Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Tứ Đại Mỹ nhân Trung Quốc với những bi kịch cuộc đời


Tứ đại mỹ nhân là cụm từ dùng để tả 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, theo quan điểm hiện nay thì cụm từ này dùng để chỉ đến 4 người đẹp gồm: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi. Họ tuy xuất thân khác nhau nhưng lại có kết cục giống nhau đáng kinh ngạc.


Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại (từ trái qua): Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi.


Bốn mỹ nhân là bốn sắc nước hương trời, bốn vẻ đẹp chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn, ấy vậy mà bi kịch cuộc đời cay đắng lắm thay.
Tây Thi – món hàng hối lộ hòng thoát thân
Chuyện “gá tình” ít nhất đã diễn ra từ hơn 2000 năm trước. “Vật phẩm” hi sinh nổi tiếng nhất không ai khác chính là đại mỹ nhân Tây Thi.
Với hương sắc 'chim sa cá lặn', Tây Thi xứng đáng đứng đầu trong Tứ Đại Mỹ nhân thời xưa ở Trung Quốc.
Khi vua Câu Tiễn gặp nạn, nàng bị biến thành món hàng dâng lên cho vua Phù Sai nước Ngô. Tây Thi đã khiến Ngô vương mê muội mất hết ý chí, khiến trung thần Ngũ Tử Tư phải tự sát, còn Việt vương Câu Tiễn đang bị giam cầm đã trốn được về nước thuận lợi.

                   Ô Tĩnh Tĩnh thủ vai Tây Thi trong phim "Tây Thi mật sử"

Câu Tiễn tùy cơ ứng biến, “biết co biết duỗi”, dùng cách “gá tình” để mở đường cho đại nghiệp của mình, còn nàng Tây Thi đáng thương mềm yếu gánh trên vai trọng trách “phá Ngô phục Việt”, hi sinh thân mình, ngả vào lòng một người đàn ông mà mình không yêu. Tây Thi có yêu nước đến đâu, trung thành đến đâu, chẳng qua cũng chỉ là một quân cờ trong tay Câu Tiễn, bị hắn lợi dụng để hoàn thành bá nghiệp diệt Ngô của hắn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tây Thi đã “bốc hơi” một cách không sáng rõ. Trong một xã hội mà kẻ ngụy quân tử làm chúa tể, Tây Thi không chỉ là vật phẩm “gá tình” mà còn là vật hi sinh của thời đại.
2. Vương Chiêu Quân – món hàng đổi lấy “hòa bình”
Thời xưa, khi kẻ chấp chính “yêu” hòa bình, đương nhiên, muốn có hòa bình phải có vật tế trên đàn tế, vật tế đó không phải thứ gì khác ngoài phụ nữ, và nhiều nàng công chúa đã phải gạt nước mắt theo chồng về nơi xa xứ.
Vương Chiêu Quân chính là mỹ nhân thứ hai bị mang đi làm “quà biếu xén” trong tình huống như vậy. Nàng là con gái vua Hán Nguyên Đế, bị gả cho thiền vu Hung Nô.


                                   Hình tượng nàng Vương Chiêu Quân trên phim ảnh

Người đời sau miêu tả nàng là nữ anh hùng yêu nước nhưng không biết trong chuyện này đã chôn giấu một nỗi nhục nhã như thế nào!
Ai cũng biết, trận chiến nổi tiếng ở thành Troy nổ ra là do đàn ông Hy Lạp muốn cướp lại người phụ nữ của đất nước mình, hơn nữa cuộc chiến này kéo dài tới tận 10 năm. Trong văn hóa phương Tây, bảo vệ phụ nữ của dân tộc mình là tất cả, là lý do của chiến tranh, phía sau người phụ nữ chính là sự tôn nghiêm của đấng nam nhi của đất nước này. Nếu đem ra so sánh, phía sau nàng Chiêu Quân, chính là sự đổi chác, là sự hèn yếu của đàn ông.

3. Điêu Thuyền – vâng mệnh quyến rũ hai cha con Đổng Trác
Trừ gian trừ họa là trách nhiệm của đám đàn ông trong triều đình, nhưng tư đồ “đại nhân” Vương Doãn triều Đông Hán lại không dám đi ám sát, không dám dẫn binh tạo phản, đành phải đem trinh tiết, tuổi thanh xuân và tính mạng của một cô gái ra làm tiền đặt cược, đem cái sứ mệnh nặng nề này đặt lên vai một ca kỹ.


                  Vai Điêu Thuyền do Trần Hảo thủ vai được đánh giá là dịu dàng, nữ tính nhất

Vương Doãn nuôi nấng Điêu Thuyền từ nhỏ chính là chờ đợi đến giây phút để một người con gái yếu đuối cáng đáng gánh nặng của giang sơn xã tắc.
Nhiệm vụ đầu tiên của Điêu Thuyền chính là mê hoặc Đổng Trác, rồi lại mê hoặc Lã Bố - con nuôi Đổng, trở thành “phụ kiện” của bọn đàn ông.
Đương nhiên, sau khi Điêu Thuyền hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, Đổng Trác chết, Lã Bố mất mạng, nàng ta cũng chẳng còn giá trị lợi dụng gì nữa. Về sau, Điêu Thuyền trôi dạt khắp nơi.
4. Dương Ngọc Hoàn – chết cho một gã đàn ông được sống
An Lộc Sơn tạo phản, uy hiếp Tây Kinh. Đường Huyền Tông Lý Thế Dân hốt hoảng chạy trốn, trên đường chạy trốn, cấm quân hộ giá bất ngờ nổi loạn, ép Đường Huyền Tông hạ chỉ tiêu diệt quân của Dương Quốc Trung – anh trai Dương quý phi (Dương Ngọc Hoàn), một toán cấm quân còn giơ gươm đao chỉ đích xác rằng Dương Ngọc Hàn là người đàn bà hồng nhân họa thủy, không giết ả không thể làm nguôi sự căm phẫn của nhân dân. Vua Đường nước mắt lã chã đành phải ban cho Dương quý phi tội chết, khi ấy bà mới 38 tuổi.
Dương quý phi do Phạm Băng Băng đóng trong phim "Vương triều mỹ nhân"

Đúng ra mà nói, Dương quý phi tìm cách mê hoặc, quyến rũ vua cũng chỉ vì bà muốn giữ được Đường Huyền Tông mãi mãi, dùng dung mạo xinh đẹp của mình để được thiên tử sủng ái, được hưởng vinh hoa phú quý. Đường Huyền Tông mới là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về loạn An Sử, tội tình đúng ra không phải do bà gánh chịu.
Đường Huyền Tông vì muốn được sống sót mà vất bỏ người phụ nữ mình yêu, một hoàng đế không thể bảo vệ được người phụ nữ của mình, một gã đàn ông giết người phụ nữ của mình để được sống, Dương Ngọc Hoàn nằm dưới mồ chôn liệu có cảm động và nhớ nhung một gã đàn ông như vậy?

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...