Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Bong Joon-ho - quái kiệt Hàn Quốc làm nên lịch sử tại Oscar 2020

Parasite giành chiến thắng lớn tại Oscar 2020 với giải Phim truyện, Đạo diễn, Kịch bản gốc và Phim quốc tế xuất sắc. Điều đó tái khẳng định tài năng thượng thừa của Bong Joon-ho.

Giây phút Ký sinh trùng được xướng tên Phim hay nhất tại Oscar 2020.
https://news.zing.vn/video-giay-phut-ky-sinh-trung-duoc-xuong-ten-phim-hay-nhat-tai-oscar-2020-post1045313.html 
Nhắc đến điện ảnh Hàn Quốc, nhiều khán giả sẽ nghĩ ngay tới Bong Joon-ho - tác giả của hàng loạt bộ phim đáng nhớ như Memories of Murder, The Host, Mother. Với bộ phim mới nhất là Parasite, ông đã làm nên lịch sử và khiến cả thế giới ngả mũ kính phục.
Đây là bộ phim đầu tiên không sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nhận giải Phim truyện xuất sắc tại Oscar. Đồng thời, cá nhân Joon-ho còn có giải Đạo diễn và Biên kịch xuất sắc. Và điện ảnh Hàn Quốc cũng có lần đầu tiên ẵm giải Phim quốc tế xuất sắc của Oscar sau rất nhiều lần lỗi hẹn.
Bong Joon-ho là cái tên được nhắc tới nhiều nhất sau lễ trao giải Oscar lần thứ 92 nhờ chiến thắng lịch sử của Parasite.
Bong Joon-ho là cái tên được nhắc tới nhiều nhất sau lễ trao giải Oscar lần thứ 92 nhờ chiến thắng lịch sử của Parasite.
Nói Bong Joon-ho là nhà làm phim có chuyên môn và sức ảnh hưởng nhất khu vực Đông Á có lẽ cũng là chưa đủ để mô tả hết về vị đạo diễn. Những dấu ấn độc đáo trong phong cách làm phim cá nhân như kỹ thuật quay trừu tượng, màu sắc tương phản mạnh, diễn biến tâm lý chuyển đổi đột ngột, những chi tiết phản ánh sâu cay về thực tại xã hội, giúp phim của ông kết nối với khán giả và được giới phê bình đón nhận ở cả trong lẫn ngoài nước.
Các tác phẩm của Bon Joon-ho đã vượt qua rào cản về ngôn ngữ cũng như khoảng cách địa lý, tạo nên những thông điệp toàn cầu để nói lên giá trị, ý tưởng, và nỗi sợ của Hàn Quốc mà những quốc gia và dân tộc khác cũng đồng cảm.
Trên hết, những bộ phim ông làm ra vừa thúc đẩy thời kỳ hoàng kim mới của điện ảnh Hàn Quốc, vừa thu hút sự chú ý của quốc tế đến với những tựa phim tiêu biểu nhất xứ kim chi.
Xuất phát điểm là một sinh viên yêu mến điện ảnh, đạo diễn Bong Joon-ho là một sản phẩm của môi trường mà ông sinh sống và học tập. Ảnh hưởng từ các tác phẩm do đồng nghiệp và thế hệ đi trước luôn xuất hiện rất rõ ràng trong các tác phẩm của ông.
Xuất phát từ niềm đam mê bất tận với điện ảnh
Những năm đầu đời và thời niên thiếu đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên nhà làm phim Bong Joon-ho, và cung cấp một phần ngữ cảnh để lý giải quan điểm, giá trị xã hội mà ông đưa vào các tác phẩm của mình sau này.
Sinh năm 1969 ở Daegu, Bong Joon-ho là con út trong bốn anh em. Thời điểm đó, Hàn Quốc vẫn bị cai trị dưới chế độ độc tài - điều chắc chắn gây ảnh hưởng đến một số đề tài trong sự nghiệp của ông.
Bong Joon-ho từng không được gia đình ủng hộ theo nghiệp làm phim.
Bong Joon-ho từng không được gia đình ủng hộ theo nghiệp làm phim.
Bố ông là Bong Sang-gyun - một nhà thiết kế đồ họa, còn mẹ ông làm nội trợ. Ông ngoại của ông, Park Tae-won, là một nhà văn thành công, nhưng không để lại nhiều ấn tượng cho vị đạo diễn vì buộc phải rời gia đình và sống ở Bắc Triều Tiên kể từ chiến tranh Triều Tiên.
Còn Joon-ho yêu thích điện ảnh từ khi còn ngồi dưới mái trường cấp II, nhưng gia đình cho rằng ông tốt nhất không nên theo đuổi ngành này khi lên đại học. Vì thế, vị đạo diễn tương lai ghi danh vào ngành xã hội học ở trường Đại học Yonsei tại thủ đô Seoul vào cuối những năm 1980.
Thời đó, cả đất nước chìm trong phong trào nổi dậy chống chính quyền. Những cuộc biểu tình quần chúng diễn ra và ngày càng mạnh mẽ hơn khi cảnh sát vô tình giết chết một sinh viên. Bản thân Bong Joon-ho cũng tham gia những phong trào ấy và chiến đấu chống lại cảnh sát.
"Cả hai bên đều vô cùng bạo lực. Thời đó thật sự rất nguy hiểm", ông có lần phát biểu trên tạp chí Cine21. Người dân cảm nhận thấy sự đàn áp có hệ thống từ một nhà nước độc tài, và điều đó trở thành một phần gắn liền với cuộc đời vị đạo diễn, trở thành một yếu tố quan trọng trong cá tính làm phim của ông, rồi len lỏi vào chủ đề từng tác phẩm.
Khi nhìn lại, The Host, Snowpiercer và Okja có những cách thể hiện khác nhau về áp bức độc đoán và bất công, trong khi Parasite mới nhất lại mang chủ đề bất bình đẳng giai cấp. Tất cả đều xuất phát từ thời niên thiếu của Bong Joon-ho.
Các bộ phim của Bong Joon-ho thường khéo léo khai thác đề tài bất bình đẳng. Điều đó xuất phát từ thời sinh viên đầy biến động của nhà làm phim.
Các bộ phim của Bong Joon-ho thường khéo léo khai thác đề tài bất bình đẳng. Điều đó xuất phát từ thời sinh viên đầy biến động của nhà làm phim.
Ông tiếp tục sự nghiệp học tập đến đầu những năm 1990, rồi quyết định ghi danh vào Học viên Nghệ thuật Điện ảnh Hàn Quốc (KAFA). Bong Joon-ho bắt đầu tham gia hoạt động ngoại khóa xuất phát từ niềm đam mê bất tận với phim ảnh, thành lập một câu lạc bộ điện ảnh và làm nên những bộ phim ngắn đầu tiên.
Phong cách độc đáo cũng như tính hài hước đen tối pha chút tinh quái từ các tác phẩm này đã gây chú ý với hãng Moho Films - đơn vị sản xuất một số bộ phim sau này của Joon-ho. Trong vài năm đầu sau khi tốt nghiệp KAFA, ông hoạt động với tư cách cộng tác viên cho các bộ phim của đồng nghiệp, làm đạo diễn phụ, và thi thoảng là đồng biên kịch.
Mãi đến năm 1999, ông mới làm phim của riêng mình - một quyết định đã thay đổi cả cuộc đời lẫn sự nghiệp vị đạo diễn.
Sớm ghi dấu ấn và đóng góp cho thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hàn
Tác phẩm đầu tiên Bong Joon-ho làm biên kịch kiêm đạo diễn là Barking Dogs Never Bite, ra mắt vào năm 2000. Ban đầu, bộ phim hài đen được giới phê bình đón nhận tích cực, nhưng rốt cuộc không gây nhiều sự chú ý với công chúng.
Dẫu vậy, những dịp xuất hiện tại các liên hoan phim quốc tế đã giúp bộ phim có thêm tiếng tăm, và lợi nhuận phòng vé rốt cuộc cũng vượt qua kinh phí sản xuất hai năm sau khi công chiếu. Nhưng phải tới bộ phim thứ hai, Memories of Murder (2003), phong cách sáng tạo của Joon-ho mới thực sự định hình.
Là bộ phim hư cấu dựa trên câu chuyện có thật về chuỗi vụ án giết người hàng loạt đầu tiên tại Hàn Quốc, Memories of Murder hòa trộn một cách độc đáo thể loại trinh thám và hài hước, để rồi đem tới cái kết đầy ám ảnh. Nhiều nhà phê bình cho rằng tác phẩm còn khéo léo đề cập tới những vấn đề xã hội và chính trị Hàn Quốc còn tồn tại tới tận thế kỷ XXI.
Memories of Murder đến nay vẫn được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của Bong Joon-ho, dù đó mới là tác phẩm điện ảnh dài thứ hai trong sự nghiệp của ông.
Memories of Murder đến nay vẫn được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của Bong Joon-ho, dù đó mới là tác phẩm điện ảnh dài thứ hai trong sự nghiệp của ông.
Bằng cách chọn một vụ án nổi tiếng để làm mạch phim chính, Bong Joon-ho đáp ứng được cả những yêu cầu của thể loại trinh thám lẫn khơi gợi thêm trí tưởng tượng cho khán giả. Không chỉ thế, kết phim còn rẽ hướng khỏi nhiều bộ phim noir kinh điển mà ông đã tham khảo.
Giống thực tế, Memories of Murder kết thúc mà không có bằng chứng nào quyết định ai là thủ phạm. Vị đạo diễn chọn bi kịch đau lòng như một động thái bất chấp thể loại để lật lại cách khán giả Hàn Quốc nhận định về sự công bằng lẫn bất công.
Nhà làm phim đồng thời muốn nhấn mạnh sự bất lực và phi lý của lực lượng cảnh sát Hàn Quốc. Nhân vật chính của Memories of Murder, hai vị thám tử với xuất thân khác nhau, đều không thể giải quyết vụ án dù ai cũng tin rằng phương pháp của mình là tốt nhất, khiến khán giả buộc phải nghi ngờ về giới cầm quyền ở ngoài đời thực.
Memories of Murder còn giới thiệu một số kỹ thuật thị giác điện ảnh mà sau này gắn liền với Bong Joon-ho: những cảnh quay dài theo chân nhân vật, cận cảnh sắc nét, và bạo lực gần như tàn bạo. Và bộ phim tiếp theo, The Host (Quái vật sông Hàn, 2006), đã biến ông trở thành nhà làm phim hạng A của xứ Hàn.
The Host thiết lập kỷ lục phòng vé tại Hàn Quốc khi bán được hơn 13 triệu lượt vé hồi 2006.
The Host thiết lập kỷ lục phòng vé tại Hàn Quốc khi bán được hơn 13 triệu lượt vé hồi 2006.
Giống như Memories of Murder, bộ phim là sự độc đáo trong một thể loại đã quá quen thuộc: Quái vật. Ngay từ đầu, người Mỹ bị xếp làm kẻ thù qua cảnh một nhà khoa học Mỹ chịu trách nhiệm gián tiếp tạo ra con quái vật gây kinh hoàng cho người dân.
Bộ phim xoay quanh một gia đình nghèo với cô cháu gái bị quái vật bắt đi, và những nỗ lực của họ để được một chính quyền tàn nhẫn và bàng quan giúp đỡ. Quan điểm chính trị của đạo diễn Bong Joon-ho trở thành cốt lỗi của bộ phim, và lan tỏa rất rộng nhờ vào sự nổi tiếng của The Host qua hơn 13 triệu lượt vé.
Vươn ra biển lớn và làm nên lịch sử
Sau bom tấn The Host, Bong Joon-ho tiếp tục làm đạo diễn và viết kịch bản cho một số bộ phim, đáng chú ý có Snowpiercer (2012) với dàn sao đa số đến từ Hollywood. Dù thuộc dòng khoa học viễn tưởng và dựa trên truyện tranh, phim vẫn mang tính phê phán xã hội cao như các phim trước của ông, đồng thời có phần kỹ thuật và tính bạo lực cao hơn.
Tận dụng chủ đề độc tài đàn áp, khai thác những kiếp người bị áp bức và cách ly khỏi xã hội, ông tiếp tục đem tới Okja (2015). Như Snowpiercer, Okja tỏ ra độc đáo và nguyên bản, dù bị không ít người coi là bước thụt lùi.
Snowpiercer là bước chuyển mình thú vị và cần thiết đối với cá nhân nhà làm phim.
Snowpiercer là bước chuyển mình thú vị và cần thiết đối với cá nhân nhà làm phim.
Không ai có thể phủ nhận Okja mang nặng tính xã luận khi nói về một cô bé và tình bạn với một con siêu-lợn được sinh ra để làm thịt. Với thông điệp phê phán rõ ràng và mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất thịt, ông tận dụng nhiều hiệu ứng thị giác và dàn diễn viên xuất sắc để hướng khán giả tới một vấn đề toàn cầu.
Bong Joon-ho có lần phát biểu: "Phim ảnh hoặc diễn tả động vật như những người bạn tâm giao, hoặc bị xẻ thịt như trong phim tài liệu. Tôi muốn nối liền hai thái cực ấy với nhau. Sự phân biệt giữa bạn bè và thức ăn giúp chúng ta thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng trong đời thực, chúng đều là một".
Okja thể hiện khát vọng của ông là lột trần những cảm xúc và suy nghĩ mà người thường không thể hiện ra bên ngoài trong xã hội hiện đại. Bộ phim mới nhất, và có lẽ là thành công nhất tới thời điểm hiện tại của Bong Joon-ho là Parasite, cũng đi theo hướng đó.
Parasite cho thấy tài năng lớn nhất của Bong Joon-ho: kể một câu chuyện mà bất cứ người dân nơi đâu cũng có thể thấu hiểu và đồng cảm.
Parasite cho thấy tài năng lớn nhất của Bong Joon-ho: kể một câu chuyện mà bất cứ người dân nơi đâu cũng có thể thấu hiểu và đồng cảm.
Công chiếu vào năm 2019, bối cảnh của Parasite trở lại Hàn Quốc với một câu chuyện có quy mô nhỏ và chặt chẽ về một gia đình nghèo thâm nhập vào nơi ở của một gia đình giàu có. Bong Joon-ho nhận được vô số lời tán tụng từ giới phê bình và còn giành cả giải Cành Cọ Vàng tại liên hoan phim Cannes, giúp điện ảnh nước nhà làm nên lịch sử.
Parasite là một phép ẩn dụ đầy căng thẳng và tăm tối về sự chênh lệch địa vị xã hội cũng như kinh tế, có lẽ xuất phát từ những trải nghiệm thời thơ ấu của vị đạo diễn. Thậm chí, ông còn từng làm gia sư cho một gia đình giàu có giống như nhân vật trong phim.
Học hỏi từ cả Hollywood lẫn điện ảnh trong nước, Bong Joon-ho đã tận dụng những đề tài có thể liên tưởng tới nhiều vấn đề mang tầm quốc tế từ lúc bắt đầu sự nghiệp. Một nhà phê bình nhận xét: "Ông ấy đã tái định hình những lối mòn của Hollywood, biến chúng thành công cụ để giải quyết những câu hỏi dành cho Hàn Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung".
Sau cùng, Bong Joon-ho trở thành một tác gia tầm cỡ không nhờ vào ảnh hưởng từ Hollywood lẫn đặc tính Hàn Quốc bên trong ông. Năng lực làm phim khác thường của vị đạo diễn quái kiệt chính là đến từ khả năng kể ra một câu chuyện mà bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể hiểu và đồng cảm.
Xin chúc mừng Bong Joon-ho và điện ảnh Hàn Quốc với kỳ tích mà Parasite lập được trong buổi sáng 10/2. Giờ thì ông đã có thể "uống thỏa thích", như lời phát biểu hài hước khi cầm tượng vàng Oscar trên tay.
Nam Lương / Tri Thức Trực Tuyến

Xem Them : Khu ổ chuột như trong 'Parasite'

2 nhận xét:

CHIẾC VÒNG MÃ NÃO - Thái Thanh

Vòng tay mã não là sản phẩm trang sức từ đá tự nhiên - ảnh Internet Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn Qui Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả ...