Nhắc
đến những đợt đại ôn dịch hoành hành trong lịch sử của nhân loại, mọi
người đều biến sắc khi nghĩ tới những hậu quả khủng khiếp của nó. Trung
Quốc và thế giới từng bị tấn công bởi dịch SARS và cúm gia cầm cách đây
vài năm, giờ đây là dịch hạch và viêm phổi Vũ Hán. Lo sợ và tìm cách lẩn
tránh rõ ràng không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vậy làm thế nào mới
có thể tránh xa được bệnh dịch?
Hãy cùng nhìn lại hai trận ôn dịch lớn trong lịch sử thế giới để tìm ra bài học, một ở La Mã và một ở London.
Đại dịch hạch phá huỷ giấc mộng của Đế chế La Mã
Ngày
nay, chúng ta vẫn có thể hình dung được sự tàn khốc của dịch bệnh thời
ấy thông qua những miêu tả trong cuốn “Thánh đồ truyện” (Biographies of
Eastern Saints) của tác giả kiêm nhà sử học John (John of Ephesus:
507-588) và nhà sử học Evagrius Scholasticus (536 – 594). Trong
quá trình thu thập tư liệu về cuộc đời của các Thánh, John đã chứng
kiến lần bệnh dịch ở Constantinople. Còn nhà sử học Evagrius thì thậm
chí đã trực tiếp trải qua dịch bệnh, chứng kiến cái chết của vợ, người thân cùng một lượng lớn người La Mã.
Với
mong muốn tìm lại giấc mộng huy hoàng phục hưng Đế chế La Mã,
Justinian, vị chúa tể của Đế chế Đông La Mã đã phát động cuộc chiến
tranh chinh phục thế giới phía Tây Địa Trung Hải vào năm 533. Tuy nhiên,
ngay khi càn quét qua Bắc Phi, chuẩn bị chinh phục nước Ý và hoàn thành
giấc mộng của mình, một trận ôn dịch với quy mô chưa từng có đã kìm hãm
tham vọng của ông ta. Năm 541, dịch hạch bắt đầu bùng phát ở Ai Cập
trên lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã, sau đó nhanh chóng lan sang thủ đô
Constantinople và các khu vực khác.
Khắp
nơi đều là “thi thể đã thối rữa nằm ở trên đường do không được ai chôn
cất”. Đâu đâu cũng có những con đường đầy người chết khiến tất cả những
ai chứng kiến đều vô cùng sợ hãi và kinh hoàng. Bụng của họ sưng lên,
máu và mủ ào ạt chảy ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi
thể nối tiếp thi thể thối rữa nằm trên đường, trong những con ngõ, trước
cửa sân nhà và giáo đường.
“Trong
làn sương mù trên biển, có những con tàu chỉ vì thuyền viên phải chịu
sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế mà trở thành những phần mộ trôi
nổi trên sóng”. Trên
đồng “phủ đầy những cây ngũ cốc đã bạc màu” mà chẳng hề có ai thu
hoạch. “Những đàn cừu, sơn dương, bò và lợn gần như trở thành động vật
hoang dã, những loài vật nuôi này dường như đã quên đi cuộc sống cày bừa
và giọng của loài người đã từng nuôi chúng”.
Có
nhiều cảnh tượng kinh khủng và kỳ lạ xuất hiện vào thời điểm đó: “Mọi
người đang trò chuyện với nhau, đột nhiên họ bắt đầu lắc lư, sau đó đổ
gục xuống phố hay trong nhà. Một người tay cầm dụng cụ, đang ngồi đó làm
đồ thủ công mỹ nghệ, cũng có thể đột nhiên ngã xuống, hồn rời khỏi xác.
Một người mua nhu yếu phẩm trong chợ, khi đang mặc cả hoặc đếm tiền thì
cái chết đột nhiên ập đến với người mua hoặc người bán, hàng hóa và
tiền vẫn còn ở giữa nhưng không ai dám nhặt…”. Những người bị nhiễm bệnh
sớm nhất là những người nghèo vô gia cư ngủ trên đường phố. Khi dịch
hạch ở vào thời điểm nghiêm trọng nhất, mỗi ngày có 5000 – 7000 người
chết, thậm chí có trên vạn người bất hạnh tử vong.
Số
người chết nhanh chóng vượt qua con số 230 nghìn và thậm chí người ta
còn không thể có đủ đất để chôn cất người chết. Các thi thể phải chất
đống lại và cả thành phố đều phát ra mùi hôi thối của xác chết. Hoàng đế
Justinian cũng suýt bị nhiễm dịch bệnh. Trong cơn sợ hãi ông ta ra lệnh
cho xây dựng rất nhiều ngôi mộ lớn để chôn cất được nhiều người chết.
Không những vậy còn lệnh cho nhiều người đào hố để chôn cất và ngăn chặn
sự lây lây lan của bệnh dịch. Kết quả là, một số lượng lớn xác chết bất
kể giới tính, thân phận, tuổi tác đều bị chôn cất tầng tầng lớp lớp
cùng nhau.
“Cứ
như thế, người ở Constantinople dần dần đi đến bước đường hủy diệt, chỉ
còn số ít người may mắn sống sót. Nếu như chỉ xét đến những người chết ở
trên đường, giá như có người có thể nói ra số người chết cụ thể thực
tế, ước đoán là hơn ba trăm nghìn người thiệt mạng ở trên đường. Những
người chịu trách nhiệm thống kê số người chết hễ mà đếm không nổi nữa
thì trực tiếp đẩy xác chết ra khỏi thành… Do không có người kéo đi, cũng
không có người đào mộ nên thi thể chỉ còn cách bị vứt trên đường, cả
thành phố đầy mùi xác thối”. Có đến 40% cư dân thành Constantinope bị tử
vong vì ôn dịch. Dịch hạch tiếp tục hoành hành trong nửa thế kỷ cho đến
khi 1/4 dân La Mã bị chết vì bệnh dịch. Đế quốc La Mã bị tổn thương
nặng nề và đi tới diệt vong.
Tại
sao Thượng Đế lại trừng phạt Đế quốc La Mã? Chắc hẳn đó là sự đàn áp
đạo Cơ Đốc và các tín đồ Cơ Đốc đã khiến cả người và Thần cùng tức giận,
mà sự đàn áp này xảy ra trong suốt hơn 300 năm.
Bức danh họa “Dịch hạch ở thành Rome” của họa sỹ Jules Elie Delaunay (1828-1891) (ảnh: Wikimedia Commons).
Sự kết thúc ly kỳ của Đại dịch hạch ở London
Ngoài
ra, một đợt dịch hạch với quy mô lớn khác xảy ra tại nước Anh từ năm
1665 đến năm 1666 cũng rất khủng khiếp. Một số nhà sử học tin rằng mầm
bệnh thật ra đã được ủ từ những tháng mùa đông cuối năm 1664. Và khi mùa
đông qua đi, bệnh dịch lan rộng một cách nghiêm trọng. Nơi đầu tiên nó
gieo tai họa là một vùng ngoại ô nghèo của London, quận St. Giles. Từ
đó, trận dịch hạch nhanh chóng lan ra các khu vực đông đúc, nghèo nàn
khác của thành phố: Quận Stepney, Shoreditch, Clerkenwell, Cripplegate
và cuối cùng là Westminster.
Dịch
hạch mất từ 4 đến 6 ngày để ủ bệnh, đến khi các triệu chứng của nó xuất
hiện thì đã quá muộn. Nạn nhân bị sốt cao và nôn mửa, cơn đau dữ dội
khiến tay chân họ quằn quại. Các mụn hạch hình thành trong các tuyến
bạch huyết và có thể phình to bằng kích thước của một quả trứng trước
khi bị vỡ ra. Những
ngôi nhà nhiễm bệnh đã bị niêm phong, những cánh cửa được đánh dấu bằng
chữ thập đỏ hoặc trắng với dòng chữ: “Lạy Chúa, xin hãy thương xót
chúng con”. Đường phố ban ngày im ắng một cách đáng sợ. Tuy nhiên, vào
ban đêm người ta lại hoạt động liên tục khi xác chết được thu gom lên
những xe đẩy đến các hố xử lý dịch hạch lớn được đào trong thành phố.
Đến
đầu tháng 9 năm 1666 thành phố London nhộn nhịp đã hoàn toàn biến thành
một thành phố câm lặng, chết chóc. Tất cả các cửa hàng đóng cửa, trên
đường hầu như không có người, hai bên mọc đầy cỏ dại. Công việc duy nhất
phá vỡ sự im lặng đó là vận chuyển xác chết. Ban đầu công việc này thực
hiện vào ban đêm, sau đó vì số người tử vong quá lớn, công việc được
thực hiện cả ngày cả đêm.
Trong
cơn đại dịch này, có đến 75.000 đến 100.000 người đã thiệt mạng, chiếm
hơn 1/5 tổng dân số London vào thời điểm đó. Dịch hạch London trong lịch
sử được xác định là bệnh dịch hạch bạch huyết. Kết thúc đột ngột của nó
cũng rất kỳ quái, khiến người ta không khỏi băn khoăn.
Dường
như có sự an bài từ Thượng đế, một trận hỏa hoạn tại London đã chấm dứt
đại ôn dịch tại thành phố này. Vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ một tiệm bánh
mì ở Pudding Lane, gần bờ sông Thames vào ngày 2 tháng 9 năm 1666 và kéo
dài trong 5 ngày. Vụ hỏa hoạn đã phá hủy hầu như toàn bộ khu vực phố cổ
London thời Trung Cổ. Ngọn lửa cháy từ phía đông và lan qua phía tây
London. Thậm chí vua Charles II và em trai là Công tước xứ York (tức vua
James II tương lai) cũng phải tham gia vào việc chữa cháy. Khoảng
13.200 căn nhà, gần 90 nhà thờ, 6 nhà nguyện, 4 nhà tù đã bị phá hủy.
Đây là một trong số những vụ hỏa hoạn lớn nhất từ trước đến nay. Sau vụ
hỏa hoạn, dịch bệnh cũng dần dần biến mất.
Đoạn
lịch sử này giống như một câu chuyện kỳ diệu, khó lý giải. Dường như
mọi đại ôn dịch lớn đều có nguyên nhân bề mặt và câu chuyện đằng sau nó.
Nếu muốn thoát khỏi “Quỷ môn quan”, chỉ nghe những lời tuyên truyền sáo
rỗng thì vẫn là chưa đủ. Trời
không tuyệt đường người, ông Trời vẫn rất thương xót, đang đợi con
người tỉnh ngộ, nhưng thời gian còn bao lâu? Đừng đợi đến khi tai họa
thật sự giáng xuống thì mới thức tỉnh, khi đó thì mọi thứ đều đã quá
muộn màng.
Kiên Định(daikynguyen )
Hoa Huỳnh chuyển
Mọi dịch bệnh đều phải phòng sớm
Trả lờiXóamọi dịch bệnh đều phải phòng sớm
XóaCác loại dịch bệnh đều rất nguy hiểm, không được chủ quan
Trả lờiXóa