Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Dạ dày có 4 “nỗi sợ” (Từ TTVN )

Khi dạ dày cảm thấy “khó ở” sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau dạ dày, xót dạ dày, trướng bụng, đầy hơi v.v… “Dạ dày không khỏe nan trường thọ”, những người có dạ dày không khỏe thường khó sống thọ.
Khi thức ăn đi vào dạ dày thông qua thực quản, dạ dày sẽ bắt đầu co bóp để tiêu hóa nhờ vào dịch dạ dày và cơ thành dạ dày, sau đó đi vào đường ruột. Và trong quá trình này, dạ dày có 4 “nỗi sợ”, hãy cố gắng tránh được điều nào hay điều ấy để bảo vệ tuổi thọ của bạn.

4 “nỗi sợ” của dạ dày

1. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nhai kỹ mà đã nuốt xuống thực quản sẽ gây kích thích khá mạnh đối với thực quản, dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm thực quản mãn tính.
Đồng thời, thức ăn có kích thước lớn đi vào dạ dày sẽ làm gia tăng gánh nặng cho sự tiêu hóa của dạ dày, lâu dần dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến loét, viêm dạ dày.

Dạ dày có 4 “nỗi sợ”
(Ảnh: Shutterstock)

2. Ăn không đúng giờ
Ăn không có “thời gian biểu” dễ gây bệnh dạ dày, dịch dạ dày tiết ra tồn tại theo một quy luật nhất định, nếu dạ dày rỗng vào lúc dịch dạ dày tiết ra nhiều sẽ dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Qua khỏi giờ ăn mà ăn quá nhiều, quá hỗn tạp sẽ gây nặng nề cho cơ quan tiêu hóa, dần dần nếu nặng có thể sẽ dẫn đến viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày cấp tính.
3. Ăn thức ăn quá nóng
Niêm mạc dạ dày có yêu cầu rất chặt chẽ đối với nhiệt độ thức ăn, “thức ăn quá nóng” thường là hơn 80℃, ăn ngay khi còn nóng sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
4. Cố chịu đựng khi bệnh còn nhẹ
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, khi đau chỉ uống thuốc rồi chịu đựng đến lúc không đau nữa thì thôi không quan tâm nữa.
ADVERTISEMENT
Nhưng điều này có thể sẽ “biến bệnh nhẹ thành bệnh nặng”, quá trình từ viêm dạ dày mãn tính đến loét dạ dày nếu cứ cố chịu đựng sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Đừng chịu đựng khi dạ dày khó chịu mà cần chú ý chăm sóc tốt cho dạ dày.

"Dạ dày không khỏe nan trường thọ": 4 loại thực phẩm tốt cho dạ dày
(Ảnh: Shutterstock)

Hai điều “cần làm” mỗi ngày để dạ dày khỏe hơn

1. Uống
Để chăm sóc dạ dày, tốt nhất là nên uống nước ấm, tránh uống nước quá nóng hay quá lạnh, cũng đừng uống nước chưa đun sôi và các loại nước giải khát, đặc biệt là những loại có chứa cồn, carbohydrate.
Nghiên cứu cho thấy, bồ công anh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, có thể khiến khuẩn Helicobacter pylori biến âm, thúc đẩy bề mặt vết loét mau lành, giảm nguy cơ viêm loét. Đồng thời còn hỗ trợ dạ dày co bóp, chăm sóc hệ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.
2. Ăn
Trong quyển “Tỳ vị luận” có viết “Nguyên khí trong dạ dày thịnh, ăn vào sẽ không bị tổn thương, cũng sẽ không cảm thấy đói.” Vì vậy, “ăn” có tác dụng rất quan trọng trong việc chăm sóc dạ dày. Nên ăn các loại thực phẩm để dạ dày khỏe hơn như đậu phộng, bí đỏ, bắp cải, hạt dẻ…

Hat-de
(Ảnh: Shutterstock)

Hai điều “cần nhớ” để chăm sóc dạ dày

1. Ăn chậm nhai kỹ
Khi ăn, tốt nhất nên kiểm soát thời gian ăn trong khoảng 15-20 phút để thức ăn được nhai kỹ, giảm gánh nặng cho việc tiêu hóa của dạ dày. Thông thường, 5 phút sau khi thức ăn đi vào dạ dày, một phần nhũ trấp sẽ được đưa vào tá tràng, nếu ăn quá nhanh dễ gây đau dạ dày.

Dạ dày có 4 “nỗi sợ”
(Ảnh: Shutterstock)

2. Không được hút thuốc trong khi ăn
Đối với rất nhiều người hút thuốc, dù là khi nào, chỉ cần thèm là sẽ đốt điếu thuốc lên để hút, nhưng khi ăn hoặc vừa ăn xong, máu trên cả cơ thể sẽ tập trung vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa, hút thuốc vào lúc này dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Nicotin trong thuốc lá đi vào máu sẽ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, gây hại cho cơ chế tự phục hồi của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, tốt nhất nên tránh hút thuốc trong khi ăn hoặc vừa ăn xong, đương nhiên là bỏ thuốc lá thì vẫn tốt hơn cả.

Minh Ngọc

1 nhận xét:

EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh

Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...