Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Sau hơn 500 năm, bí mật ẩn dưới kiệt tác nổi tiếng của Leonardo da Vinci cuối cùng đã được giải mã

Từ Khoahoc.tv.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London (Anh) và Phòng trưng bày Quốc gia Anh tuyên bố đã vén màn thành công bí ẩn hàng trăm năm qua do danh họa người Ý Leonardo da Vinci tạo ra trong bức tranh "Virgin of the rocks"

"Virgin of the rocks" là một trong số những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa thiên tài người Ý Leonardo da Vinci. Bức tranh vẽ hình đức Mẹ Maria, đức Chúa hài đồng, thánh John và một thiên thần. Bức tranh gồm hai phiên bản, một được vẽ vào năm 1483 được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, và một vào năm 1508, treo tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London.

Sau hơn 500 năm, bí mật ẩn dưới kiệt tác nổi tiếng của Leonardo da Vinci cuối cùng đã được giải mã - Ảnh 1.
"Virgin of the rocks" là một trong số những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa thiên tài người Ý Leonardo da Vinci.
Mặc dù đã được nghiên cứu kĩ càng bởi nhiều học giả và người hâm mộ suốt 500 năm qua, tuyệt tác Virgin of the Rocks của Leonardo da Vinci vẫn ẩn giấu nhiều bí ẩn chưa được khám phá bên trong tác phẩm này.
Song mới đây nhất, các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London (Anh) và Phòng trưng bày Quốc gia Anh tuyên bố đã vén màn thành công bí ẩn hàng trăm năm qua do danh họa người Ý tạo ra, theo CNET. Bằng việc sử dụng công nghệ chụp X quang, kết hợp với các thuật toán xử lý dữ liệu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các nét phác thảo đầu tiên của Leonardo da Vinci trên bức tranh, vốn bao gồm hình ảnh Chúa Hài đồng và thiên thần.

Sau hơn 500 năm, bí mật ẩn dưới kiệt tác nổi tiếng của Leonardo da Vinci cuối cùng đã được giải mã - Ảnh 2.
Các nhà nghiên cứu ở London đã phát hiện ra các nét vẽ bí ẩn ẩn giấu bên trong bức vẽ Virgin on the Rocks
Được biết, trong quá trình tìm hiểu cách phục hồi tác phẩm, các nhà nghiên cứu đã vô tình phát hiện ra một bí ẩn: Thông qua hình ảnh hồng ngoại, có một bản phác họa khác hiện đang nằm bên dưới lớp sơn dầu. Kỹ thuật sử dụng ánh sáng hồng ngoại cho phép các nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy các nét vẽ được bao phủ bởi rất nhiều lớp sơn mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Việc phân tích bằng cách chiếu tia hồng ngoại cũng cho thấy bức họa Virgin of the Rocks đã được Leonardo chỉnh sửa khá nhiều lần.
Dựa trên phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục sử dụng một kĩ thuật đặc biệt được gọi là quét huỳnh quang tia X (MA-XRF). Đây là một kỹ thuật dùng để xác định các nguyên tố hóa học khi ‘bắn phá’ chúng bằng ánh sáng tia X. Dữ liệu thu được từ kĩ thuật này sẽ các nhà nghiên cứu có thể lập bản đồ các nguyên tố hóa học có trong bức tranh.

Sau hơn 500 năm, bí mật ẩn dưới kiệt tác nổi tiếng của Leonardo da Vinci cuối cùng đã được giải mã - Ảnh 3.
Chi tiết hơn, phương pháp này đã kiểm tra tỉ mỉ từng pixel của bức tranh, qua đó phát hiện các thành phần hóa học trong chất liệu Leonardo sử dụng để vẽ, bao gồm kẽm. Các nhà nghiên cứu sau đó đã phát triển một thuật toán để sắp xếp lượng dữ liệu khổng lồ này. Khi tiến hành lọc ra các dữ liệu từ kẽm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một phiên bản gần như hoàn chỉnh của bản phác thảo gốc.

Sau hơn 500 năm, bí mật ẩn dưới kiệt tác nổi tiếng của Leonardo da Vinci cuối cùng đã được giải mã - Ảnh 4.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kĩ thuật đặc biệt được gọi là quét huỳnh quang tia X (MA-XRF), tạo ra một bản đồ các nguyên tố hóa học có trong bức tranh, sau đó dùng thuật toán để xử lý dữ liệu.
"Mỗi pixel (trong bức ảnh) chứa nhiều nguyên tố hóa học với số lượng khác nhau, nằm bên trong các lớp vẽ khác nhau. Chúng tôi đã phân tích kĩ từng pixel riêng lẻ, trước khi kết hợp chúng lại với nhau để xem tổng thể tất cả các chi tiết trong bức tranh. Kết qủa, một hình ảnh sắc nét hơn nhiều của Chúa Hài đồng và thiên thần đã được hé lộ", giáo sư Pier Luigi Dragotti tại đại học Imperial College London cho biết.
"Trước đây, chúng tôi thu được rất ít dữ liệu từ kẽm trong bức tranh do sự chồng chéo của nó với các nguyên tố khác. Tuy nhiên, thuật toán xử lý dữ liệu mới đã giúp chúng tôi có thể thấy rõ hơn những nét phác thảo nằm bên dưới bức tranh"
Theo CNET, nhóm nghiên cứu khẳng định kỹ thuật phân tích mới này có thể ứng dụng vào việc khôi phục hình ảnh ‘ẩn giấu’ bên trong các tác phẩm hội họa tương tự.

Tham khảo CNET

2 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...