Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Radio FM 974 – Melbourne :Ấn Độ: Dân Làng Liloripathra – Sống và Chết Theo Khói Than Đá

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 18/03/2019

   Khói từ khu hầm mỏ than đá không xa làng Liloripathra, một ngôi làng hẻo lánh ở phía đông tiểu bang Jharkhand, Ấn Độ,  bao nhiêu phủ dầy bầu trời, một màu mù mờ như sương sáng, đậm đặc khó thở,  bà Sushila Devi, ngồi nắm bấu lấy tay của hai người đàn bà khác ngồi hai bên, nức nở khóc ràng rụa. Khoảng 8 giờ sáng thứ hai đầu tuần qua, một người cảnh sát kéo cái túi ni lông đen, nằng nặng, len ra từ màn khói, chen qua đám đông đứng nghẹt trước sân mang nó vào nhà, anh ta đến để giao cái xác của con gái bà tên Chanda, 13 tuổi, chết cùng với hai người khác, cũng dân trong làng, khi đống than đá cháy nóng sụp đè lên người họ, trong lúc họ làm công việc hốt than đá cho công ty Bharat Coking Coal (BCCL), một công ty phụ của công ty khai thác hầm mỏ chính phủ Ấn.
   Chanda rất đẹp nhưng ít nói, bà Devi sướt mướt than khóc, bà không thể nào tin rằng, thượng đế đã cho bà một đứa con gái như thế, khi đau đớn nhận xác con, sáng nay, khi thức dậy, Chanda chảy tóc gọn gàng rồi tô một chút son môi, trước khi rời nhà tới mõ than, cô còn hỏi bà trông cô như thế nào, đó là chuyện mà cô làm mỗi ngày. Rạng bình minh hôm sau, dân làng làm tang lễ rồi đặt mấy xác chết lên chiếc xe chở hàng nhỏ đưa đến bờ con sông Damodar, chia đôi ranh giới giữa tiểu bang Jharkhand và Tây Bengal, trong một góc rừng vắng, một đám người đàn ông cũng từ làng này, lúi cúi thay phiên nhau đào mấy cái mộ nhỏ, trước khi người ta đem xác tới chôn. Tục lệ làng này không cho phép đàn bà được tới chỗ chôn cất nhưng em của Chanda, Laxhmi cố nài nĩ những người đàn ông cho nó một ngoại lệ, Laxhmi trong bộ đồ trắng, đứng từ xa, không xa lắm, nhìn cái xác nám đen của chị mình được từ từ đưa xuống lòng đất.
   Những tai nạn chết người xảy ra này không có gì lạ trên khắp một vùng đất rộng chừng 300 cây số vuông, nơi một phần lớn là khu mỏ than Jharia, trung tâm chính của kỹ nghệ than đá Ấn Độ, theo báo cáo hàng năm 2017 -2018 của bộ than đá, công ty BCCL cho biết có 27 tai nạn nghiêm trọng và 15 người chết trong thời gian giữa năm 2015 và 2017. Người dân địa phương tin rằng, con số đó phải cao hơn, khi báo cáo này không kể thêm các tai nạn khác xãy ra bên ngoài chu vi hầm mỏ hay người chết không phải là công nhân của BCCL. BCCL điều hành mỏ than Jharia từ ngày chính phủ Ấn quốc hữu hóa nghành mỏ than năm 1971, BCCL chuyển đổi từ việc lấy than dưới hầm mỏ thành khai thác mỏ lộ thiên, tức là trên mặt đất, cách dể dàng và nhiều lợi nhuận hơn, trong khoảng thời gian này, việc đặt chất nổ phá sụp xuống thành hố có khi sâu tới hơn 200 thước, tính đến ngày nay, công ty BCCL đã sản xuất hơn 32 triệu tấn than đá mỗi năm. Nhưng sự mở rộng địa bàn lấy than bất hợp lệ này đã trở thành cái khổ nạn cho người dân từng sống trên đó, vì việc làm ít oi cho những ai không có học hành, cho nên nhiều người dân sống ở khu vực hầm mỏ chỉ làm công việc khuân vác than đá với số tiền 1000 rupees (tiền Ấn – tương đương khoảng 20 Mỹ kim) một tuần hay đi lượm than còn sót, vụn nát bán để sống.
   Cách làng Liloripathra chừng năm cây số, tại làng Laltangani còn nhiều hầm mỏ than ngầm cũ không còn khai thác vẫn âm ỉ cháy dưới lòng đất, một trong số mấy đám cháy đó  có ít nhất là 67 chỗ đã cháy, chưa tắt từ năm 1916, hơi khói từ dưới bay lên đầy đặc mùi khí đốt trộn khí “carbon” và “oxide sulphur”, không ai biết cái gì đã gây nên sự việc nhưng theo một số khoa học gia thì, họ nghi là những hầm mỏ bỏ hoang này không được dập tắt theo đúng cách thức phải làm. Người ở làng Laltangani thường than là bị ho dai dẳng, nhức đầu thường xuyên và đau tức ở ngực như triệu chứng nhiễm phổi hay lên cơn suyển, theo lời bác sĩ SK Bhagania, có phòng mạch tư cách khu mỏ Jharia khoảng 10 phút đi bộ thì, 25% bệnh nhân của ông được xem là bị ảnh hưởng bởi khói từ các mỏ than đá. Việc này cũng gây nên một sự đe dọa lớn cho người dân, sống và làm việc ở đó. Trong tháng 6 năm 2017, một em trai Rahim Khan và ba của em, Bablu Khan, 40 tuổi, bị cuốn xuống hầm khi lửa từ hầm ngầm cháy lan, làm sụp một cái hố lớn trước cửa nhà họ, bà Suadari Devi, 55 tuổi cũng gặp trường hợp tương tự khi đi bộ về nhà, ngang qua làng Indra Nagar, xác của bà không tìm được.
   Năm 2008, công ty BCCL bắt đầu thi hành một chương trình tái phục hồi đời sống, tái định cư cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng bởi các đám cháy với con số dự trù là 79,159 gia đình tới năm 2021 nhưng trong năm 2016, theo lời cựu bộ trưởng mỏ than, tường trình trước hạ viện Ấn, hay Lok Sabha, cho tới ngày đó chỉ mới có khoảng 4,049 gia đình được tái định cư mà thôi. Năm 2008, ông Bauri từ làng Bokapahari được đưa đến chỗ ở mới ở làng Belgharia, căn nhà rộng không hơn 10 thước vuông, cho vợ chồng và 11 người khác của gia đình, nằm bên cạnh đường ống dẫn chất thải từ cầu tiêu, không đủ chỗ ngủ nên phải thay phiên nhau ngủ dưới nền nhà, ông giận dữ cho biết, ông bị bệnh lao, mà ở đây không có trạm y tế nào cả, dù sao, ít nhất tại làng cũ Bokapahari cũng có thể đến bệnh viện, gặp bác sĩ khám bệnh. Giống như những người dân khác ở Belgharia, ông cũng làm nghề khuân vác than đá trước khi được tái định cư, ông tự biết một người lao động chân tay như mình khó tìm công việc nào khác. Đa số dân làng Belgharia đều thất nghiệp và nạn nghiện rượu ngày càng lan rộng ra, chẳng có nhiều sự lựa chọn cho những người như ông Bauri, cho nên nghị viên địa phương và hiệp hội thương gia đang kêu gọi chính phủ cung cấp một sự tài trợ lớn cho người ở các làng xã này. Vì hiện tại, không có việc làm ở Belgharia nên nhiều người đã bỏ quay trở lại vùng mỏ than Jharia để tìm lại việc làm như trước đây.
   Mục tiêu chính của công ty BCCL là kiếm tối đa số tiền mà họ thu vào từ than đá, không cần biết tác động, hậu quả của nó như thế nào đối với người dân địa phương hay họ sống chết ra sao. Anil Kumar Jha, chủ tịch kỷ nghệ than đá Ấn, tin rằng, các biện pháp an toàn tại những hầm mỏ đều theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, cũng có tai nạn xảy ra và người chết nhưng các loại tai nạn như thế đang giảm dần theo mỗi năm đi qua, tiêu chuẩn an toàn của Ấn có thể so sánh với bất cứ quốc gia nào khác.
   Trở lại làng Liloripathra, đám đông đứng vây quanh mấy cái xe hơi vừa ngừng lại trước nhà bà Sushila Devi, một người đàn ông ăn mặc lịch sự từ một đảng phái chính trị địa phương  từ trong một trong số xe đó bước ra, đi giữa hai người cận vệ mang súng, ông ta đến để chia buồn cùng gia đình nạn nhân, họ đồng ý gặp ông này nhưng nghi ngờ mưu định của ông ta, sẽ có cuộc bầu cử địa phương trong năm 2020 và không còn lạ gì chuyện chính trị gia hay nghị viên của tiểu bang tìm cách quấy động các vấn đề căng thẳng ở đây để tìm sự ủng hộ lá phiếu thế thôi.
   Khi cái chết của con gái bà Sushila Devi được báo chí đăng lên rần rộ, một viên chức của chính quyền địa phương lên tiếng, con gái bà đã vượt vào vùng tài sản tư nhân riêng của công ty mỏ than đá cho nên em Chanda, không được cứu xét cho hưởng bất cứ một sự bồi thường nào của công ty BCCL. Devi gào thét to lên, bà sẽ nhảy vào một trong những đám lửa than đá đang cháy, bà không có ý định tiếp tục sống nữa, số tiền 250 rupees (khoảng 5 Mỹ kim) mà Chanda kiếm được mỗi ngày, với việc đi lượm than đá trước khi đến trường, là số tiền lợi tức duy nhất mà gia đình bà có.
   

Thuyên Huy
Mon 18.03.2019
Xem   Miến Điện: Shwe Kokko – Một Thành Phố Tàu Nữa Trên Đất Miến
  

1 nhận xét:

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - Huyền Không Đạo Hữu

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG   Con cháu Lạc Hồng mãi khắc mang Công ơn Quốc Tổ thật vô vàn. Bắc bình, trang sử dài oanh liệt Nam tiến, núi sông đẹp vẻ...