Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Radio FM 974 – Melbourne Ukraine: Những Người Đàn Bà Sinh Con Mướn Cho Người

 Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 29/06/2020
        Trong hai gian phòng tiếp tân rộng của một nơi không hẳn là một khách sạn có tên gọi là “khách sạn Venice”, tại vùng ngoại ô thành phố Kyiv, hàng rào tường giăng kín kẽm gai bao quanh, thay vì ở khu bệnh viện hộ sản, những đứa trẻ mới sinh nằm trong những cái nôi, đặt nằm thẳng hàng, sát bên nhau, đứa thì khóc đứa thì ọa ọe đòi bú sửa, năm ba cô giữ trẻ đi lên đi xuống, nhìn nhau, không cười không nói. 
 Đó là những đứa trẻ mới vài ngày có khi là vài tuần, của cha mẹ người ngoại quốc, mướn các bà làm nghề “sinh con giùm” người Ukraine sinh ra, do trung tâm BioTexCom điều hành, một bệnh viện lớn nhất trên thế giới chuyên việc sinh nở. Những đứa trẻ này hiện chưa có ai tới nhận vì cha mẹ ruột đã không được phép tới Ukraine kể từ ngày nước này đóng cửa biên giới vì cơn đại dịch Wuhan. BioTexCom đã cho phổ biến một đoạn phim từ khách sạn Venice vào giữa tháng năm, đưa ra tình trạng tiến thối lưỡng nan khốn đốn cho cha mẹ muốn sinh con và việc giải tỏa bớt lệnh đóng cửa biên giới. Số phận của đám trẻ này đã xuất hiện trên các trang đầu của báo chí trên thế giới nhưng hơn một tháng qua, khoảng 50 em bé vẫn còn nằm nguyên trong khách sạn.

Mykola Kubela, thanh tra viên về trẻ con, nói rằng, phải cải sửa hệ thống này, khi ông miêu tả đó là một sự vi phạm quyền con người của trẻ con và dịch vụ sinh con mướn cho người ngoại quốc tại Ukraine nên ngăn cấm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt của ngân sách, kinh tế sa sút, nơi số tiền lương tháng khoảng 300 đồng Euro và chịu đựng cuộc chiến với Nga sô cùng nhóm ly khai do Nga Sô yễm trợ, Ukraine có quá nhiều phụ nữ nghèo khó, đặc biệt tại các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn, đang sắp hàng chờ tới phiên nhận sinh con mướn để lấy tiền, ngay cả biết rằng sức khỏe và tinh thần sẽ phải trả giá không ít. Tại Vinnytsia, một thành phố tây nam Kyiv, Liudmyla vẫn còn đang chờ nhận số tiền còn lại của tổng số tiền trả cho việc sinh một bé gái cho cặp vợ chồng người Đức vào tháng hai, bà liên lạc với văn phòng đại lý trung gian, không phải trung tâm BioTexCom, nơi này còn thiếu bà 6000 đồng Euro, họ cho biết không thể gởi tiền cho bà vì tình trạng phong tỏa. Mặc dù bà Liudmyla, nhận cấy tinh trùng ở Kyiv và suốt thời gian mang bầu bà sống ở Vinnytsia nhưng văn phòng đại lý bảo bà đi đến Ba Lan để sinh, để đứa nhỏ có thể làm giấy khai sinh ở đó, bệnh viện tại đây không biết bà đang sinh con mướn vì việc sinh con mướn bị cấm ngặt ở Ba Lan cũng như phần lớn ở các nước Âu châu.

Luidmyla, một người mẹ góa, phụ bán hàng, gặp khó khăn tài chánh nhiều năm trong việc tìm mua căn nhà khác, tốt hơn một phòng ngủ trong cư xá, cho bà và ba đứa con, nên năm 2017, bà tới một bệnh viện sinh con mướn và với số tiền công bà đã có thể mượn tiền mua nhà, ngay cả trong lúc này bà Luidmyla đã phải vào nằm phòng hồi sinh của bệnh viện vì kết quả không tốt trong thời thai nghén nhưng vẫn quyết định là sẽ sinh con mướn lần nữa để lấy tiền trả dứt tiền nhà đã mua. Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước tính hiện có khoảng vài ngàn đứa trẻ được những người đàn bà sinh mướn sinh ra tại Ukraine mỗi năm, 80% số trẻ em này là con của người ngoại quốc, họ chọn Ukraine vì ở đây thủ tục hợp pháp và giá rẻ. Sergii Antonov, một luật sư về thụ thai cho biết các đại lý dịch vụ này đôi khi sắp xếp cho sinh nở ở nước ngoài vì điều này có thể làm cho thủ tục đăng bộ khai sinh dễ dàng hơn.

Giá của một vụ sinh con mướn ở Ukraine bắt đầu từ 25 ngàn đồng Euro, người mẹ mang bầu mướn nhận ít nhất 10 ngàn, qua đại lý, các bệnh viện cung cấp dịch vụ này đăng quảng cáo trên báo, trên các xe chở công cộng hay trên các trang mạng xã hội một cách công khai. Shulzhynska, một bà mẹ có hai con, làm nghề đẩy xe mua hàng cho các siêu thị, đến một bệnh viện sinh con mướn năm 2013 vì bà cần phải có tiền trả cho số tiền vay mượn của ngân hàng, chẳng những vậy, vì không có tiền nên bệnh viện này đã phải gởi tiền cho bà mua vé máy bay để tới Kyiv. Bà đồng ý sinh con mướn cho một cặp vợ chồng ngưới Ý và bào thai có tới bốn em, cha mẹ người Ý quyết định chỉ nhận một và số còn lại phải bị hủy bỏ, tháng 5 năm 2014, Shulzhynska sinh ra một bé gái, giao lại cho cha mẹ nó, bà nhận số tiền công 9 ngàn đồng Euro. Sáu tháng sau đó bà phải vào bệnh viện vì đau bao tử trầm trọng, bác sĩ khám ra bà bị ung thư tử cung, phải hơn một năm, nhờ lòng hảo tâm của người, bà có đủ số tiền trang trải cho việc giải phẩu, hiện bà không làm được gì cả, vì bác sĩ cho biết có thể phải cắt bỏ chân trái, vì đang bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư lan rộng ra.

Năm 2015, Shulzhynska nộp đơn kiện trung tâm BioTexCom vì đã gây ra tình trạng sức khỏe suy sụp của bà và hiện nội vụ đang được cơ quan điều tra hình sự tiến hành. Tại khách sạn Venice, Albert Tochilovsky, chủ nhân của BioTexCom, không phủ nhận có khiếm khuyết trong quá trình cấy và thụ thai năm 2011, vì đó đã dẫn đến một cuộc điều tra về việc đưa người nhập cảnh lậu. Cũng theo Tochilovsky, có ít nhất ba trường hợp mà cha mẹ ruột từ khước nhận con mướn sinh sau khi đứa bé sinh ra vì bệnh tật, trường hợp đáng kể nhất là em bé Bridget, con của một cặp vợ chồng người Mỹ, sinh năm 2016 và hiện đang sống tại cô nhi viện ở Zaporizhia, phía tây Ukraine, đó là một thảm nạn cho công ty ông ta.

Olga, 26 tuổi, đang sắp sinh cặp trẻ song sinh trai mướn cho vợ chồng người Trung Hoa vào cuối tháng này, để sinh nở cô đến thành phố Kyiv từ một thị trấn nhỏ miền đông bắc Ukraine cùng với đứa con trai nhỏ và chồng của mình, họ được người của BioTexCom sắp cho ở tại một căn trong dãy nhà nhỏ mới gần bệnh viện sản khoa không hơn trăm thước, cô cho biết hiện mọi chuyện tốt đẹp và vài lần cũng gặp ba người đàn bà sinh con mướn ở mấy căn nhà bên cạnh. Olga nói cô sẽ dùng số tiền công 17 ngàn tiền Euro mở một tiệm bán cà phê hay tiệm bán hoa ở quê mình, cô không ngần ngại thêm, cô không giết người, không trộm cắp, cô làm ra số tiền này một cách lương thiện, đứa con trai của cô ngồi kế bên, cười gọi tên hai đứa nhỏ sắp ra đời “Kirusha và Kirusha”.

Olga chỉ lo ngại một điều, liệu cha mẹ hai đứa nhỏ sẽ đến đây trước khi chúng nó được sinh ra hay không, nếu không, cô phải săn sóc tụi nó cho tới khi nào họ đến. Có nhiều người đàn bà sinh con mướn, nhiều khi phải lo cho các đứa trẻ tới vài tháng, cô nhớ lại, có trường hợp người mẹ đẻ mướn tình nguyện nhận đứa trẻ làm con nuôi sau khi cha mẹ ruột từ chối không nhận nó giờ phút cuối.



Thuyên HuyThứ Hai 29.06.20

Viết theo The Guardian

💀💀💀💀
Mời Xem CCTG ngày 22/6/2020 :Đông Hồi: Gái Mãi Dâm - Đại Dịch Wuhan - Cái Đói


1 nhận xét:

  1. Như vậy nghề sinh con thuê cũng bị ảnh hưởng của đại dịch covid 19; tác hại của dịch bệnh nó thât khủng khiếp.

    Trả lờiXóa

CHIẾC VÒNG MÃ NÃO - Thái Thanh

Vòng tay mã não là sản phẩm trang sức từ đá tự nhiên - ảnh Internet Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn Qui Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả ...