Lảnh tụ tối cao A Phú Hản ra lệnh cho các quan tòa xử án phải phán xử một cách nghiêm khắc theo đúng toàn bộ tinh thần của đạo luật Hồi giáo Sharia, bao gồm án xử tử trước công chúng, ném đá, đánh trượng và chặt tay chặt chân cho các tội ăn cắp trộm cướp
Zabihullah Mujahid, viết trên trang Twitter hôm Chủ nhật, bổn phận tuân hành nghiêm chỉnh lệnh của lảnh tụ tối cao Haibatullah Akhundzada “ lãnh tụ tối cao bí ẩn’ đưa ra sau cuộc họp của với một nhóm quan tòa. Akhundzada chưa bao giờ xuất hiện trước ống kính chụp hình hay máy thu hình lần nào trước công chúng kể từ khi quân Taliban chiếm lại quyền hành vào tháng tám năm ngoái, ông ta ban lệnh từ Kandahar, nơi phát sinh phong trào Taliban và cứ điểm tinh thần của họ. Taliban hứa sẽ cai trị mềm dẽo hơn, nhẹ tay hơn những năm họ nắm quyền lần trước đây từ năm 1996 tới 2001 nhưng lần hồi thì hiện giờ Taliban đã xiết chặt mọi quyền hạn và tự do của người dân A Phú Hản.
Mujahid trích dẩn lời của lãnh tụ tối cao Akhundzada nói “phải cứu xét cẩn thận hồ sơ tội phạm của bọn cướp bóc, bọn bắt cóc và nghiện ngâp”, những hồ sơ này nằm trong các tội của luật Sharia “hudud và qisas”đã đươc lập thành đầy đủ, do đó quan tòa bắt buộc phải áp dụng, đây là quy luật của Sharia, lệnh của ông ban ra như vậy. Cho tới ngày thứ hai, Mujahid không viết thêm gì nữa trên trang Twitter của ông ta.
“Hudud” được giải thích là những tội mà theo luật Sharia là, phải bị trừng phạt theo tòa xử còn “qisas” là xử theo cách trả thù “mắt đền mắt”. Hudud gồm tội ngoại tình hay tố cáo dối trá ai đó, uống rượu, trôm cắp, bắt cóc hay cướp bóc trên xa lộ và phản loạn. Qisas gồm các tội giết người, cố ý đả thương và các loại khác nhưng đồng thời cũng cho phép gia đình nạn nhân chấp nhận tiền bồi thường thay vì trừng phạt. Giới học giả Hồi giáo Taliban nói rằng, sự trừng phạt trong lảnh vực “hudud” đò hỏi chứng cớ ở mức độ cao, như trong trường hợp ngoại tình, tự thú tội hay có bốn nhân chứng đàn ông Hồi giáo thấy tận mắt.
Kể từ năm ngoái khi chiếm lại quyền hành, băng hình và hình ảnh quân Taliban bắt giữ, trừng phạt những người dân mà họ quy nhiều thứ tội, đủ loại xuất hiện thường xuyên trên truyền hình cũng như các trang mạng xã hội của chính quyền. Nhiều dịp khác quân Taliban cũng cho trưng bày trước công chúng các cái xác chết của bọn bắt cóc mà họ cho là đã bắn khi bắn trả nhau. Rahima Popalzai, một phân tích gia chính trị và luật pháp nói, các sắc lệnh có thể là một mưu toan của Taliban làm cứng rắn lại những gì mà họ cho là đã quá mềm mỏng kể từ khi họ trở lại nắm quyền cai trị, nếu họ thật sự áp dụng luật hudud và qisas, họ sẽ nhắm tời việc sáng tạo sự sợ hãi mà xã hội đã dần dần quên mất, đồng thời, Taliban cũng muốn chứng tỏ uy tín Hồi giáo họ có, muốn xác định cội rể tôn giáo của họ trong số các nước Hồi giáo khác.
Những quyền hạn căn bản, vốn có được trước đây đã bốc hơi tan biến trong vòng 15 tháng qua và Taliban đang bóp nghẹt dần những thứ này, loại ra khỏi đời sống công chúng. Hầu hết nữ công chức đã mất việc hay được trả một số tiền ân huệ để ở nhà, phụ nữ cũng bị cấm đi ra ngoài nếu không có người đàn ông trong gia đình theo và phải trùm kín đầu mặt, thân người bằng loại quần áo burqa hay hijab khi ra khỏi nhà. Trong suốt những ngày đầu cầm quyền Taliban thường xuyên thi hành việc trừng phạt trước công chúng bao gồm hình phạt đánh trượng và xử tử tại sân vận động Ghazi ở Kabul. Phụ nữ bị cấm không được vào những công viên công cộng và các khu vườn chơi, vài tháng sau khi ra lệnh phân biệt giống phái, nam nữ. Quy tắc mới, ban hành tuần này, xiết chặt thêm nữa phụ nữ không được có mặt tại những chỗ công cộng nhỏ hơn, trường trung học cho nữ sinh đóng cửa hơn cả năm trên toàn quốc.
Theo lời Mohammad Akif Sadeq Mohajir, phát ngôn nhân của Bộ Ngăn ngừa tật xấu và bảo vệ đạo đức “trong 15 tháng qua, nhà cầm quyền đã sắp xếp và phân loại hành động tác phong và ngay cả ngày tháng cụ thể áp dụng nhưng, vẫn còn nhiều nơi, thật sự, phải nói là nhiều nơi, luật lệ vẫn còn vi phạm, có chuyện nam nử bên nhau lộn xộn, áo thụng khăn trùm không mặc, đó là lý do tại sao nhà cầm quyền quyết định phải ra tay ngăn trừ việc này ngay bây giờ. Tin lệnh ban hành về việc cấm phụ nữ tới các khu vườn chơi, gặp phải sự phản đối khá mạnh từ giới phụ nữ và những người điều hành, những người đã bỏ tiền ra đầu tư khá lớn cho các nơi này. Một người phụ nữ, chỉ nói tên Wahida, tỏ ra giận dữ khi nói rằng, đã không có trường học, không có việc làm, ít nhất họ còn có một chỗ nào đó để vui vẻ mà bớt đi căng thẳng, buồn bực trong đời sống hàng ngày hiện nay, khi bà ngồi nhìn mấy đứa con chơi đùa ngoài một khu vườn chơi từ khung kính cửa sổ, bên trong một nhà hàng liền bên.
Ngồi bàn bên cạnh, Raihaha, 21 tuổi đang là sinh viên môn luật Hồi giáo của một trường đại học, chia sẻ ý kiến bực tức với người phụ nữ kế bên, sau khi đến vườn chơi với mấy đứa em, chị em rất phấn khích vì đã quá chán nản ở trong nhà hoài, dĩ nhiên, luật Hồi giáo, cho phép họ đến công viên vui chơi như mọi người, khi người ta không có tự do trên chính đất nước mình thì đới sống ở đây còn có ý nghĩa gì. Cách đó chừng hai ba cây số, trò chơi bánh xe vòng quay trên cao và những thứ trò chơi khác tại khu vườn Zarai, nhìn về quang cảnh thủ đô Kabul, đã đóng cửa thình lình vì không có ai tới, trước ngày bị cấm có cả hàng trăm người tới hàng ngày khi mấy bà mẹ mấy cô đưa con em tới vui chơi với nhau, những ngày thứ sáu và ngày lễ công cộng, con số người kéo tới đông nghẹt, chật cứng cả khu vườn, là một trong mấy nơi giải trí ít oi của thành phố. Hôm thứ tư vừa qua, chỉ có rải rác chừng năm bảy người đàn ông đi qua đi lại trong các khu có trò chơi mà thôi.
Ông Habib Zarai, người đầu tư cho việc thành lập khu vườn chơi cho biết, có lẽ ông phải đóng cửa toàn bộ, số tiền đầu tư gần 11 triệu Mỹ kim và con số hơn 250 nhân viên xem như không còn gì nữa, không có phụ nử, trẻ con sẽ không tự bọn nó đến được. Mohammad Tamim, 20 tuổi, ngồi uống trà ở khu vườn chơi, đến từ Kandahar, là một giáo viên, anh cũng bất bình khi cho biết lệnh mới này là một tin quá xấu, mọi tâm lý con người cần được thư giản, người Hồi giáo cần phải thư giản, giải trí, nhất là sau 20 năm dài chiến tranh.
Lảnh tụ tối cao bí ẩn Haibatullah Akhundzada đã xuất hiện một cách hiếm hoi, nói chuyện với hàng ngàn tu sĩ Hồi giáo tại một cuộc tụ họp bàn thảo về tương lai của A Phú Hản. Ông ta đi từ cứ điểm thánh địa theo họ gọi, Kandahar tới Kabul, đó là lần đầu tiên được biết là chuyến đi duy nhất từ khi Taliban chiếm thủ đô Kabul vào tháng 8 năm ngoái. Người này, chưa bao giờ xuất hiện trước ống kính thu hình và ít khi có cho phép chụp hình, cai trị hiệu quả một chính quyền giới hạn độc quyền chỉ toàn là những thành viên cao cấp trong hàng ngủ quân Taliban và một số người đối lập với Taliban trước đây nhưng không có bất cứ một người phụ nử nào.
Thuyên Huy
* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.
Mời Xem : CM.Blog kỳ trước
bài rất hay
Trả lờiXóa