Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

CÂU CHUYỆN HÒN VỌNG PHU BỊ PHÁ ( TL Hồ Xưa nghiên cứu )



 Chuyện Hòn Vọng Phu nằm trong truyền thuyết dân gian, có ghi lại trong Linh Nam Chích Quái, một tập truyện dân gian bằng chữ Hán, xuất hiện rất sớm, có lẽ từ thời Trần. Riêng phần phụ lục, thì người đời sau thêm thắt vào, có lẽ đầu thời Lê.
       Theo truyện, núi Vọng Phu thuộc huyện Vũ Xương, ở cửa bể đạo Thuận Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị bây giờ. Theo đó, ngày xưa có hai anh em ruột, một trai, một gái, làm nghề đốn củi. Một hôm, người anh lỡ tay chặt trúng vào đầu em, rồi tưởng em chết, bỏ trốn. Cô em được người cứu, đem về nuôi, lớn lên lấy chồng lại kết hôn đúng ngay với anh mình. Người chồng một hôm thấy vết sẹo trên đầu vợ, khám phá ra là em mình, nhưng sợ, không dám nói ra. Anh lấy cớ đi buôn rồi bỏ nhà đi. Người vợ không rõ nguồn cơn, bế con ngày ngày trông đợi và biến thành hòn đá, được dân gian gọi là đá Vọng Phu. Ở Việt Nam có nhiều tích như vậy. Cứ ở đâu có đá lớn, mang dáng dấp mẹ bồng con là nhân dân gọi là đá Vọng Phu.
        Ở Lạng Sơn có sự tích nàng Tô Thị vọng phu như sau:
        Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
        Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
        Núi Vọng Phu tại Lạng Sơn đã được Nguyễn Trãi nhắc đến trong Dư Địa Chí là sách ra đời từ 1438, nhưng bị đời sau thêm thắt nhiều. Riêng chuyện Tô Thị, thì Nguyễn Thiên Túng, người đương thời với Nguyễn Trãi, có lời giải thích sai, nhầm nàng Tô Thị Việt Nam với nàng Tô Huệ tác giả bài « Hồi Văn » bên Tàu (sử gia Hà Văn Tấn đã vạch ra điểm sai khác).
       Dù sao đá Vọng Phu trên đỉnh núi Tam Thanh ở Lạng Sơn cũng đã bị sét đánh, sụp đổ từ lâu. Sử sách đời Tự Đức đã nói rõ ràng như thế. Gần đây, người ta phá núi để lấy đá xây cất, nhưng nói rằng « phá Hòn Vọng Phu » thì không chính xác. Nghe nói có xây lại tượng Vọng Phu bằng vôi.
       Ở Quảng Trị có câu:
       Mẹ thương con ngồi cầu Ái Tử,  
       Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu.
       Núi Vọng Phu này, theo sách đã dẫn, thuộc huyện Vũ Xương thời Lê, đến thời Nguyễn đổi thành Đăng Xương, nay là Triệu Phong. Không rõ dáng Vọng Phu có còn không. Theo tên huyện có thể đặt truyện vào đầu thời Lê.
       Tại Bình Định, trên đỉnh núi bên cửa Đề Gi thuộc huyện Phù Cát cũng có hòn đá Trông Chồng, người địa phương cũng giải thích bằng truyền thuyết (đại khái) như đã kể, và có ghi lại trong Đại Nam Nhất Thống Chí.
       Nhưng chính thức trên bản đồ địa dư, lập ra từ thời Pháp thuộc thì Hòn Vọng Phu thuộc tỉnh Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, giáp giới Phú Yên – thuộc tỉnh Phú Khánh ngày nay. Trên bản đồ người Pháp gọi là La Mère et l’Enfant, độ cao được ghi là 2022 mét. Cảm động là hình ảnh người vợ trông chồng hóa đá; còn vì đâu người chồng phải ra đi và đi đâu thì ai muốn giải thích kiểu gì cũng được. Người xưa dựng chuyện anh em ruột lấy như phần trên đã ghi là để bảo vệ phong tục, đề phòng những quan hệ loạn luân – và sự việc nêu lên cũng hiếm. Đời sau, cho rằng người chồng ra đi là vì chinh chiến là một dự tưởng hợp lý, trên một đất nước thường xuyên bị chiến tranh suốt mấy trăm năm. Truyền thuyết Vọng Phu, từ đó mang kích thước tâm cảm và nhân đạo, dân tộc rộng lớn hơn.
        Nằm trong quẩn thể di tịch động Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn có núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng đi lính xa không về. Chờ mãi không thấy chồng đâu, nàng và con đã chết hóa thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
       Ca dao Việt Nam xưa khi nói về Lạng Sơn có câu:
       Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
       Có Nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
       Tuy nhiên, ngày 27/07/1991, tượng đá nàng Tô Thị đã bị sụp đổ, và có hai người bị bắt vì nghi ngờ phá tượng để nung vôi, vì thế mà câu ca dao bị đọc chệch đi:
       Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
       Có Nàng Tô Thị, nó vừa nung vôi.
       Sau đó, ông Trương Hoàng Phương, giảng viên Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Sài gòn, lúc còn học Hà Nội, đã đến hiện trường để nghiên cứu lại vụ việc người bị bắt oan. Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng tượng nàng Tô Thị bị sụp đổ là do sự ăn mòn của tự nhiên (cụ thể là hiện tượng karst) chứ không phải do con người phá hoại để nung vôi. Từ kết quả này cũng suy ra rằng hai nghi phạm bị bắt trong vụ sập tượng đá thật sự là bị oan và họ đã được giải oan.
       Hiện nay, một tượng bằng xi măng đã được dựng lên tại vị trí tượng đá cũ.
Nên có bài thơ:
CHUYỆN NÀNG TÔ THỊ NUNG VÔI
Tô Th bng con hóa thch ghn,
Trông chng ngước mt hướng nhìn bên.
Nào ai sp đ nung vôi đá,
Đ phi tù đài mt tui tên.
Ra sch oan khiên nh chng giám,
Cho người khi ca ti gây nên.
Ngang đây ghé mt nàng Tô Thị,
Núi Vng Phu nay dân lp đn.
Vô Danh
HỌA: HÒN VỌNG PHU
Bng con hóa đá dng thành ghnh,
Tô Th ch chng mt thãm bên.
Sp đ do thiên nhiên chuyn biến,
Ti tình oan nghit phi vùi tên.
May thay vô ti nh minh chng,
Tô Th th chng vn dng nên.
Ai có v quê lên x Lng,
Tam Thanh xin ghé đn thăm đn.
HỒ NGUYỄN (07-3-2019)
Tài liệu HX nghiên cứu___

1 nhận xét:

  1. Mặc dù là tự nhiên, nhưng hòn vọng phu rất có ý nghĩa giáo dục

    Trả lờiXóa

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...