùng nào.
Để ngăn chặn hồ này thoát khí CO2 một lần nữa, vào năm 2001, các kỹ sư đã lắp đặt đường ống dẫn CO2 từ lòng hồ và cho nó hòa tan vào không khí ở mức độ vừa phải, nhằm giảm bớt lượng khí trong hồ một cách từ từ.
Một hệ thống ống dẫn khác lớn hơn đã được lắp đặt vào năm 2011, sau khi cảnh báo được phát đi về nguy cơ khí lại rò rỉ một lần nữa. Khi vấn đề rò khí được giải quyết, người ta lại phát hiện thành bao tự nhiên của hồ đang dần yếu đi, nguy cơ nước trong hồ trên núi tràn xuống là rất cao.
Chính phủ đã tiến hành xây dựng một đập nước kiên cố xung quanh để bảo vệ và tránh nước tràn xuống những khu dân cư lân cận. Các nhà khoa học đang nghiên cứu về núi lửa này và dự đoán những lần phun trào sẽ diễn ra trong tương lai 30 năm tiếp theo.

 
Quang Niên (Science Alert) 
(Từ Khám Phá )

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...