Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng: ĐỘNG PHÒNG HOA CHÚC DẠ (T.Vấn Và Bạn Hửu )

                                   Ấm trà thiu – Tranh: Thanh Châu
 

Dẫn nhập:

                      Giai thoại, tản mạn đứt quãng này được góp nhặt sỏi đá, một phần nào theo trí nhớ còm cõi và tham khảo dăm ba cuốn sách thuộc loại “tam sao thất bản” nên những điạ danh, niên kỷ vẫn còn mờ mịt như đêm ba mươi. Đồng thời cũng  một phần nào, tham kiến qua một vài vị túc nho cuối trào với một số chữ Hán còn sót lại, nhưng cũng rơi rớt theo thời gian “chữ tác đánh chữ tộ”, nên người viết cũng đành nôm na không ít thì nhiều để phù hợp với bài viết. Tuy nhiên, vì không có tham vọng và cũng không thuộc bộ môn biên khảo với từ chương biển ngẫu, mà tất cả đơn thuần như đốt lò hương cũ để hoài cảm cho một thời đã qua như đang đắm chìm trong quên lãng.

                             Đập cổ kính ra tìm lấy bóng

                             Xếp tàn y lại để dành hơi

                      Cũng theo tập tục đầu năm, chuyện thì phải có hậu mà cái hậu lại nằm ở phần dưới, có dẫn phải có nhập:

                             Mận hỏi thì đào xin thưa

                             Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

                                                     ***

          Trong một buổi họp mặt cựu học sinh Chu văn An cách đây nhiều năm, giáo sư Nguyễn xuân Vinh đã thuyết trình tương đối ngắn về nền khoa cử xưa và nay, xưa thì có Chu công thần (1), nay thì đất lạ quê người ông có đề cập đến một số con cháu, anh chị em chúng ta đã công thành danh toại, ngước mặt nhìn đời nhưng lại dậm chân tại chỗ ở cấp cử nhân, cao học. Cũng vì cái nợ áo cơm, không góp mặt với thiên hạ ở bậc cao hơn như để có cơ hội tìm tòi, khảo cứu và tiến xa hơn trong niên kỷ mới.

       Ông đã ngừng ở đấy, không tiến xa  hơn qua cái gạch nối của vận nước nổi trôi trước năm 75, với những bi hận tràn đầy của một thời ly loạn, đêm giữa ban ngày với hỏa châu và mìn bẫy, kẻ ở người đi và giáo sư Nguyễn xuân Vinh, trong một chuyến bay đêm đã bay về phương Tây, để lại thằng tôi, một kẻ hậu sinh của cụ Tư nghiệp Quốc tử giám Chu văn An, phiêu bồng, đơn độc bằng vào cuộc hành trình về phương Đông, hướng mặt trời mọc, và tôi muốn trở về một thuở xa xưa…xa lắm, về một vùng đất an lành và êm ả, ở đấy co’ “trèo lên cây bưởi hái hoa, bước xuống vườn cà ha’i nụ tầm xuân”, với hương đồng cỏ nội, thơm ngát mùi cốm non đầu mùa “cải chửa ra hoa cà chửa nụ, bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa” để ngẩn ngơ “hỡi anh bên đường cái quan, sao anh múc ánh trăng vàng đổ đi” và ngoài đêm là trăng thanh gió mát, co’ tiếng chầy giã gạo với nhịp điệu đều đêù nhát một và bên trong nhà trống ba gian đơn sơ và mộc mạc, dưới ánh đèn dầu, co’ tiê’ng lách tách tình tự êm đềm của “anh làm thơ, em dệt tơ”. Rồì ngày mai đầy nắng ấm, chưa tới giờ thìn, mặt trời chưa qua khỏi rặng tre, văng vẳng đâu đây “anh đồ ơi hỡi anh đồ, có ăn cơm tấm trộn ngô thì vào” và bấm đốt ngón tay thì cũng đã qua tháng chạp, tháng giêng, cũng vừa lúc hạ cây nêu “một quan là sáu trăm đồng, chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi” và tôi đang để chữ nghĩa lang thang trở về một thời lều chõng xa xưa và cũng xa lắm…cuộc hành trình khởi đầu bằng vào năm…            

        Năm 257 trước tây lịch cùng thời với Tần thủy Hoàng, như một cái mốc của thời gian, An dương Vương lấy được con gái của vua Hùng Vương thứ 18 với truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long nên đặt tên nước là Âu Lạc, cố đô Cổ Loa di tích còn lại chỉ là những nền móng hoang phế rải rác ở huyện Đông Anh, còn đền An dương Vương gần bên giếng Ngọc ở Phong Khê, xã Cổ Loạ đời Minh Mạng 1820 (2),  sau này xây thêm nghinh các đài Mỵ nương công chúa, kiến trúc tương tự như chùa Diên Hựu (3) đời Lý thái Tông.

                      Cổ Loa ở ngã ba Chanh

                      Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây

          Triệu Đà 111 chiếm được Âu Lạc đổi tên nước là Nam Việt, đất Việt ở phương Nam rồi thần phục nhà Tây Hán, 1000 năm nô lệ giặc Tầu, gia tài của mẹ với tiếng Việt xưa là nằm trong khoảng thời gian này. Chữ Hán là chữ Nho, chỉ người có học thức và biết lễ nghị Đồng thời mang đến tư tưởng mới, trào  lưu mới như “Tri hành hợp nhất” của Khổng giáo, cùng một lúc với “Vô vi tự tại” của Lão Trang. Cho đến thế kỷ thứ 8, trong thời buổi binh đao, xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan với Hai bà Trưng (4), Mai hắc Đế, Ngô Quyền thì chữ Nôm ra đời như một đối kháng. Chữ Nôm (5) là chữ của người Nam, dựa vào chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, những bài thơ Nôm được nhắc nhở đến là của Hàn Thuyên, Nguyễn sĩ Cố ở cuối thế kỷ 13, từ đó có chuyện Nôm, hát chèo, hát nóị Đến đời vua Quang Trung thì chữ Nôm là văn tự chính, ngài muốn gây dựng một nền quốc học nhưng kê’t qủa chẳng là bao nhiêu vì ngài mất sớm, nhưng nhờ vậy sau này, chữ Nôm có tư thê’ và khởi sắc trong văn học Việt Nam.

         Đến đời Lý thái Tổ 1010 mới bắt đầu chú ý đến việc học nhưng chỉ giới hạn trong khuôn viên của chùa chiền vì thời ấy Phật giáo là quốc giáo, đồng thời thiền học phát triển song song với phật học cùng một thời gian, thiền viện đầu tiên là thiền viện Yên Tử dưới đời nhà Trần do thiền sư Tuệ Trung (6) giảng dậy, những  thiền sư thời danh như Vạn Hạnh, Tuệ Năng đều được thờ tại chùa Lục Tổ nay vẫn còn ở làng Đình Bảng và khoảng thời gian này chưa có tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài cho đến đời Lý thánh Tông 1054 việc học mới mở rộng ra ngoài dân gian, mới có Nho học mới có sĩ tử. Vì ảnh hưởng phong kiến của văn học Trung Hoa, nam tôn nữ ti, tứ đức tam tòng nên đàn bà con gái ở nhà đi chợ  và lo chuyện bếp nươ’c nên an phận thủ thường vơ’i chữ “Thị” làm tên lót. Và anh đồ, anh đàn ông con trai vai năm thước rộng thân mười thươ’c cao được cái tên đệm mang chữ “Văn” nên ngày ngày đến cửa Khổng sân Trình để dùi mài kinh sử với Tứ thư Ngũ kinh (7) để mai này “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Và tất cả chỉ là cái vòng luẩn quẩn nhất sĩ nhì nông, sau đâ’y hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ. Lại nữa, sĩ tử thời â’y thường là con của vua quan nên sĩ số chẳng là bao trong những năm đầu, hiu hắt và cô đọng trong buổi chiều tà, văng vẳng tiê’ng mõ tiếng ê a.

          Sau buổi chiều tàn, qua đêm, sáng đê’n vơ’i chút nắng hanh vàng ngai ngái trên bầu cau non vẫn còn đọng sương mai, buổi rạng đông của nhà Nho như nắng thủy tinh, con đường cái quan thênh thang rộng mở từ ải Nam Quan và tạm ngừng ở kinh đô Thăng Long với đại học tiên khởi của Việt Nam, đó chính là Quốc tử Giám nay là Văn Miếu (8), cũng có thư viện, ký túc xá và học bổng cho những học trò nghèọ Đến năm 1261, đời Trần thánh Tông lập ra phân khoa y khoa gọi là thái y, đến đời Hồ hán Thương có phân khoa toán pháp với phép cửu chương tính:

                    Thương em, anh cũng muốn vô

                    Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang

          Pha’ Tam Giang và thành đa’ nhà Hồ (9) vẫn còn đấy, uy nghi và bề thê’ sừng sững trơ gan cùng tuê’ nguyệt giữa đồng không mông quạnh, bát ngát là cỏ hoang nhưng Tây Đô cũng không tra’nh được một chút nào hoang tàn và đổ nát của chiều dài lịch sử vơ’i 605 năm và phảng phâ’t đâu đây như vẫn còn đó, dấu xe ngựa cũ hồn thu thảo, đền cũ lâu đài bóng tịch dương, phê’ tích Tây Đô cùng Hồ qúy Ly, những oan hồn tử khi’ của vua Trần phê’ Đê’, ca’i tên như định mệnh, thành Đồ Bàn với Hồ hán Thương, tâ’t cả đều đi vào nơi gió cát…phẳng lặng trong hoang vu.

         Lề lối khoa trường gồm có tam trường, thi hương do địa phương tổ chức, có 4 kỳ, qua cả 4 khóa được gọi là cử nhân hay hương cống, sinh đồ, nếu đỗ 1 hoặc 3 kỳ được gọi là tú đơn, tú kép, tú đùn hay tú đụp thì lại thêm một phen lều chõng, cảnh cũ người xưa “học trò xư’ Quảng ra thi, thâ’y cô gái Huê’ chân đi không đành”. Thi hội không sếp hạng, thi đình do triều đình tổ chức ngay tại sân đình của vua và được chu cấp tất cả mọi thứ, tùy theo triều đại từ 3 đến 7 năm mới có 1 khoa thi và lúc này mới chiếu trên chiếu dưới, lụng thụng vơ’i hia mão, mũ cánh chuồn, áo thanh bào, nhất bái nhất bộ theo thứ tự ba đệ nhất giáp tiến sĩ là trạng nguyên (trùm đầu), bảng nhãn (mát bảng) và thám hoa (thăm hoa), hai đệ nhị giáp tiến sĩ là hoàng giáp (tiến sĩ xuất thân) và tiến sĩ (đồng tiến sĩ xuâ’t thân) và người đầu tiên mang danh vị trạng nguyên trong lịch sử khoa cử nước ta là cụ Nguyễn Hiền, người làng Dương A, tỉnh Hà Đông lúc cụ mới…13 tuổi.

         Bảng vàng bia đá, sau khi đăng khoa xướng danh được cờ quạt võng lọng do vua ban cho để vinh quy bái tổ, sau này còn được khắc tên trên bia đá ở Văn Miếu ngoài cửa tây nam Thăng Long, tổng cộng có 82 bia đá đặt ở hai bên tả vu, hữu vụ Văn Miếu như một đặc thù, một hình tượng của đền đài, chùa miếu cả hơn nghìn năm văn vật trải qua những cuộc bể dâu, phong sương cùng tuế nguyệt. Nay bia đá vẫn còn đấy, sần sùi thô sơ, không gọt không đẽo, như một chứng tích của một thời đã qua, tên người khắc sâu trong lòng đá mát lạnh, Ly’, Trần, Lê, Nguyễn…. Kỳ nhân, mặc khách của một thời văn học nhạt nhoà xâu thẳm, nay phôi phai trong nă‘ng chiều tàn…hồn thơ lãng đãng. Tha nhân hậu thế một chiều ghé qua, tần ngần với những xúc cảm và không tránh khỏi bùi ngùi….lang thang trong một cõi đi về lặng lẽ  trong hoang lạnh, cát bụi lại trở về vơ’i cát bụi, qua một cơn gió thoảng tiê’ng lá rơi xào xạc, như những âm vọng của cờ quạt chiêng trô’ng xa thẳm đâu đây vọng về.

       Cũng tùy theo từng triều đại, khoa nào đỗ đầu cả 3 kỳ thi hương, hội và đình thì được gọi là tam nguyên, theo “Lược khảo về khoa cử Việt Nam” của Trần văn Giáp, Khai Tri’ Tiê’n Đức, Hà Nội 1941 thì sau 845 năm, khởi thủy từ năm Â’t Mão 1075 đê’n năm Kỷ Mùi 1919 co’ 185 khoa thi với 2998 vị đại khoa thì chỉ co’ năm vị đỗ tam nguyên đo’ là Đào sĩ Tích, đỗ trạng nguyên năm 1374 đời vua Trần duệ Tông, Lê qúy Đôn (1726-1784) đỗ bảng nhãn năm 1752 thời Lê trung Hưng, Trần bích San (1838-1877) đỗ hoàng giáp năm 1865 triều vua Tự Đức, Nguyễn Khuyê’n (1835-1910) đỗ hoàng giáp năm 1872 triều vua Tự Đức và Vũ phạm Hàm (1864-1910) đỗ thám hoa năm 1892 triều vua Thành Thái.

       Qua “Giai thoại làng nho toàn tập” của Lãng Nhân thì cụ Tam nguyên Duyên Hà Lê qúy Đôn, người làng Duyên Hà tỉnh Thái Bình là người nổi tiê’ng thông minh và rắn đầu biê’ng học, vì nghịch ngợm nên bị quan thượng bắt làm bài thơ để sau này thành giai thoại là “Rắn đầu biê’ng học”,  mỗi câu đều co’ tên một loài rắn và cụ ứng khẩu ngay với liu điu, ră‘n, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, châu, hổ mang…v..v.. Trong một dịp đi dạo phô’ Thăng Long với bạn, nhân gặp một đám tang đi qua, người bạn đô’ cụ làm câu đối kho’c người không quen, cụ không ngần ngừ đọc ngay vơ’i những ngậm ngùi:

     Thâ’y ai thiên cổ xịch đưa ra, không thân thích lẽ đâu mà khóc mướn

     Tưởng sự bách niên dừng nghĩ lại, não can tràng cho nên phải thương vay

Cụ tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến người làng Yên Đổ  tỉnh Hà

Nam, trươ’c tên là Nguyễn tất Thắng, vì văn chương tài hoa phóng túng nên thi hỏng mâ’y kỳ nên đổi tên là “Khuyê’n” để tự răn mình. Lúc về hưu, gần tết, ông hàng xóm bảo con mang cơi trầu sang thưa vơ’i cụ xin một câu đối về thờ ông bà. Người con bưng sang, đứng ở bên này dậu, cụ đã nghe biết nên vui vẻ bảo người con “Bô’ anh đã làm xong câu đối rồi, ta khỏi phải làm nữa”. Người con đang ngơ ngác không hiểu, cụ bảo lấy bút ra chép và cụ đọc một câu đối gần như ông bô’ đã dặn con:

                           Kiê’m một cơi trầu thưa vơ’i cụ

                           Xin đôi câu đô’i để thờ ông

 Và tiếp đến là câu đối mừng nhà mơ’i của ông cai coi chợ (khán thị)

       Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tích tàng xưng tị ốc

       Giầu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay được vểnh râu tôm

Đây là câu đối duy nhất trong kho tàng câu đối nước ta co’ vê’ trên toàn chữ Hán, vê’ dươ’i toàn bằng chữ nôm”, cảo ngôn này của cụ tam nguyên Vị Xuyên Trần bích San (1838-1877), người làng Vị Xuyên tỉnh Nam Định, dù sao hai cụ cũng là đồng môn cùng thầy là cụ hoàng giáp Tam Đăng Phạm văn Nghị, cụ Trần bi’ch San đỗ thủ khoa trường thi Nam Định, cụ Nguyễn Khuyến cũng không kém, đỗ đầu trường thi Hà Nội, lại cũng đồng khoa nên hậu sinh cũng chẳng biết bình án ra sao, chỉ biết rằng nếu cụ Vị Xuyên lùi lại trên dươ’i 20 năm, chỉ gần một phần tư thê’ kỷ co’ là bao, nước chẩy qua cầu, veò trông la’ rụng đầy sân thì sẽ bắt gặp một câu đối trên rặt nôm, dưới ròng Hán:

          “Xuân xanh tuổi ngoài đôi chục, chơi đục trần ai, khi bài khi bạc, khi tài bàn vác, khi tổ tôm quanh, khi năm canh ngồi nhà hát, khi gác cổ ả đào, khi ghẻ tầu con đĩ xác, khi nằm rạp thuốc phiện tiêm, hoanh ra dáng rạng ra rồng, ngông ra phết, cóc biết chi tồi, miệng én đưa qua mùi gió thoảng”.

          “Quốc gia lịch tứ thiên dư, do truyền nhân vật, như Tô như Duật, như Phật Tử Quân, như Trần Quốc Tuấn, như Phạm Công thượng tướng quân, như Bạch Vân phu tử, như ngự sử Lê Cảnh Tuân, như công thần Nguyễn Công Trứ, tài chi tuấn thời chi tuế, thế chi ư, khí nhưng nhiên phủ, thần long đắc vũ tiện vân đằng”.

           Hậu sinh cũng phải cúi đầu, kính cẩn thưa ngay, một cõi văn chương khói nhang, khói đèn trên là của ngài Bửu Đảo, sau này là Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế  Khải Định. Vua Khải Định nổi tiếng là giỏi chữ Hán, tiên đê’ của ngài cũng hay chữ không kém là Dực Tôn hoàng đế Tự Đức, hãy tạm quên “câu thơ Thi xã …” thì ngài là một thi nhân còn là một nhà học giả uyên thâm hơn cả các quan văn đã từng khoa trường xuất thân, trươ’c mặt các quần thần, một lần ngaì nói: “Trẫm bất ứng thi’, nhược ứng thi’, tất trúng trạng nguyên”. Bởi thê’, vua cùng hai bảng nhãn, hai thám hoa, mỗi người làm một bài luận phu’ rồi rọc phách nhờ vua Tầu lập một ban giám khảo chấm giùm. Khi ống quyển trả lại, bài của vua Tự Đức co’ chữ son phê: “Bài này tỏ ra ta’c giả là một người học rộng, khi’ phách không phải là một người thường, nhưng lại là môt người…không co’ tài chi mâ’y” và trong năm ứng thi’, ngài không may mắn để “khiêm nhượng” đư’ng…đội bảng.

          Cụ tam nguyên Đôn Thư Vũ phạm Hàm người làng Đôn Thư, Hà Nội, tuổi trẻ tài cao nên tự phụ vì vậy nhiều người không ưa, cụ được cử vào làm báo Đồng Văn nên quen biết nhiều, một viên công sư’ Pháp thích chơi câu đối và hoành phi, xin cụ một bức, cụ cho bô’n chữ “Ôn kỳ như ngọc”. Câu này lấy trong điển tích Tần Phong trong kinh Thi, mến người quân tử ôn hòa phong nhã như ngọc qúỵ Co’ kẻ ghen ghét diễn nôm cho viên công sư’ vơ’i nghiã bóng của chữ ngọc là…ngọc hành nên sau này cụ bị làm kho’ dễ vì vậy lui về ẩn dật và mở trường dậy học trong những buổi tàn nho, lác đác như la’ vàng rơi mười người đi học chín người thôi.

         Điểm trơ’ trêu của chữ Ha’n mực Tầu ở đây là cụ Đào sư Tích là tam nguyên đầu tiên đỗ trạng nguyên trong thời kỳ mở đầu cho kỷ nguyên nho học thì cụ Vũ phạm Hàm, tam nguyên cuối cùng của chữ Nho vào đời vua Thành Thái, chuyển tiê’p sang một chu kỳ khác, thời kỳ manh nha của chữ Quốc ngữ. Từ thế kỷ thứ 17, qua các giáo sĩ Bồ đào Nha dùng chữ Latin để phiên âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ ra đời từ cuối thế kỷ 18 nhờ công của Alexandre de Rhodes và Bá đa Lộc tức Pignean de Béhainẹ đời Thành Thái (1888-1907), thi hương bỏ kinh nghiã, thơ và phu’, thêm chữ Quô’c ngữ vơ’i địa ly’, ca’ch tri’ và toán pháp. Năm 1908, dươ’i triều vua Duy Tân (1907-1916), thi hương co’ phần Pháp ngữ và cho đến năm 1915, khoa cử lịch triều thực sự châ’m dư’t đánh dấu bằng khoa thi hương cuối cùng và chữ Quốc ngữ là văn tự chính, chữ Hán lặng lẽ và âm thầm đi vào buổi hoàng hôn sau trên dưới 2000 năm tranh tối tranh sáng với chữ Nôm để rồi từ từ tàn lụi dần theo thời gian…Nền khoa cử xưa vơ’i lều chõng như một bư’c tranh vân cẩu phai mầu, vàng ô’ theo năm tháng, nhưng những ne’t đan thanh chấm pha’ vẫn còn phảng phất, khi ẩn khi hiện, lúc đậm lúc nhạt, bàng bạc như đập cổ kính ra tìm lâ’y bo’ng, xếp tàn y lại để dành hơi.

          Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, người làng Trình Tuyền, tỉnh Hải Phòng, lúc còn nhỏ là người mặt mũi khôi ngô và tuấn tu’, một tuổi đã nói sõi, lên năm tuổi được thân mẫu là bà Nhã thị Thục dậy cho kinh sách, thơ văn, chữ nôm và nhất là ly’ sô’. Sau này, cụ để lại những lời tiên tri và được gọi là “sâ’m trạng Trình”, ngay cả người Trung Hoa cũng phải lắc đầu bái phục qua câu “An Nam ly’ học hữu Trình truyền”  và ngay tập đầu “Trình tiên sinh Quốc ngữ” cụ đã ghi “Việt Nam khởi tổ xây nền” và cụ đã tiên liệu nước ta sau này có tên là Việt Nam (10) từ 500 năm trước. Ngoài ra, qua một lời “bóng gio’ và đưa đẩy” của cụ đã thay đổi cả cục diện, vận nươ’c sau nàỵ Năm Mậu Ngọ 1558, Nguyễn Hòang vì sợ anh rể là Trịnh Kiểm hãm hại vì tranh dành quyền bính nên tìm đến cụ để cầu cư’ụ Được hỏi nhưng cụ không trả lời ngay, chỉ chô’ng gậy ra sân nhìn hòn non bộ, lơ đãng nhìn đàn kiến đang “leo nu’i” và no’i bâng quơ rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng hiểu y’ mơ’i về nói vơ’i chị gái là vợ Trịnh Kiểm xin cho mình vào trấn thủ đất Thuận Ho’a từ đo’ lập nên nhà Nguyễn sau này trải qua chín đời chúa và mười ba đời vua, “ro’t về tây phương, mưa Tây Sơn từng trận chứa chan”, đồng thời “ro’t về phương nam, trời Nam mù mịt” để Chiêm Thành và Chân Lạp…cũng mờ mịt gio’ mây.

          Làng trên xóm dươ’i của một thời xa xưa, êm đềm và vắng lặng của bụi tre khóm trúc, lãng đãng đâu đây tiếng võng ru con kẽo kẹt với tiếng cho’ sủa bâng quơ chìm đắm tận cuô’i thôn, giữa trưa hè, tiê’ng roi mây nhịp điệu đều đều trên trõng tre theo tiếng ê a, lên bổng xuô’ng trầm của những ấu học, đầu còn để chỏm “thiên là trời, địa là đâ’t” và hình ảnh ấy, âm vọng â’y kéo dài từ thê’ hệ này qua triều đại kha’c như tiê’ng sa’o diều lưng chừng đư’t quãng và đo’ cũng là hình ảnh của nhà những nho sa cơ lỡ vận. Thế nhưng vẫn còn hơn là gà qùe ăn quẩn cối say như mấy thầy lang y, Hoa Đà, Biển Thước với Hải Thượng lãn ông, mắt mũi kèm nhèm với cái cân tiểu ly sáng thuốc Nam chiều, thuốc Bắc “cao ly sắc với ngưu hoàng, uống không mát dạ đái hoài thâu đêm”. Hoặc giả nghề tay trái cùng thước Lỗ Ban đi theo cụ Tả Ao (11), trên thông thiên văn dưới thuộc lòng địa lý, quanh đi quẩn lại, chỉ có mộ cụ tam đại bị úng thủy, rễ đâm hoặc soay tới soay lui ba cái đầu ông Táo “hòn đá mà biết nói năng, thì thầy địa lý cái răng không còn”, tất cả cái hậu của nhà Nho lỡ thời, mưa không ướt đâ’t nắng không ấm đầu đã luẩn quẩn, hạn hẹp trong tư’ kinh và lục kinh vơ’i cả nghìn năm tự thuở hoang sơ cho đến nay.

          Lục kinh, kinh nhạc bị gạt bỏ vì xướng ca vô loài, con cái cầm ca kỹ nữ bị cấm thi như Đào duy Từ. Tuy nhiên cũng còn có quan họ Bắc Ninh, nhờ các quan mang nhạc lễ, nhạc bộ trong triều về phổ biến trong dân gian, về hát  Ả đào (12) thì đời vua Ly’ tha’i Tổ, co’ người con gái họ Đào co’ tài soạn ca khúc phổ vào đàn sáo và thường tụ tập hát xướng cùng tiê’ng tùng tiê’ng chát được người đương thời hâm mộ, từ đo’ các con hát được gọi là Đào nương và cũng được coi là tổ bà của bộ môn Ả đào. Sau này còn co’ bà Đặng thị Huệ, ái phi của chúa Trịnh Sâm cũng nổi tiếng vơ’i bộ môn trên, bà là cô gái hái chè làng Phủ Đổng, nhan sắc tuyệt trần và co’ giọng hát như chim họa mị Còn lại ngũ kinh thì kinh thứ tư là kinh dịch , khởi thủy từTam tài vơ’i âm dương của thiên, địa, nhân, lấy địa làm gạch nối, để co’ Ngũ hành cùng kim, mộc thủy, hỏa, thổ. Qua đến Hà đồ, theo truyền thuyết vua Phục Hy đi chơi trên sông Hà, thấy lưng con long mã co’ họa đồ, từ đâ’y tổng hợp cuộc đời và những con sô’, quan hệ tương khă‘c vơ’i Ngũ hành, nhưng thực chất xác định sau này là theo Lạc thư, lại cũng theo truyền thuyết, vua Vũ trị thủy ở sông Lạc, thâ’y trên lưng con rùa co’ chữ  “viết “ (thư) và theo đo’ làm ra Lạc thư, cả hai đều co’ những châ’m đen, trắng cùng 9 con sô’ ở giải đồ, chỉ khác biệt là những con sô’ của Lạc thư co’ âm và dương. Qua đê’n nước ta thì trở nên hoang tưởng, như Tam tài vơ’i trống đồng Đông Sơn, thể hiện bằng bộ ba “chim, hươu, người”, quan hệ con người thì vô vàn vơ’i “Sơn tinh, Thủy tinh, Mỵ Nương”, chuyện tình tay ba Trầu cau “trầu, cau, vôi”, rồi ba ông đầu rau “thần đâ’t, thần bê’p, thần chợ búa”. Ngũ hành, Lạc thư cũng chịu chung một sô’ phận, bùa ngải vơ’i chỉ “Ngũ sắc”, thầy sô’ thì không phải là tư’ phương, ta’m hươ’ng mà là “Ngũ phương chi thần”, “Ngũ hươ’ng chi tha’nh”, đê’n thầy địa lý thì đi xa hơn vơ’i nhiều ngộ nhận, 6 ngọn nu’i ở Non Nươ’c Quảng Nam, Đà Nẵng được quy về còn 5 để được gọi là ”Ngũ hành sơn”. Đời nhà Trần,  cụ Đặng nhữ Lâm qua Tầu mang về được một mớ sách của hai họ Hy và Vũ cũng chẳng kha’ gì hơn, vẫn bị bê’ tắc và lúng túng ở “Sô’ và Mệnh” và phải đợi đê’n cụ Nguyễn bỉnh Khiêm từ dịch lý qua dịch học đã lan rộng qua nhà Lê, nhà Mạc cùng “Mai Hoa dịch số” vơ’i “Tri thiên mệnh”, cuối cùng thì như đã viết ở trên, ngay cả người Trung Hoa cũng phải nghiêng mình “An Nam ly’ học hữu Trình truyền”  để sau này đến thời cụ tam nguyên Lê qúy Đôn, là người lúc đầu đối kháng vơ’i ly’ toán, sau này cũng bù đầu to’c rối vơ’i thiên tu’, thiên hà như thiên la địa võng cùng trận đồ bát quái và cũng đành lắc đầu hạ bút:

                                  Nào Trần Đoàn, Tử Bình, Tứ Tự

                                  Đọc càng nhiều trí lại hoang mang

           Từ đời nhà Nguyên, sứ Tầu thường qua nước ta (13) thỉnh thoảng gây khó dễ như “sấm động Nam bang” thì vua quan lại triệu trạng về kinh để “vũ qua Bắc hải”. Các quan trạng đi sứ để thuyết khách, triều cống hoặc giả “thiên hạ nghi nhất tự lai vâ’n” hay “văn kỳ thanh, bất tướng kỳ hình” thì được triệu qua, bình thơ giảng văn, kẻ đối người đáp, nếu ai chữ nghiã đầy người như “nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giật lấy khôi nguyên” thì được phong tước lưỡng quốc trạng nguyên như cụ Mạc đĩnh Chi (1280-1350), cụ đỗ trạng nguyên năm 1304 đời vua Trần anh Tông, người huyện Chi’ Linh tỉnh Hải Dương, vua thâ’y cụ xấu xi’ co’ y’ chê, cụ bèn làm bài phu’ “Ngọc tĩnh Liên” khiê’n vua Anh Tông phải khâm phục và cử đi sư’ hai lần, được vua khen ngợi và phong chức trạng nguyên của hai nươ’c và cũng có quan trạng bị giữ lại cả 10 năm để… dịch kinh như lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân, chỉ vì ca’c thượng quan của thiên triều, một tối nhàn nhã nhìn sao ngă‘m trăng, thấy “sao Văn khúc giáng ở phương Nam”. Bi ky’ hơn nữa là cụ thám hoa Giang văn Minh, người xã Đường Lâm, tỉnh Sơn Tây được cử đi sứ nhà Minh, vua Tầu ra câu đối:

                           Đồng trụ chí kim đài dĩ lục

          Có ý nhắc đến Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai bàTrưng và cụ không chần chừ, khẳng khái đối:

                           Đằng giang tự cổ huyết do hồng

          Vua Minh biết ý cụ dẫn việc đức Trần hưng Đạo đánh tan quân Nguyên ở sông Bạch Đằng để đối lại nên căm tức sai người đánh thuốc độc và cụ qua đời trên đường về nước nay vẫn còn đền thờ cụ tại quê nhà.

         Nhà Thanh với Khang Hy và Càn Long là hai vị minh quân nên văn học thời kỳ này phát triển và hưng thịnh, nhất là với nghệ thuật đồ sứ lò Cảnh Đức Trấn, tổng hợp tinh hoa của đời Tống và Minh. Xuân thu nhị kỳ, vua nhà Thanh triệu quan trạng bốn nước để “giao lưu văn hóa”, kẻ xướng người họa, nếu gồm thâu thiên hạ cả 4 bồ chữ, dược ban chức tứ quốc trạng nguyên bổng lộc ba đời (!) (?). Thời vua Càn Long không ai ngoài An Nam chi bảo Nguyễn văn Tuân, vì thường hay bị nhầm với cụ nghè Tân, người làng Thượng Cốc tỉnh Hải Duơng nên dân làng thường gọi là cụ nghè Duân khi cụ về hưu tri’ tại quê nhà. Cụ nghè Tuân người thôn Tiên Sơn, huyện Gia Lâm, hồi nhỏ cụ mặt mũi khôi ngô đĩnh ngộ và co’ tài ứng biê’n, đỗ tiến sĩ năm Mậu tuất 1778, khi mới 23 tuổi (cuối đời Lê qua đời Nguyễn không còn thi trạng nguyên nữa) sau khi cụ mất được cất miếu thờ là thần hòang làng Phù Đổng.

         Thủ khoa Nghĩa ?

         Vua Lê hiển Tông cử cụ bảng nhãn Lê qúy Đôn người tỉnh Thái Bình qua Tầu ứng thí nhưng vì đường xá xa xôi, tuổi gìa sức yếu nên cụ cáo bệnh, tiến cử cụ nghè Tuân đi thay. Cụ là nhà nho tiết tháo và đầy dân tộc tính, áo rách phải giữ lấy lề nên cụ luôn luôn mang nặng những tập quán, thói quen của người An Nam ta vì vậy cụ cứ thảnh thơi nay Tây Hồ ở Hàng Châu, phảng phất hình bóng Phạm Lãi, Tây Thị Cụ bình rượu túi thơ, văn phi sơn thủy vô kỳ khi’ nên thong dong ở bến Phong kiều cùng “thuyền ai đậu bê’n Cô Tô, nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn”, sau đo’ cụ ghe’ Giang Nam thăm Viên Linh “người lên ngựa kẻ chiến bào, rừng phong thu đã nhuộm mầu quan san” của Gia Tĩnh triều Minh, rồi man mác, ly khách, ly khách con đường nhỏ…về một người đương thời, đã một lần ghe’ qua đây (14). Cuô’i cùng cụ ngừng chân ở Nam Kinh viê’ng Khổng miê’u, Tử cấm thành co’ hơi lâu nên cụ đến cũng hơi… trễ và vua Thanh không cho cụ ứng thi’, một phần nữa là cụ chỉ là tiến sĩ không phải là trạng nguyên.

         Còn lại ba trạng thi tài, vơ’i đề phu’ đưa ra phải đặc trưng, đặc thù của…”lân bang, bản quô’c” và năm ấy đề mục đưa ra là “Hoan thiên hỉ điạ thiên hạ tuyệt vô cẩn hữu” nôm na là chuyện gì tuyệt sướng trên cõi đời trần tục nàỵ Trạng Nhật nhĩ man, vừa dứt hồi trống, ứng khẩu ngay:

                           – Hạn hán phùng cam vũ

         Thấy cụ nghè Tuân lẩn thẩn dưới sân rồng, vua Càn Long hội ý cụ, đang bần thần với “câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An” nhưng rồi cụ cũng thủng thẳng luận: “Thiên vô tự mệnh, địa vô tự tại”, trời hạn hán mà có mưa lớn, hay thật là haỵ Nhưng nếu mười năm mới có mưa thì hay hơn. Nay xin thêm hai chữ:

                           – Thập niên hạn hán phùng cam vũ

          Nhà vua không nói gì, gọi đến trạng Trung Hoa, chưa dứt hôì trống, trạng đã tự tin ngâm nga giữa bá quan quần thần:

                           – Đăng khoa xướng danh tiếu

          Cụ nhìn quanh rồi bàn tiếp: “Ngọc bâ’t tra’c bất thành khi’”, học giỏi thi đỗ thì cũng bình thường, học dốt thi đỗ mới có chuyện để nói, mới thật là sướng, lại xin gom góp nữa:

– Vô nan đăng khoa xướng danh tiếu

         Vua Càn Long gật gù, tiếp đến là trạng Cao Ly, sau hồi trống ngũ liên của quan ngự đô, trạng hơi ngập ngừng:

                                  – Động phòng hoa chúc dạ

         Cả triều đình thì thầm to nhỏ, vua tủm tỉm cười, không đợi nhắc, cụ ung dung từ tốn diễn nôm: Lên non tìm động hoa vàng “Ai cũng như ai”, nhưng chỉ mới sướng nửa đời người, bỏ qua “thê bâ’t như thiếp, thiếp bất như tì, tì bất như đạo, đạo bất như đạo bất đạo”. Nay bổ túc không thiếu cũng chẳng thừa, để thấy “Ai sướng hơn ai”…và mỏi gối chồn chân cũng phải trèo:

                           – Lục Tuần…động phòng hoa chúc dạ

 Trúc gia trang

 Xuân phong-Qúy Mùi niên

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

 Chú thích:

1- Cụ Chu văn An tự Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn, sinh quán ở huyện Thanh Trì Hà Nội, cụ đỗ Thái học sinh đời vua Trần minh Tông, đến  đời vua Trần dụ Tông, cụ được bổ làm Tư nghiệp Quốc tử Giám ở kinh đô Thăng Long  để dậy thái tử Vượng tức vua Trần hiển Tông. Sau khi cụ dâng sơ’ “thất  trảm” không được, cụ về mở trường dậy học ở quê nhà và mất năm Canh Tuâ’t 1370, vua Trần nghệ Tông ban tên thụy là Chu văn Trinh, bài vị được tòng tự tại Văn Miếu, đồng thời cụ còn được thờ tại đền Tiên Triết ở xã Tam Hiệp Hà Nội và đền Phượng Sơn ở Chí Linh Hải Dương.

2- 1820 sau tây lịch hay D.C., viết tắt ở chữ Latin Anno Domini.

3- Chùa Diên Hựu (diên hựu là kéo dài tuổi thọ của vua) còn được gọi là chùa Một Cột, phía tây thành Thăng Long, nay thuộc quận Ba Đình Hà Nội, xây năm Kỷ Sửu 1049 đời vua Lý thái Tông, tương truyền vua nằm mơ thấy Phật dắt lên toà sen, vì vậy, sư Thiền Tuệ xây chuà trong hồ Linh Chiếu như đà sen và cọng sen là cột , sau này xây thêm trước và sau chuà là tháp bút và đào ao Bi’ch trì, cửa tam quan và gác chuông Quy điền.

4- Gần đây , nhiều sử gia gọi thời kỳ này là thời kỳ trống đồng Đông Sơn vì trong Lĩnh Nam trích quái, chuyện “Minh chủ đồng cổ sơn thần” co’ nhắc tới Mã Viện năm 43 sang đánh Hai bà Trưng và mang về rất nhiều trống đồng và cũng theo nhà cổ học Thụy Điển M.Ọ Janse’ và nhà cổ học Pháp gốc Nga Victor Golobew đã khai quật khu Đông Sơn (Thanh Hóa), ngoài trống đồng, lư đèn, đồ thờ còn tìm thấy những đồng tiền Hán, đây là những đồ đồng đã được cử soái của Hai bà chuyển vận và chôn dấu trước khi vượt Núi Ngang (Hoành Sơn) sang Lâm Ấp để mưu đồ phục quốc. Qua các hoa văn trên tang trống, những nhà khảo cổ suy diễn trống đồng Đông Sơn dùng cho quân nhạc và trống đồng Ngọc Lũ, tinh xảo hơn, đào được ở chuà Ngọc Lũ (Hà Nam), dùng cho lễ nhạc.

5- Từ thượng cổ người Việt chúng ta đã co’ một thư’ chữ viết riêng đó là chữ khoa đẩu, hình dạng giô’ng như con nòng nọc, đầu to đuôi nhỏ xuất hiện từ thê’ kỷ 23 trươ’c tây li.ch. Dạng chữ này mai một khi nhà Hán đô hộ nước ta và nhà khảo cổ Pháp V. Golouchew  đã tìm thấy dấu tích của loại văn tự này khắc trên hốc đá ở vùng Chapa, thượng du Bắc Việt.

6-  Chuà Am Ngải trên núi Yên Tử ở Quảng Yên, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, chung quanh co’ nhiều cây hoa đại (tên chữ Hán là Mộc tê) là nơi được biết đến với phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử do Tuệ Trung thượng sĩ sáng lập, ngài chính là Hưng Nhượng vương Trần quốc Tảng, con thư’ nhì đức Hưng Đạo Vương, anh ruột Khâm từ hoàng hậu và đã là tướng chống quân Mông cổ rồi về tu ở đây.

7- Tư’ Thư gồm co’ Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học và Trung Dung. Ngũ Kinh gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.

8-  Khởi đầu có tên là Văn thánh miếu, dựng tha’ng 8 năm Canh Tuâ’t 1070-đời vua Ly’ thánh Tông, phía tây nam thành Thăng Long, thờ Khổng Tử và Chu Công tại chính điện, thêm Tư’ phối là Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư va Mạnh tử. Lúc đầu dậy con vua, sau mở khoa thi tam trường, cho quan viên, văn chức vào học nên được gọi là Quốc tử giám, trong sô’ những học quan đứng đầu là Tư nghiệp Quốc tử gia’m Chu van An (1292-1370). Vua Gia Long (1802-1819) mở trường Quốc tử gia’m ở xã Yên Ninh, phía tây thành nội Huê’, chính điện thờ Khổng Tử, hai bên là thần vị Tư’ phối, phía đông và tây thờ Thập nhị triết, trước sân là tả vu và hữu vu, thờ Thất thập nhị hiền, phía nam là khu dựng bia tiến sĩ triều Nguyễn.

9-  Thành nhà Hồ do Hồ qúy Ly xây cất năm 1397 trên đất thành Tây Giai cũ gần Thanh Hóa, ba năm sau rời đô về đây và đặt tên là Tây Đô  thay thê’ kinh đô  Thăng Long, thành hình vuông, tổng sô’ chiều dài trên dươ’i 4 km, mỗi phiê’n đa’ 1m x 2m nặng cả chục tấn ghép với nhau không dùng vôi vữa, cửa được xây theo cửa tam quan, một chính hai phụ Tâ’t cả kỳ công kiến trúc cổ Hy La, đồ sộ và duy nhất này được hoàn thành trong vòng ba tháng.

     Năm 1415, Trương Phụ nhà Minh dem quân sang đánh nhà Hồ và bắt về một sô’ nhân tài, trong đo’ co’ Nguyễn An, sau đổi tên Tầu là A Lưu, ông là thiên tài về toán học và xây cất, nên được Minh thái tổ phong tước và trông coi xây cất Tử Câ’m thành Bắc Kinh.

10-  Năm 1804, vua Gia Long xin nhà Thanh lấy quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vì kỵ húy, vua Gia Khánh đổi ngược lại là Việt Nam. Tuy nhiên, trong Dư địa Chi’, Ức Trai tươ’ng công thi tập thì tên nước Việt Nam co’ từ thời Hồng Bàng. Một sô’ văn bia tạo vào năm 1649 ở Bắc Ninh co’ ghi “Việt Nam triệu quốc, Kinh Bắc định vương, Yên Phong mỹ huyện, Mẫu Xa’ xanh dương”, ngoài ra, năm 1670, bia tìm thâ’y ở Đồng Đăng, Lạng Sơn co’ khắc “Việt Nam hầu thiệt,Trấn Bắc ải quan, Uyên quận giới phiên, Đồng Đăng linh ấp”.

11-  Cụ Tả Ao tên thật là Nguyễn đư’c Huyên, quê quán ở làng Tả Ao tỉnh Hà Tĩnh, cụ sinh vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cha mất sơ’m  mẹ bị mù lòạ Cụ  là truyền nhân của một thầy lang Tầu cùng làng, thầy lang này đã chữa khỏi bệnh mù cho mẹ cụ, để đền ơn và giữ lời hứa, sau đo’ cụ theo ông thầy về Tầụ Tình cờ cụ chữa được bệnh mù cho một danh sư địa ly’ và lại học thêm môn này và cụ để lại hậu thê’ tập “Tầm long điểm huyệt”.

  1. Cuối đời Hồ quân Minh sang xâm chiếm nươ’c ta, đóng quân ở xã Đào Đặng, co’ đào nương xinh đẹp hát hay, quân Minh thường bỏ đồn đến nhà nghe hát, đào nương chuô’c rượu cho say rồi bỏ vào túi quẳng xuô’ng sông…sau này được lập đền thờ ở xã Đào Đặng, nay đổi tên là thôn Ả Đào, tỉnh Hải Dương.

 ***

       Bài thơ Nụ Tầm Xuân

       Bài thơ Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa (trong Thơ @ Tài Liệu 1)

       Canh Gà Thọ Xương

13-  Để đón tiếp các sư’ giả của các nươ’c như Trung Hoa, Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm La triều đình xây một khu công quán ở thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, đời nhà Lê, triều đình dựng chùa để tiện cho các sư’ bộ lễ Phật vì vậy co’ tên là chùa Quán Sư’, tiền đường thờ Phật, hậu đường thờ thiền sư Nguyễn minh Không là quốc sư triều Ly’, nay tọa lạc ở 73 phô’ Quán Sư’ Hà Nội.

14-  Cụ Nguyễn Du làm chánh sư’ qua Tầu hai lần, lần đầu vào đời vua Càn Long 1786, lần sau vào đời vua Gia Khánh 1812.      

 

1 nhận xét: