Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Bí ẩn văn hóa thần truyền: Sự giống nhau kỳ lạ của 2 ngôi đền cách xa nửa vòng Trái đất

Đền Baksei Chamkrong (Campuchia) và đền Grand Jaguar (Guatemala – Trung Mỹ) là hai ngôi đền cổ được xây dựng bởi hai nền văn minh khác nhau và cách xa hơn 14.000 km, nhưng lại mang nhiều đặc điểm tương đồng khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối…

Bí ẩn văn hóa thần truyền: Sự giống nhau kỳ lạ của 2 ngôi đền cách xa nửa vòng Trái đất
Sự tương đồng kỳ lạ giữa đền Baksei Chamkrong, Campuchia (phải) và đền Grand Jaguar tại Guatemala – Trung Mỹ (Trái). (Ảnh: ancient-code.com)

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao rất nhiều công trình cổ đại khắp thế giới lại trông khá giống nhau về kết cấu, hình dáng và thiết kế?
Hàng trăm kim tự tháp và đền thờ trên toàn thế giới có sự tương đồng đến lạ lùng dù nằm cách nhau hàng nghìn cây số. Đây phải chăng chỉ đơn giản là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hay là kết quả của một sự kết nối bí ẩn giữa các nền văn minh trong thế giới cổ đại?
Một trong những sự trùng hợp kỳ lạ nhất là ngôi đền nằm ở tỉnh Siem Reap phía Tây Bắc Campuchia với phiên bản lớn hơn nằm cách đó 14.000 km tại Guatemala, một quốc gia Trung Mỹ.

Ngôi đền Baksei Chamkrong (Campuchia)


Bí ẩn văn hóa thần truyền: Sự giống nhau kỳ lạ của 2 ngôi đền cách xa nửa vòng Trái đất - Baksei Chamkrong
Đền Baksei Chamkrong. (Ảnh: voyagevirtuel.net)

Ngay bên ngoài những tàn tích của khu đền Angkor Wat tráng lệ là một ngôi đền kim tự tháp cổ có tên Baksei Chamkrong. Vì nó được xây bằng những khối đá vững chắc nên người ta không thể ước tính được niên đại bằng phương pháp đo đồng vị phóng xạ carbon. Tuy nhiên các nhà khảo cổ cho rằng nó được xây vào khoảng thế kỷ 16 SCN.
Cái tên Baksei Chamkrong có nghĩa là “Người ẩn nấp dưới cánh chim”. Tên gọi này bắt nguồn từ một câu chuyện cổ kể về một nhà vua trong khi cố gắng thoát khỏi cuộc vây hãm Angkor, đã có một con chim khổng lồ bay đến che chở cho ông bằng đôi cánh của nó.

Đền thờ Grand Jaguar (Guatemala)

Nằm trong khu vực Petén Basin của Guatemala, nơi đây là di tích của thành phố cổ Tikal, một trong những thành phố quan trọng nhất của người Maya. Tikal từng là thủ đô của quốc gia Maya hùng mạnh.
Mặc dù ngôi đền ở Campucha nhỏ hơn nhiều so với đền Grand Jaguar, nhưng đặc điểm thiết kế của hai ngôi đền này lại tương đồng đến kỳ lạ. Cả hai cấu trúc cổ xưa này đều có lối đi bậc thang ở giữa. Tuy nhiên, điều đặc biết nhất là các mặt xung quanh ngôi đền cũng được làm theo dạng bậc thang.
Trên đỉnh ngôi đền là một khu vực có cấu trúc mái vòm, ở đó có một cánh cửa nhỏ dẫn vào bên trong đền và bố trí bên trong là giống nhau. Đây là hai nền văn minh cổ đại nằm cách nhau 14.000 km, một ở Campuchia và một ở Trung Mỹ, nhưng chúng lại giống nhau đến kinh ngạc.
Bí ẩn văn hóa thần truyền: Sự giống nhau kỳ lạ của 2 ngôi đền cách xa nửa vòng Trái đất - Grand Jaguar
Đền Grand Jaguar. (Ảnh: wikimedia commons)

Bất ngờ hơn là mãi cho đến thời gian gần đây các học giả mới nhận ra sự tương đồng của hai cấu trúc này, và họ cũng phát hiện nhiều cấu trúc khác trên toàn thế giới có những điểm giống nhau nhất định.
Vậy lời giải thích cho sự giống nhau này là gì? Phải chăng cả hai nền văn minh cổ đại này đều xây dựng đền thờ trên cùng một bản thiết kế? Nhưng ai là tác giả của bản thiết kế đó?

Thần đã giúp đỡ con người?

Theo truyền thuyết của Campuchia thì khu đền thờ Angkor do Preah Pisnokar, một nhân vật nửa thần nửa người thiết kế. Ông được biết đến là con của nữ thần Mặt trăng. Một ngày nọ, nữ thần đã quyết định đưa Pisnokar lên thiên thượng để được thần Indra truyền dạy toán học, kỹ thuật, kiến trúc và nhiều ngành khoa học khác.
Các bản thảo của Maya cũng viết rằng, thần Kukulkan chịu trách nhiệm thiết kế các công trình kim tự tháp và đền thờ. Ông cũng là vị thần đã dạy cho con người những kiến thức về toán học, kỹ thuật và các ngành khoa học khác, về cơ bản là gần giống với câu chuyện của Pisnokar.
Kukulkan được cho là đến từ một ngôi sao khác. Trong thần thoại Maya cổ, Kukulkan được miêu tả là một con rắn có lông vũ, nhưng hình ảnh khác của ông là một người cao lớn đội mũ giống phi hành gia và ngồi trong quả trứng trông như một chiếc tàu bay.
Theo thần thoại Trung Mỹ, ông là người thầy mang lại kiến thức cho người Maya. Nói cách khác, nếu lý giải theo thuyết phi hành gia cổ đại, thì Kukulkan là một người ngoài Trái đất.
Qua hai câu chuyện này, chúng ta có thể thấy sự tương đồng thú vị giữa nền văn minh Maya và Campuchia cổ. Phải chăng hai “kiến trúc sư” kỳ lạ này thực sự có mối liên hệ nào đó với nhau? Và phải chăng đây chính là minh chứng cho một thế lực siêu nhiên đứng sau tất cả các công trình khổng lồ trong thế giới cổ đại?
Hoàng An

2 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...