Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Radio FM 974 – Melbourne : Miến Điện: Shwe Kokko – Một Thành Phố Tàu Nữa Trên Đất Miến

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 11/03/2019
   Shwe Kokko, một cái làng nhỏ hẽo lánh nằm dọc theo bên này bờ con sông Moel, được xem là địa điểm then chốt và quan trọng mới nhất của cái gọi là “một vành đai một con đường” của Trung cộng. Thành phố này vẫn còn trong giai đoạn đang xây cấ,t nhưng ở đây đã có những thứ dịch vụ ưu đải phục vụ cho người Tàu, một nhà hàng, một tiệm uốn tóc, làm đẹp  và một quán ba hát nhạc “karaoke”, đám người Trung cộng hiện sống tạm trong các dãy nhà tôn kiểu trại lính trong khi chờ công nhân, cũng dân Trung cộng hoàn tất các chung cư và biệt thự dành cho họ.
   Một số cao ốc khác, có cái giống như kho chứa hàng to lớn và có cái giống như sẽ dùng làm văn phòng cho việc buôn bán hay hành chánh, ngay cả những người canh gát bên ngoài các nơi này, nơi đám người Trung cộng ở cũng có chữ Tàu trên băng vải mang trên tay, nhưng đây chưa phải là cái duy nhất chưa xây xong của dự án xây cất Trung cộng trên đất Miến. Tuy nhiên mọi thứ đều xảy ra tại Shwe Kokko, một vùng cô tịch lẻ loi bên này con sông Moel, cái ranh giới thiên nhiên với Thái Lan, khoảng 550 cây số phía tây bắc Bangkok và 420 cây số đông Yangon, thủ phủ kinh tế thương mại của Miến Điện. Biên giới vùng này được xem do Chit Thu, thủ lảnh nhóm quân sắc tộc người Karen kiểm soát, người ký thỏa thuận hòa bình với Miến Điện và các đơn vị của Chit Thu được sáp nhập vào quân Miến Điện chính thức, có tên gọi là Lực lượng Biên phòng (BGF).
   Tổng cộng dự án xây cất của Trung cộng này chiếm khoảng 800 mẫu đất. Báo chí Miến tường trình, con số tiền đầu tư có thể lên đến 1 tỷ 5 Mỹ kim nhưng còn chờ sự phê chuẩn của ủy ban đầu tư Miến, hiện chưa có văn bản hoàn tất sự của sự phê chuẩn và tình trạng pháp lý của dự án vẫn còn chờ quyết định. Có điều khá ngạc nhiên là, việc xây dựng thành phố này lại nằm trong vùng trách nhiệm của BGF nơi Chit Thu và quân lính của ông ta, chứ không phải chính quyền trung ương ở Naypyitaw, kiểm soát. Dự án đầu tư này được hổ trợ bởi nhóm có tiếng tăm Jilin Group, một công ty quốc doanh Trung cộng, đã có ghi đăng ký với bộ kế hoạch và tài chánh Miến tháng 9 năm 2017 dưới tên “công ty Thương Mại quốc tế Yatai Miến Điện”. Theo bài tường thuật ngày 18 tháng 9 năm 2018 trên báo Miến Điện Times, công ty này và nhóm Chit Thu của BGF đã ký kết một thỏa thuận hợp tác trong tháng 9 năm 2017, do sự dàn xếp của “Liên hiệp doanh gia nước ngoài Trung cộng”. Chit Thu đã có thời là sĩ quan trung cấp của quân đội giải phóng quốc gia Karen (KNLA), lực lượng võ trang của sắc tộc Karen, khi lực lượng Karen tách ra hai phe vào cuối năm 1994, Chit Thu tham gia nhóm Quân đội Phật giáo dân chủ Karen (DKBA) là nhóm ký thỏa thuận hòa bình với quân chính quyền Miến Điện.
   Chit Thu sau đó trở thành một trong những người chỉ huy có quyền hạn khá mạnh và tung ra nhiều trận tấn công các vị trí đóng quân Karen KNLA gần con sông biên giới Moel. Nhóm của Chit Thu nhận được đồng hóa lực lượng biên phòng Miến năm 2010, năm năm trước khi số quân còn lại của DKBA ký thỏa thuận ngừng bắn với chính quyền tháng 10 năm 2015 qua “thỏa thuận ngừng bắn quốc gia”, trong đó có cả quân KNU và một số các nhóm võ trang nhỏ người Karen khác. Nhờ có công trong sự liên kết với quân đội Miến, Chit Thu được cái quyền kiểm soát khắp vùng Shwe Kokko, nơi này hầu hết là nơi quân KNLA có căn cứ quân sự tên Kawmoorh hay Wangkha, bị quân đội Miến đánh tan tháng 2 năm 1995.
   Shwe Kokko đang xây trên cái hoang tàn đổ nát của Kawmoorh và đã trở thành một thị trấn buôn bán sầm uất, một cái tháp đồng hồ được dựng lên giữa phố và căn biệt thự lớn của Chit Thu nằm gần đâu đó. Khu Kayin, một phần của thị trấn cũng có trường học, nhà thờ và cái chợ lớn nơi các sản phẩm địa phương quanh vùng được mua được bán. Kể từ khi trở thành chỉ huy trưởng của BGF Chit Thu đã tạo thêm sức mạnh đáng kể từ một nhóm loạn quân riêng tư trở thành một lực lượng quân đội hẳn hoi đầy đủ súng ống. Giới báo chí Miến tường thuật rằng Chit Thu được dân ca ngợi trong việc phát triển cộng đồng ở đây về giáo dục, y tế và văn hóa cổ truyền sắc tộc Karen và Chit Thu cũng được gọi là một người thương thuyết giỏi.
   Công trình xây cất mới của Trung cộng mà dân địa phương gọi là “phố Tàu” đã khởi công vào tháng 4 năm 2017, theo các nguồn tin đáng tin cậy ở vùng biên giới hai nước Thái – Miến, khi công trình này hoàn tất nó sẽ có cả các căn nhà sang trọng, khách sạn, trung tâm thương mại, hảng xưởng, sân đánh “gôn”, sòng bài và có thể có một phi trường. Con số nhân công và chuyên viên kỹ thuật của Trung cộng làm việc ở đây được giữ bí mật hoàn toàn, nhưng do từ sự quan sát có được do chạy xe ngang qua vùng xây cất, người ta cho rằng, con số đó chắc chắn hàng trăm nếu không nói là hàng ngàn. Còn nữa, không rõ ràng lắm là, tại sao công trình xây cất này quá lớn và lại xây lên dọc theo bờ của một con sông biên giới hẻo lánh, đèo heo hút gió. Có một cửa khẩu biên giới qua lại giữa Mae Sot của Thái Lan và Myawaddy của Miến Điện, khoảng 20 cây số phía nam Shwe Kokko, chiếc cầu đầu tiên được xây và xe cộ bắt đầu lại qua từ năm 1997, xe vận tải chở hàng hóa qua biên giới hai bên từng đoàn và người dân băng qua mỗi ngày cả ngàn người. Tuy nhiên, chiếc cầu thứ nhì, cũng được gọi là “chiếc cầu hữu nghị” vừa mới xây xong gần Shwe Kokko nhưng sự tranh chấp chủ quyền về đất đai đã ngăn không cho khánh thành và khu này hiện chỉ là một thành phố ma.
   Dọc theo sông Moel phía nam Shwe Kokko, có nhiều khu cờ bạc bên bờ phía đất Miến nơi đám người cờ bạc lậu nên kia sông dùng ghe thuyền vượt sông qua đánh, cửa khẩu thông biên giới chính thức chưa được mở và khu cờ bạc lúc này, trên lý thuyết vẫn còn bị cấm ở Miến Điện. Theo một người thông dịch viên, từ tin tức của các thương gia địa phương ở Mae Sot, công trình này đo một doanh gia tư nhân Trung cộng đầu tư, ông ta muốn nhờ nó mang tiền ra khỏi nước, khi có nhiều xa lộ đã làm trên khắp vùng, họ nói rằng, công trình này trong một ngày nào đó sẽ trở thành một địa điểm thương mại quan trọng. Cửa khẩu biên giới tại Mae Sot và Myawaddy nằm trên đường xa lộ Á châu số 1 hay là AH 1, nối liền phía đông, đông nam, nam và tây Á châu, phần AH 1 trải dài bên Miến Điện luôn luôn gặp trở ngại vì các nhóm loạn quân võ trang sắc tộc dọc theo đường nhưng đã có phần thay đổi do thỏa thuận ngưng bắn với chính quyền cũng như sự có mặt của lực lượng biên phòng BGF trong vùng.
   Người ta nghi ngờ, khó mà tin là những công trình xây cất to lớn như ờ Shwe Kokko được làm bởi chính các công ty quốc doanh Trung cộng nếu không có sự liên kết chính thức với nhà nước Bắc kinh. Vậy nó có nghĩa là, các loại công trình này nằm trong cái chiến lược quan trọng đối với Trung cộng, nó dựng nên như là một thứ tiền đồn của cái hành lang kinh tế Trung – Miến, một phần chủ yếu của kế hoạch 1 ngàn tỷ “vành đai con đường” của Xi Jiping, nhằm nối kết phần còn lại của vùng này với những nơi xa tiếp sau đó.
   Những trung tâm thương mại tương tự cũng được xây lên tại nhiều nơi khác dọc theo phía bắc biên giới Miến – Trung, từ đó cho thấy thành phố Shwe Kokko không phải là cái thành phố đơn giản như tên gọi, nhưng cho tới khi mưu đồ của Trung cộng được thấy rõ hơn, người dân địa phương Miến ngày ngày, sẽ phải tỉnh giấc với tiếng động và hình ảnh của những cái cao ốc mới, cái sau xem ra lớn hơn cái trước, cao cứ cao hơn che mất ánh mặt trời hiền hòa vốn có của bờ phía tây con sông biên giới Moel.
   

Thuyên Huy
Mon 11.03.2019

1 nhận xét:

  1. Trung Quốc vươn ra tận đất Miến Điện nữa để thực hiện "vành đai và con đường"

    Trả lờiXóa

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...