Tác giả: Andreas Rumpfhuber | Nguồn: The Guardian Biên dịch: Nhi | Hiệu đính: Za
Chiến tranh thế giới thứ nhất
khiến cho tình hình nhà ở tại Vienna càng tồi tệ hơn bao giờ hết. Ngay
từ đầu thế kỷ 20, thành phố này đã gắn chặt với sự nghèo túng – “sáu đến
tám người cùng chia sẻ một căn phòng và gian bếp” là chuyện bình thường
như cơm bữa, theo nhà sử học Renate Banik-Schweitzer. “Lũ trẻ không có
giường riêng mà phải ngủ chung với anh chị em của chúng.” Ở thời điểm kết thúc chiến tranh, dân số thành phố bị kéo tụt từ 2,1
xuống 1,8 triệu người; trong khi đó, lạm phát dữ dội khiến việc xây dựng
những công trình mới trở nên bất khả thi. Điều này dẫn đến tình trạng
quá tải dân cư trong các khu nhà sẵn có. Vào năm 1919, chi phí sinh hoạt
gần như tăng gấp ba chỉ trong vòng hai tháng. Các biện pháp hợp lệ được
đưa ra với mục đích đóng băng việc cho thuê nhằm bình ổn thị trường nhà
ở lại chỉ càng khiến vấn đề nghiêm trọng hơn. Những Bettgeher
(người ở trọ) trước đây sinh sống bằng cách thuê lại một buồng ngủ vài
giờ trong một ngày vì chẳng có tiền mua nổi một căn hộ riêng, thì giờ
đây rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất.” Đến năm 1919, sự khan hiếm nhà ở
không còn được đo đếm bằng lượng nhà bỏ hoang, mà bằng số người vô gia
cư. Từng nhóm hàng nghìn người một bắt đầu chuyển ra các vùng ngoại ô
thành phố; họ cư ngụ trong rừng, canh tác đất đai và dựng những chòi trú
ẩn tạm thời. Ban đầu, những di dân này canh tác theo lối tự cung tự cấp
thời chiến nhằm đảm bảo lượng lương thực cơ bản cho gia đình. Dần dần,
họ phát triển những khu tập trung di dân thành thị có phần bất hợp pháp
trên đất công bằng cách biến các nhà kho để dụng cụ trong vườn thành
không gian sống. Đến năm 1921, những “khu định cư hoang dã” bất hợp pháp bên rìa
Vienna chứa hơn 30.000 gia đình sinh sống. Tạp chí National Geographic
mô tả chúng như “những mảnh vườn nhỏ đầy hiếu kỳ, với hàng rào dựng tạm
và ngôi nhà gỗ nhìn giống nhà vui chơi của đám trẻ con.”
Tạp
chí National Geographic mô tả chúng như “những mảnh vườn nhỏ đầy hiếu
kỳ, với hàng rào dựng tạm và ngôi nhà gỗ nhìn giống nhà vui chơi của đám
trẻ con.” Ảnh: UnsplashTheo chuyên gia quy hoạch đô thị Peter Marcuse,
nỗ lực tự cứu rỗi bột phát này là “ví dụ phổ biến nhất về việc tự cứu
lấy bản thân trong vấn đề nhà ở xuyên suốt thế kỷ 20.” Nó đã khởi xướng
cái mà ngày nay người ta gọi là kế hoạch nhà ở vĩ đại của Vienna Đỏ1.
Kế hoạch này là “một chương trình cải cách cấp tiến của thành phố, được
thiết kế để định hình lại cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế của thủ đô
nước Áo theo đường lối xã hội chủ nghĩa,” Eve Blau viết trong cuốn The Architecture of Red Vienna (tạm dịch: Kiến trúc thời Vienna Đỏ). Mặc dù các chương trình nhà ở tập thể cũng được nhiều thành phố châu
Âu áp dụng tại thời điểm đó, không đô thị nào khác ngoài Vienna thực
hiện một kế hoạch rộng lớn và tham vọng đến như vậy. Theo kế hoạch này,
các ngôi nhà nằm rải rác khắp địa bàn thành phố, tạo nên một mạng lưới
gồm các khu nhà mới nối liên tiếp với cơ sở hạ tầng công cộng – những
công trình mà ngày nay ta vẫn có thể nhìn thấy trong thành phố. Khoảng 190 kiến trúc sư tham gia vào công đoạn thiết kế những khu
định cư mới, bãi đất trống, các căn nhà được xây bao quanh một khoảng
sân (courtyard housing), và nổi tiếng nhất là các “siêu khối”
(superblocks) – một “phát minh” của thành phố. Đến khi chương trình nhà
ở của Vienna Đỏ kết thúc năm 1934, hơn 400 dự án nhà ở đã được xây
dựng, đồng nghĩa với một phần mười dân số thành phố được hỗ trợ tái định
cư. “Cần phải nhấn mạnh rằng không có chiến lược tổng thể thực sự nào
đằng sau chương trình xây mới nhà ở của Vienna Đỏ, ngoài quyết định xây
dựng nhà ở trên quy mô lớn,” chuyên gia nhà ở Michael Klein
đến từ Đại học Công nghệ Vienna cho biết. “Những công trình này thật ra
là kết quả ngẫu nhiên của chính trị thực dụng, được dẫn dắt bởi câu
hỏi: chính quyền thành phố có thể lấy được đất đai ở những đâu.”
Cần phải nhấn mạnh rằng không có chiến lược tổng thể thực sự nào đằng
sau chương trình xây mới nhà ở của Vienna Đỏ, ngoài quyết định xây dựng
nhà ở trên quy mô lớn.
“Học cách sống” Từ sau mốc 1919, các khu định cư dần phát triển thành các cộng đồng
cố định. Phần đông trong số những cư dân mới là các lao động lành nghề,
sau này tham gia vào phong trào lao động, đảng Dân chủ Xã hội, và các
công đoàn. Chủ nghĩa cá nhân nhường bước cho những phương thức tập thể
trong tổ chức lao động, tạo ra các cộng đồng tự trị mang tính hợp tác,
với mục tiêu vượt ra ngoài việc xây dựng và quản lý nhà ở đơn thuần.
Phương châm của họ: “Làm việc cho khu định cư là cống hiến cho Chủ nghĩa
Xã hội.” Xây dựng trở thành một công việc mà mọi người đều xắn tay vào đưa ra
các giải pháp thiết kế sáng tạo và tiết kiệm chi phí, bao gồm việc cơ
giới hóa quá trình xây dựng, chế tạo sẵn, và thay thế vật liệu xây dựng
truyền thống. Quá trình này sản sinh ra một nền kinh tế nhà ở tách rời
một phần khỏi thị trường tự do. Thoạt đầu, đảng Dân chủ Xã hội và những di dân này có mối quan hệ
không tốt lành lắm: ý tưởng trồng trọt tự túc mà những di dân này khởi
xướng được cho là mang tính tư sản-bảo thủ (bourgeois-conservative) và
không phù hợp với tầm nhìn vĩ đại của một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy
vậy, thái độ của đảng này đã thay đổi phần nào, nhờ vào Otto Neurath,
một nhà kinh tế chính trị và nhà giáo dục, người đã sáng lập tổ chức
bảo trợ hợp tác của các di dân vào năm 1921, có tên Hiệp hội Định cư và
Vườn tược Áo (Austrian Association for Settlements and Small Gardens).
“Một
ngôi nhà riêng lẻ không phải là đối tượng thiết kế; mà nó là viên gạch
để xây nên một công trình kiến trúc to lớn hơn.” Ảnh: UnsplashÝ định của Neurath là loại bỏ sự phân tách giữa sản xuất, quản trị và
tiêu thụ, cũng như tạo ra một lối sống hiệu quả để đạt tới hạnh phúc
tập thể. Nó trở thành nền tảng tư tưởng của tổ chức lập ra trong phong
trào di dân. “Một ngôi nhà riêng lẻ không phải là đối tượng thiết kế; mà
nó là viên gạch để xây nên một công trình kiến trúc to lớn hơn,”
Neurath viết. Kể từ thời điểm đó, phong trào di dân “tự phát” được nhìn nhận như
một dự án dân chủ-xã hội hợp tác. Phong trào này được hỗ trợ bởi thị
trưởng Vienna và một số thành viên đảng Dân chủ Xã hội, cũng như các nhà
báo, giới trí thức và kiến trúc sư. Bị thu hút bởi phong trào di dân ngay khi nó mới chớm nở, kiến trúc sư nổi tiếng Adolf Loos
đã tham gia cố vấn không lương cho việc xây dựng nhà ở kể từ năm 1920.
Một năm sau, ông trở thành kiến trúc sư trưởng của văn phòng định cư
thành phố, và bắt tay vào thực hiện Kế hoạch Phân vùng Vườn tược và Khu
định cư (Allotment Garden and Settlement Zoning Plan), cũng như phát
triển các định hướng thiết kế và xây dựng nhà ở trong các khu định cư
này. “Để trở thành các di dân, chúng ta cần học cách sống,” ông viết năm
1921, nhấn mạnh vào việc thiết kế các khu vườn đã được phân bố sao cho
hợp lý. Khái niệm Ngôi Nhà Với Một Bức Tường
(House with One Wall) của Loos có lẽ là ứng dụng kiến trúc mang tính
biểu tượng nhất trong thời kỳ này. Trong quá trình thiết kế khu định cư Heubergsiedlung,
ông đã phát triển một hệ thống xây dựng cho phép giảm số lượng tường
chịu tải xuống chỉ còn những mảng tường chia đôi hai ngôi nhà liền kề,
nhằm cắt giảm chi phí và nhân công trong khi vẫn giữ lại tính
“tự-tay-làm-lấy” (do-it-yourself) của việc xây dựng. Thiết kế này phản ánh một cách hoàn hảo ý tưởng rằng một di dân cũng
đồng thời là một cư dân, người sản xuất và người tiêu thụ – cũng như là
thành viên của hợp tác xã và nhà quản trị. Trong suy nghĩ của Loos, khu
vườn – chứ không phải ngôi nhà – mới là nền móng quan trọng cho lối sống
tự cung tự cấp.
Một di dân cũng đồng thời là một cư dân, người sản xuất và người tiêu
thụ – cũng như là thành viên của hợp tác xã và nhà quản trị.
Thành phố lồng trong thành phố Phong trào di dân Vienna đã minh chứng tiềm năng của một kiểu tự tổ
chức xã hội đô thị chưa từng có tiền lệ. Nhưng, bản thân những khu định
cư mới ở ngoại ô thành phố này không thực sự khiến tình hình khan hiếm
nhà ở tồi tệ bấy giờ trở nên khả quan hơn. Chỉ đến năm 1922, khi Vienna
trở nên độc lập về tài chính sau khi một cuộc cải cách thuế triệt để
diễn ra (đánh thuế các mặt hàng xa xỉ và bất động sản), chương trình xây
dựng nhà ở đồ sộ được tổ chức bởi đảng Dân chủ Xã hội mới có đủ nền
tảng tài chính để bắt đầu đi vào thực thi. Trong hàng chục năm tiếp đó, 60.000 đơn vị nhà ở – gọi là những Gemeindebau
(“tòa nhà thành phố”) – liên tiếp mọc lên trong lòng Vienna Đỏ. Chúng
cho thấy một cách tiếp cận thực tế đối với việc cung cấp nhà ở. So với
vùng ngoại đô, các lô đất nội đô có lợi thế hơn ở việc chúng được phát
triển giữa những cơ sở hạ tầng sẵn có của thành phố, như là mạng lưới
các tuyến đường cao tốc và giao thông ngầm, hay hệ thống xử lý nước thải
và nước sạch. Chính lập luận này là lý do cho sự ưu tiên phát triển các
tòa nhà đô thị nhiều tầng hơn là các khu định cư của đảng Dân chủ Xã
hội. (Những dự án này cũng phù hợp hơn với tư tưởng dân chủ-xã hội cho
rằng tầng lớp lao động cần sống và trở thành “những hộ gia đình công
nhân có trật tự.”)
Với
hơn 1.000 đơn vị nhà ở cho mỗi dự án, những công trình rộng lớn này
mang đến cho thành phố một khái niệm mới về sự xa xỉ. Ảnh: UnsplashNổi bật nhất trong số này là các dự án siêu khối, ví dụ như Rabenhof, Sandleitenhof và Karl-Marx Hof.
Với hơn 1.000 đơn vị nhà ở cho mỗi dự án, những công trình rộng lớn này
mang đến cho thành phố một khái niệm mới về sự xa xỉ. So với trùng
trùng lớp lớp kết cấu đô thị có sẵn từ trước đó, các siêu khối được bố
trí bớt dày đặc hơn hẳn; mỗi tòa nhà được bao quanh bởi sân vườn rộng
rãi và các cơ sở hạ tầng công cộng như nhà hát, rạp chiếu phim, thư
viện, nhà trẻ, trường học, phòng tắm, và hiệu giặt ủi. Mô hình này cho thấy sự chuyển đổi lớn trong ý nghĩa biểu tượng của
các mặt tiền đường phố, vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thành
phố hoàng gia. Thay vào đó, các siêu khối giống như những “thành phố
lồng trong thành phố,” được thiết kế để hướng về cả hai mặt tòa nhà –
đường phố và sân chơi – trong khi quy mô rộng lớn của chúng vẫn gợi nhớ
đến quá khứ huy hoàng của Vienna. Chúng được xem như biểu tượng của một thời đại mới dành cho các công
nhân theo chủ nghĩa xã hội ở Vienna – nhưng không phải theo cách mà các
nhà cải cách và kiến trúc sư đã hy vọng. Kiến trúc sư Josef Frank thỉnh
thoảng đề cập đến khu chung cư Volkswohnpalast
một cách đầy mỉa mai, cho rằng nó chỉ là một “cung điện” dành cho dân
thường nhưng lại “học đòi” lối sống và kiểu cách của giai cấp tư sản. Chương trình nhà ở Vienna không phải là một dự án tiên phong, mà cũng
chẳng gắn liền với phong trào di dân và tính tự tổ chức của nó. Thay vì
đó, mục đích chính của chương trình này là giáo dục tầng lớp lao động
trong thành phố trở nên kỷ cương hơn. Nhà tập thể Karl-Marx Hof – nằm ở
rìa một quận tư sản giàu có của Vienna – thường chứng kiến đoàn diễu
hành hằng tuần của những người hâm mộ bóng đá thuộc giai cấp vô sản: hệt
như một cửa ngõ, họ phải đi qua khu nhà này để đến sân vận động lớn
nhất châu Âu thời bấy giờ.
Chương trình nhà ở Vienna không phải là một dự án tiên phong, mà cũng
chẳng gắn liền với phong trào di dân và tính tự tổ chức của nó. Thay vì
đó, mục đích chính của chương trình này là giáo dục tầng lớp lao động
trong thành phố trở nên kỷ cương hơn
Tái cấu trúc các khối xây dựng Nội chiến Áo năm 1933/34, kéo theo giai đoạn cầm quyền của chính quyền phát xít Áo,
khiến kế hoạch xây dựng nhà ở của Vienna Đỏ đột ngột dừng lại. Các tòa
Gemeindebau chỉ được khởi công xây dựng trở lại sau khi chiến tranh thế
giới thứ hai đã đi đến hồi kết; chúng trở thành một công cụ trọng yếu
của nhà nước phúc lợi. Vào những năm 1990, trong khi các thành phố khác ở châu Âu đang rao
bán hầu hết các công trình nhà ở tập thể, Vienna tiến hành cải tổ lại kế
hoạch nhà ở một thời. Một đề xuất mới được đưa ra –
Bauträgerwettbewerb, hay là một cuộc cạnh tranh giới hạn dành cho các
chủ đầu tư xây dựng của mỗi dự án mới, nhằm giúp tiêu chuẩn chất lượng
luôn được giữ ở mức cao. “Nó tạo nên đà vận động mới cho thành phố, kết quả là một loạt dự án nhà ở đầy tham vọng và nổi trội về mặt kiến trúc ra đời,” Lina Streeruwitz
cho biết. Bà là kiến trúc sư và đối tác của Studio Vlay, công ty hiện
đang tham gia quy hoạch một trong những đề án phát triển đô thị trong
nội thành lớn nhất tại Nordbahnhof. Ngày nay, chính quyền thành phố vẫn sở hữu khoảng 22% trong tổng số
lượng nhà ở của Vienna; một phần tư khác thì hưởng ngân sách từ nhà nước
và được các hợp tác xã phi lợi nhuận cho thuê với giá phải chăng. 60%
dân cư thành phố hoặc sống ở các Gemeindebau, hoặc trong các dự án nhà ở
tài trợ công. Nhưng việc thành phố sẽ ứng phó ra sao với mức tăng dân số dự đoán 20% vào năm 2030, chưa kể đến dòng người nhập cư,
còn là một câu chuyện để ngỏ. Giám đốc quy hoạch của thành phố, ông
Thomas Madreiter, nhận thức được điều này: “Chúng ta cần phải giải quyết
những thách thức đang đe dọa hệ thống nhà ở xã hội này bằng một loạt
các phép đo lường – xây dựng dày đặc hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ không
gian xanh, và áp dụng những công cụ mới vào chính sách đất đai. Reinhard Seiss, một cư dân thành thị và đồng thời cũng là một nhà phê
bình sống ở Vienna, lập luận: “Các thành phố châu Âu ngày nay cần hợp
sức để vượt qua chính sách tài khóa thắt chặt và các biện pháp “thắt
lưng buộc bụng,” nhằm đạt tới một chính sách cục bộ bền vững.” “Chính phủ phải có một chiến lược quyết liệt trong việc tái phân phối
của cải chung – bao gồm sự tự do lui tới không gian thành phố – đến với
mọi thành phần xã hội, chứ không phải áp đặt theo lối gia trưởng,” Gabu
Heindl, kiến trúc sư và chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc Áo, nêu ý kiến. Gần một thế kỷ đã trôi qua. Việc hiện thực hóa phong trào di dân – sử
dụng cơ chế hợp tác của nó, nhưng với quy mô lớn hơn – có thể mở ra cơ
hội thiết lập một mô hình cung cấp nhà ở cho tất cả mọi người trong
tương lai. Và điều này diễn ra không chỉ ở Vienna, thành phố đã đi tiên
phong giữa những cuộc chiến tranh. Thích bài này? Bạn thích zeal, thích sự không-quảng-cáo
của website, và muốn zeal phát triển hơn? Chung tay góp sức cho một
cộng đồng cùng lan tỏa trí tò mò ở đây nhé.
Hãy trang bị cho những chuyến đi cuộc đời đầy ý nghĩa
Trả lờiXóa