Tạp ghi và Phiếm luận :
ĐỊA là ĐẤT
Thổ
土 là Đất, Địa 地 cũng là Đất, là Địa Cầu 地球 , là qủa đất mà chúng ta
đang cư trú. Theo bài học thuộc lòng của lớp Đồng Ấu ngày xưa :
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Kìa thế giới năm châu quanh quất,
Đường bao nhiêu thì đất bấy nhiêu,
Sông to núi lớn cũng nhiều,
Đường đi lối lại trăm chiều ngổn ngang...
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Kìa thế giới năm châu quanh quất,
Đường bao nhiêu thì đất bấy nhiêu,
Sông to núi lớn cũng nhiều,
Đường đi lối lại trăm chiều ngổn ngang...
Thế giới có Năm Châu Bốn Biển.
Năm Châu là :
Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc ( còn gọi là Châu Đại Dương ). Nhưng theo quy ước của đa số các nước trên thế giới thì có đến 6 Châu, vì sau nầy người ta còn khám phá ra một vùng đất mới ở Nam Cực, gọi là Châu Nam Cực. Nhưng... lại nhưng, theo Mỹ thì Châu Mỹ gồm 2 châu lục là Nam Mỹ Châu và Bắc Mỹ Châu. Nên Thế Giới của người Mỹ có đến 7 châu lục, chớ không còn là 5 châu nữa ! Còn ...
Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc ( còn gọi là Châu Đại Dương ). Nhưng theo quy ước của đa số các nước trên thế giới thì có đến 6 Châu, vì sau nầy người ta còn khám phá ra một vùng đất mới ở Nam Cực, gọi là Châu Nam Cực. Nhưng... lại nhưng, theo Mỹ thì Châu Mỹ gồm 2 châu lục là Nam Mỹ Châu và Bắc Mỹ Châu. Nên Thế Giới của người Mỹ có đến 7 châu lục, chớ không còn là 5 châu nữa ! Còn ...
Bốn Bể là bốn Đại Dương gồm có :
Thái
Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Ngày trước
còn có thêm một Nam Băng Dương nữa, vì người ta cứ ngỡ là nếu băng tan
chảy hết thì sẽ là một đại dương như ở vùng Bắc Cực, nhưng nay đã biết
rằng nó là một châu lục : Châu Nam Cực chớ không phải là một băng dương
nữa !
Bốn Biển là do từ Tứ Hải 四海 của người Hoa mà ra. Khi xưa, khoa học địa
lý chưa phát triển, người Hoa cứ tưởng Thiên Hạ là đất Trung Nguyên, và
mảnh đất nầy được bao quanh bởi 4 biển Đông Tây Nam Bắc. Theo cái Thế
Giới Quan nầy, Bốn Biển tức là Thiên Hạ đó, cho nên trong thi từ ca phú
của văn học xưa hay nhắc đến câu : Tứ Hải giai Huynh đệ 四海皆兄弟 là " Bốn
bể đều là anh em ". Vân du tứ hải 雲遊四海 là : Lang bạt khắp nơi, và để
chứng tỏ có chí hơn người còn lớn giọng mà ngâm rằng : Đại trượng phu tứ hải vi gia 大丈夫四海為家 là : Đấng đại trượng phu thì lấy bốn biển làm nhà, để tỏ ra ta đây có chí lớn !
Trở lại với từ Địa Cầu 地球 là Trái Đất, là hành tinh xanh trong Thái
dương hệ có sự sống của trên hàng triệu sinh vật, trong đó có con người,
có chúng ta. Chữ Địa 地 vốn nghĩa là "Mảnh đất" thuộc bộ Thổ 土 là Đất
theo diễn tiến của chữ viết như sau :
Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
Cách tính năm theo Tử Vi Đẩu Số thì trên có Thiên Can 天干 là : Giáp Ất
Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy 甲、乙、丙、丁、戊、己、庚、辛、壬、癸, gọi là Thập vị
Thiên Can 十位天干; còn dưới thì có Địa Chi 地支 là: Tý Sửu Dần
Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi 子、丑、寅、卯、辰、巳、午、未、申、酉、戌、亥”, gọi là
Thập Nhị Địa Chi 十二地支. Cứ một Thiên Can thì ghép với một Địa Chi, như :
Giáp ghép với Tý là Giáp Tý 甲子.
Ất ghép với Sửu là Ất Sửu 乙丑.
Bính ghép với Dần là Bính Dần 丙寅 ...
Ất ghép với Sửu là Ất Sửu 乙丑.
Bính ghép với Dần là Bính Dần 丙寅 ...
cứ thế mà ghép... Nhưng vì Thiên Can chỉ có 10 mà Địa Chi có đến
12, cho nên ghép đến khi giáp một vòng trở lại Giáp Tý là 60 năm. Nói
cho dễ hiểu : Đứa bé nào sanh ra trong năm nay là năm Nhâm Ngọ 2022 (1 tuổi), thì đến năm 61 tuổi ta cũng sẽ là năm Nhâm Ngọ 2082.
Thập Nhị Địa Chi còn dùng để tính giờ theo Tử Vi Đẩu Số, như :
* Giờ Tý là từ 11 giờ đêm hôm trước cho đến 01 giờ sáng của ngày hôm sau. Cho nên ta mới thường nghe câu :
Nửa đêm, giờ Tý, canh ba,
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi !
... tất cả đều "sem-sem" như nhau !
* Giờ Sửu là từ 01 giờ đến 03 giờ sáng.
* Giờ Dần là từ 03 giờ đến 05 giờ sáng. Nên ta mới có câu : " Trời sáng giờ Dần, Nắng lên giờ Mão ". Vì...
* Giờ Mão là từ 05 đến 07 giờ sáng. Nên các cụ Đồ xưa lại có câu :
* Giờ Tý là từ 11 giờ đêm hôm trước cho đến 01 giờ sáng của ngày hôm sau. Cho nên ta mới thường nghe câu :
Nửa đêm, giờ Tý, canh ba,
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi !
... tất cả đều "sem-sem" như nhau !
* Giờ Sửu là từ 01 giờ đến 03 giờ sáng.
* Giờ Dần là từ 03 giờ đến 05 giờ sáng. Nên ta mới có câu : " Trời sáng giờ Dần, Nắng lên giờ Mão ". Vì...
* Giờ Mão là từ 05 đến 07 giờ sáng. Nên các cụ Đồ xưa lại có câu :
Mạc ẩm Mão thời tửu, 莫飲卯時酒,
Hôn hôn túy đáo Dậu. 昏昏醉到酉。
Có nghĩa :
Đừng bao giờ uống rượu vào giờ Mão, vì sẽ...
Say say xỉn xỉn cho đến giờ Dậu (là 05 giờ chiều đến 07 giờ tối).
Hôn hôn túy đáo Dậu. 昏昏醉到酉。
Có nghĩa :
Đừng bao giờ uống rượu vào giờ Mão, vì sẽ...
Say say xỉn xỉn cho đến giờ Dậu (là 05 giờ chiều đến 07 giờ tối).
Vậy là suốt ngày sẽ say xỉn mà không làm ăn gì được cả !, Và vì ...
* Giờ Dậu là từ 05 giờ chiều cho đến 07 giờ tối, nên lại có câu :
Mạc mạ Dậu thời thê, 莫罵酉時妻,
Nhất dạ thụ cô thê. 一夜受孤悽。
Có nghĩa :
Đừng mắng vợ vào giờ Dậu, vì mắng vào giờ nầy thì...
Suốt đêm phải chịu cô đơn lạnh lẽo một mình !( Vợ chồng cải lộn vào buổi chiều tối thì suốt đêm cũng sẽ chẳng "làm ăn" gì được cả !). Ông bà ngày xưa cũng "tâm lý" chán !
* Giờ Dậu là từ 05 giờ chiều cho đến 07 giờ tối, nên lại có câu :
Mạc mạ Dậu thời thê, 莫罵酉時妻,
Nhất dạ thụ cô thê. 一夜受孤悽。
Có nghĩa :
Đừng mắng vợ vào giờ Dậu, vì mắng vào giờ nầy thì...
Suốt đêm phải chịu cô đơn lạnh lẽo một mình !( Vợ chồng cải lộn vào buổi chiều tối thì suốt đêm cũng sẽ chẳng "làm ăn" gì được cả !). Ông bà ngày xưa cũng "tâm lý" chán !
Địa
地 là Đất, cho ta các từ Địa Cầu 地球 là Trái đất; Địa Xác 地壳 là Vỏ trái
đất, Địa Chất 地質 là Chất cấu tạo và giá trị lịch sử của các lớp đất, Địa
Tâm 地心 là Lòng đất, Địa tâm dẫn lực 地心引力 là Sức hút của lòng trái đất
tạo nên trọng lượng trên mặt đất ... Nếu bỏ chữ Tâm ra phía trước ta sẽ
có từ ...
* Tâm Địa 心地 : Chỉ lòng dạ sâu kín của con người, như Tâm Địa Thiện Lương 心地善良 là Lòng dạ hiền lành; Tâm Địa Hiễm Độc 心地險毒 là Lòng dạ nham hiễm ác độc, như cô Kiều đánh giá Sở Khanh :
Nàng rằng thề thốt nặng lời,
Có đâu mà lại ra người hiễm sâu.
hay như cụ Nguyễn Du nói về Hoạn Thư :
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiễm giết người không dao !
* Tâm Địa 心地 : Chỉ lòng dạ sâu kín của con người, như Tâm Địa Thiện Lương 心地善良 là Lòng dạ hiền lành; Tâm Địa Hiễm Độc 心地險毒 là Lòng dạ nham hiễm ác độc, như cô Kiều đánh giá Sở Khanh :
Nàng rằng thề thốt nặng lời,
Có đâu mà lại ra người hiễm sâu.
hay như cụ Nguyễn Du nói về Hoạn Thư :
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiễm giết người không dao !
Trong tiếng Nôm ta cũng có từ " Độc Địa " vốn để chỉ " Tâm địa độc ác
", nhưng sau dùng rộng ra để chỉ tất cả những thứ gì có hại, không có
lợi, như : Món ăn đó độc địa lắm; lời nói đó thật độc địa....
Mặt
đất bằng phẵng thì gọi là Bình Địa 平地, nên thành ngữ Bình Địa Ba Đào
平地波濤 là Đất bằng dậy sóng, như khi về nhà thấy Thúc Sinh đã chuộc Thúy
Kiều là một cô gái lầu xanh về chung sống, Thúc Ông đã " sốt gan ông mới cáo quỳ cửa công ", gây nên cảnh :
Đất Bằng Nổi Sóng đùng đùng,
Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra.
.... và như trong bửa tiệc đoàn viên, sau khi đã " Tàng tàng chén cúc dở say " Thúy Vân mới đứng dậy phân bua :
Rằng : Trong tác hợp cơ trời,
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao.
Gặp cơn Bình Địa Ba Đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em...
Đất Bằng Nổi Sóng đùng đùng,
Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra.
.... và như trong bửa tiệc đoàn viên, sau khi đã " Tàng tàng chén cúc dở say " Thúy Vân mới đứng dậy phân bua :
Rằng : Trong tác hợp cơ trời,
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao.
Gặp cơn Bình Địa Ba Đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em...
Bỏ
hết đi phần ao hồ, sông ngòi, biển cả, thì một phần ba còn lại của qủa
địa cầu nầy là Lục Địa 陸地, là phần Đất Liền mà chúng ta đang ở. Lục 陸 là
Bờ bến, là đất liền, nên Đăng Lục 登陸 là Đổ Bộ, như Đăng Lục Nguyệt Cầu
登陸月球 là Đổ Bộ lên mặt trăng; ; Thuỷ quân lục chiến 水軍陸戰 là Lính Thủy
đánh bộ, Lục Quân 陸軍 là Lính tác chiến trên bộ để phân biệt với Hải quân
海軍 là Lính đánh nhau dưới biển và Không quân 空軍 là Lính bay trên trời
bỏ bom xuống !
Tất cả đất đai trên bề mặt địa cầu đều gọi là Thổ nhưỡng 土壤 hay Thổ Địa
土地. Đất để canh tác ruộng nương là Điền Địa 田地, đất để ở là Cư Địa 居地,
ta gọi là Địa Cư. Cơ quan trông coi và quản lý đất đai gọi là Địa Chính
地政. Người sỡ hữu đất đai gọi là Địa Chủ 地主. Hình thể của miếng đất là
Địa Hình 地形, Cái thế cao thấp hiễm trở hay thuận lợi của đất là Địa Thế
地勢...
Địa
地 còn là từ chỉ nơi chốn, như Địa Điểm 地點, Địa Chỉ 地址, Địa Phận 地份, Địa
Khu 地區, Địa Bàn 地盤, Địa Đầu 地頭 ... Ta có thành ngữ :
* Địa Đầu Giới Tuyến 地頭界線 là nơi giáp ranh biên giới với nước láng giềng, nơi mà các anh lính thú ngày xưa trấn thủ lưu đồn, hay các anh lính chiến VNCH gát giặc ở tiền đồn hiu hắt.
* Địa Đầu Giới Tuyến 地頭界線 là nơi giáp ranh biên giới với nước láng giềng, nơi mà các anh lính thú ngày xưa trấn thủ lưu đồn, hay các anh lính chiến VNCH gát giặc ở tiền đồn hiu hắt.
* Thử Địa 此地 là Đất nầy, là Nơi đây, như bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt rất hay của Sầm Tham đời Đường như sau :
此地曾居住, Thử địa tằng cư trú,
今來宛似歸。 Kim lai oản tự quy.
可憐汾上柳, Khả lân Phần thượng liễu,
相見也依依。 Tương kiến dã y y !
此地曾居住, Thử địa tằng cư trú,
今來宛似歸。 Kim lai oản tự quy.
可憐汾上柳, Khả lân Phần thượng liễu,
相見也依依。 Tương kiến dã y y !
Bản viết tay của ĐCĐ 1972
Có nghĩa :
Nơi nầy trọ những năm qua,
Nay về thăm lại như là người thân.
Thương thay hàng liễu sông Phần,
Gặp nhau quyến luyến như không nở rời !
Nơi nầy trọ những năm qua,
Nay về thăm lại như là người thân.
Thương thay hàng liễu sông Phần,
Gặp nhau quyến luyến như không nở rời !
Bề
mặt của Địa Cầu là Mặt Đất, Nơi sinh sôi nẩy nở của các nguồn sống, kể
cả động vật và thực vật, mà cũng là nơi an nghỉ cuối cùng cho muôn loài
vạn vật. Vui từ đất mà ra, buồn cũng từ đất mà ra và oán hận thì lại tìm
về với đất. Ta hãy nghe lời thơ của Vi Thừa Khánh 韋承慶 với bài Nam Hành
Biệt Đệ 南行別弟 ( Giả biệt em trai xuôi về Nam ):
澹澹長江水, Đạm đạm Trường giang thủy,
悠悠遠客情。 Du du viễn khách tình.
落花相與恨, Lạc hoa tương dữ hận,
到地一無聲。 Đáo địa nhất vô thinh !
悠悠遠客情。 Du du viễn khách tình.
落花相與恨, Lạc hoa tương dữ hận,
到地一無聲。 Đáo địa nhất vô thinh !
Nghĩa bài thơ :
Nước sông Trường Giang lửng lờ nhạt nhẻo trôi một cách vô vị (đạm đạm), cũng như cái tình của kẻ xa quê hương dài dằng dặc và dai dẵng kia ( du du ). Cánh hoa rụng cũng tựa như cái hận sầu của kẻ xa quê, âm thầm rơi trên mặt đất mà chẳng buồn gây nên một tiếng động nào cả !
Ví hoa rụng như lòng kẻ lưu vong, oán hận mà âm thầm không bày tỏ cùng ai được !
Nước sông Trường Giang lửng lờ nhạt nhẻo trôi một cách vô vị (đạm đạm), cũng như cái tình của kẻ xa quê hương dài dằng dặc và dai dẵng kia ( du du ). Cánh hoa rụng cũng tựa như cái hận sầu của kẻ xa quê, âm thầm rơi trên mặt đất mà chẳng buồn gây nên một tiếng động nào cả !
Ví hoa rụng như lòng kẻ lưu vong, oán hận mà âm thầm không bày tỏ cùng ai được !
DIỄN NÔM :
Lơ lửng nước Trường Giang,
Mênh mang tình viễn khách.
Hoa rụng hận chứa chan,
Im lìm không oán trách !
Lục bát :
Lửng lơ giòng nước Trường Giang,
Như tình viễn khách mênh mang bời bời.
Hận cùng như cánh hoa rơi,
Âm thầm trên mặt đất rồi lặng yên !
* Lão Đương Ích Tráng 老當益壯 : Già mà còn mạnh khỏe.
* Cùng Thả Ích Kiên 窮且益堅 : Nghèo mà biết kiên trì phấn đấu.
* Thiên Cao Địa Quýnh 天高地迥 : Trời cao đất rộng.
* Hứng Tận Bi Lai 興盡悲來 : Hết vui tới buồn.
* Quan San Nan Việt 關山難越 : Núi non khó vượt.
* Bình Thủy Tương Phùng 萍水相逢 : Bèo nước gặp nhau .....
1. Đĩnh Thiên Lập Địa 頂天立地 : Ta nói là Đội trời đạp đất.
2. Kinh Thiên Động Địa 驚天動地 : Ta nói là Động trời động đất.
3. Hôn Thiên Ám Địa 昏天黯地 : Ta nói là Tối trời tối đất.
4. Phiên Thiên Phúc Địa 翻天覆地 : Ta nói là Nghiêng trời lở đất.
5. Mai Thiên Oán Địa 埋天怨地 : Ta nói là Than trời trách đất.
6. Đàm Thiên Thuyết Địa 談天說地 : Ta nói là Nói trời nói đất.
Xem thêm:
Lơ lửng nước Trường Giang,
Mênh mang tình viễn khách.
Hoa rụng hận chứa chan,
Im lìm không oán trách !
Lục bát :
Lửng lơ giòng nước Trường Giang,
Như tình viễn khách mênh mang bời bời.
Hận cùng như cánh hoa rơi,
Âm thầm trên mặt đất rồi lặng yên !
Bản viết tay của ĐCĐ năm 1972
Bề mặt địa cầu còn có những cơn động đất làm sập đổ lâu đài, chôn vùi
thành phố, tạo nên những đợt sóng thần cuốn trôi nhà cửa, hoa màu súc
vật... mà ta gọi là những cơn Địa Chấn 地震, tác hại lắm khi còn hơn cả
chiến tranh. Trong chiến tranh thì ta có các từ về Địa như :
- Địa Lôi 地雷: Ta quen gọi là mìn, chôn dưới đất.
- Địa Đạo 地道 hay Địa Huyệt 地穴 là những con đường hay hang hầm được đào ở dưới đất nhằm phục vụ cho chiến tranh du kích.
- Địa Cần 地勤 : là những chuyên viên kỹ thuật của Không Quân phục vụ ở sân bay dưới đất.
- Chiến Địa 戰地: là Nơi mà hai bên dàn quân để đánh nhau, như trong Chinh Phụ Ngâm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm :
- Địa Lôi 地雷: Ta quen gọi là mìn, chôn dưới đất.
- Địa Đạo 地道 hay Địa Huyệt 地穴 là những con đường hay hang hầm được đào ở dưới đất nhằm phục vụ cho chiến tranh du kích.
- Địa Cần 地勤 : là những chuyên viên kỹ thuật của Không Quân phục vụ ở sân bay dưới đất.
- Chiến Địa 戰地: là Nơi mà hai bên dàn quân để đánh nhau, như trong Chinh Phụ Ngâm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm :
Xưa nay chiến địa dường bao.
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu.
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu.
Chiến Địa còn
gọi là Chiến Trường 戰場 hay Chiến Tuyến 戰線. Nhắc đến từ chiến tuyến lại
làm ta nhớ đến lời hát của bài hát "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" của
nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông :
... Dù nơi chiến tuyến ... mịt mờ mưa bay, Lòng anh vẫn nhớ ... tình người hôm nay...
... Dù nơi chiến tuyến ... mịt mờ mưa bay, Lòng anh vẫn nhớ ... tình người hôm nay...
Nói đến chữ Địa, ta không thể không nhắc đến Địa Lý 地理, Địa Lý là cái
Lý của Đất, là môn học chuyên nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân
cư và các hiện tượng trên mặt Đất. Từ xa xưa đã có môn học nầy rồi, nên
ta hay nghe các cụ khen những tướng cầm quân tài giỏi như Khổng Minh Gia
Cát Lượng là " Trên thông Thiên Văn, dưới thông Địa Lý ", biết lúc nào
thì trời có mưa gió sương mù, biết nơi nào có địa thế núi non hiễm trở
mà điều binh khiển tướng...
Địa
Lý còn là những địa hình phong thủy có liên quan mật thiết đến đời sống
con người mà các thầy Địa Lý phong thủy đã bày vẽ thêm để hù dọa và ăn
tiền của những người cả tin nhẹ dạ. Ví vụ như nói " Nhà ở phải Bối Sơn
Diện Thủy 背山面水 ". Có nghĩa là : Nhà ở phải cất xây mặt về hướng có nước
và phía sau nhà phải dựa vào núi cho vững chãi. Điều nầy rất hợp với
thực tế của cuộc sống mà không cần phải có thầy Địa Lý nói ta cũng thấy
được : Nhà cất xây mặt về hướng sông nước sẽ dễ dàng cho việc lấy nước
uống, chài lưới và tiện lợi cho việc giao thông bằng đường thủy... Sau
nhà có núi sẽ dễ dàng cho việc tìm củi, hái rau trái, săn chim muông,
thú rừng... Nên dân gian mới có câu nói mĩa mai rằng :
Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy Địa Lý hàm răng chẳng còn !
Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy Địa Lý hàm răng chẳng còn !
Học Địa Lý thế giới còn để mở rộng thêm kiến thức, biết thêm nhiều Địa
Phương 地方 và Địa Danh 地名 của những nước khác, đồng thời cũng biết được
thêm nhiều phong tục tập quán của tất cả các dân tộc trên thế giới nầy.
Học Địa Lý để biết được rằng trong một phần ba đất liền nhỏ bé của Địa
Cầu còn có một cái biển mà mấy năm nay đã nhấn chìm và chôn xác biết bao
người Libya, Syria, Irak, châu Phi ... tìm cách vượt biên sang Châu Âu
để tìm đất sống mới. Đó chính là Địa Trung Hải 地中海, phần biển cả ở giữa
châu Á châu Phi và châu Âu.
Học
Địa Lý để còn biết được cái Địa Vị 地位, cái chỗ đứng của nước ta trong
Đông Nam Á và trên trường quốc tế quan trọng đến cở nào, tác động đến
những nước chung quanh ra sao, để còn biết tự hào mà đóng góp công sức
nhỏ nhoi của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Địa Vị 地位 là cái Vị trí địa lý được đặt để bởi thiên nhiên cho một
nơi, một địa phương hay một nước. Dùng rộng ra Địa Vị còn chỉ vị trí,
chức vụ, quyền hạn của một người nào đó trong công ty, trong xã hội...
Nhưng ở đời hễ " Càng cao danh vọng thì càng dày gian nan ". Biết thế nhưng mọi người đều muốn với cao hơn để có một địa vị xã hội mà mình hằng mong ước, cho dù " gian nan" cũng mặc !
Địa là đất, đất linh thiêng sẽ sản sinh ra người tài giỏi, như
đất Hoa Lư sản sinh ra Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh , đất Lam Sơn sản
sinh ra Bình Định Vương Lê Lợi, đất Bình Định sản sinh ra vua Quang
Trung Nguyễn Huệ... Nên ta có thành ngữ Địa Linh Nhân Kiệt 地靈人傑 : Cuộc
đất linh thiêng sẽ tạo nên những anh hùng hào kiệt. Thành ngữ này có
xuất xứ từ bài " Đằng Vương Các tự 滕王閣序 " của Vương Bột 王勃, một trong Tứ
kiệt đời sơ Đường :
Vương
Bột 王勃 (650-676), tự là Tử An 子安, người đất Giáng Châu, Long Môn (tỉnh
Sơn Tây ngày nay) cha là Vương Phúc Cơ làm huyện lệnh Châu Hoan. Giao
Chỉ. Lên sáu tuổi đã nổi tiếng thần đồng, thuộc làu kinh sử. 14 tuổi
đoạt khôi nguyên kỳ thi đối sách của triều đình. Năm 16 tuổi trên đường
đi thăm cha, hay tin Đô Đốc Diêm Bá Dư trấn nhậm Hồng Châu trùng tu Đằng
Vương Các mở cuộc thi thơ văn và khoản đãi tân khách bốn phương. Chủ ý
muốn khoe tài con rễ là Ngô Tử Chương, nên đã cho Chương trau chuốt
sẵn một bài phú thật hay để ngày hôm đó viết lại. Bột hay tin muộn, thời
may có cụ già mách cho Bột rẻ thuyền vào Chương Giang sẽ có gió giúp
đưa đến Đằng Vương Các. Bột nghe theo lời, đến đêm quả có gió lớn nổi
lên chỉ trong một đêm mà vượt qua 800 dặm đường ( có thể là nhờ gió của
đêm Trùng Cửu mùng 9 tháng 9 ). Kịp lúc Đằng Vương Các vừa phát giấy bút
chiêu đãi khách làng văn. Thấy Bột chỉ là một thằng bé con, Đô Đốc Diêm
Bá Dư không muốn cấp giấy bút, nhưng Bột kiên quyết muốn làm văn. Diêm
bèn cho người đứng phía sau lưng Bột, hễ Bột viết được câu nào thì chép
lấy dâng đến cho Diêm xem, hễ thấy không xong là tống cổ ra khỏi buổi
tiệc ngay. Khi Bột mở đầu bài văn bằng câu : Nam Xương cố quận, Hồng Đô
tân phủ 南昌故郡,洪都新府 ( Xưa là quận Nam Xương, nay là phủ Hồng Đô ), thì
Diêm cười và bảo : Cũng là sáo ngữ của các thầy Đồ Nho mà thôi. Đến câu :
Tinh phân Dực Chẩn, Địa tiếp Hành Lư 星分翼軫,地接衡廬 ( chỉ địa thế của Đằng
Vương Các : Phân chia giữa sao Dực và sao Chẩn, còn đất thì nối tiếp
giữa Hành Sơn và Lư Sơn ) thì Diêm lặng thinh. Lại đến
câu : Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu đẩu chi Khư. Nhân kiệt địa
linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp 物華天寶,龍光射牛斗之墟;人傑地靈,徐稚下陳蕃之榻 ( Của đẹp
báu trời, ánh long quang chiếu sao Ngưu sao Đẩu; Đất linh người giỏi,
cao nhân Từ Trĩ hạ giường Trần Phồn ) thì Diêm lại tỏ ra vô cùng kinh
ngạc. Kịp đến câu : Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên
nhất sắc 落霞與孤鶩齊飛,秋水共長天一色 ( Ráng chiều cò trắng cùng bay, Long lanh thu
thủy nước mây một màu ) thì ông không còn dằn được cảm xúc, vỗ bàn đứng
dậy khen là tuyệt cú ! Rồi giấu nhẹm luôn bài phú làm sẵn của con rể
không dám trình làng. Vương Bột nổi tiếng luôn từ đấy và bài Tự của
Vương Bột cũng được lưu truyền thiên cổ với các câu trở thành Thành Ngữ
như :
* Lão Đương Ích Tráng 老當益壯 : Già mà còn mạnh khỏe.
* Cùng Thả Ích Kiên 窮且益堅 : Nghèo mà biết kiên trì phấn đấu.
* Thiên Cao Địa Quýnh 天高地迥 : Trời cao đất rộng.
* Hứng Tận Bi Lai 興盡悲來 : Hết vui tới buồn.
* Quan San Nan Việt 關山難越 : Núi non khó vượt.
* Bình Thủy Tương Phùng 萍水相逢 : Bèo nước gặp nhau .....
Vì tích của Vương Bột, nên ta lại có câu :
Thời lai phong tống Đằng Vương Các 時來風送滕王閣
Có nghĩa :
Khi thời đã đến rồi thì sẽ có gió đưa đến Đằng Vương Các ngay. Trong Truyện Kiều để tả tình duyên thuận lợi của Hoạn Thư với Thúc Sinh, cụ Nguyễn Du cũng mượn tích nầy :
Duyên Đằng thuận nẽo gió đưa,
Cùng chàng kết tóc se tơ những ngày.
Thời lai phong tống Đằng Vương Các 時來風送滕王閣
Có nghĩa :
Khi thời đã đến rồi thì sẽ có gió đưa đến Đằng Vương Các ngay. Trong Truyện Kiều để tả tình duyên thuận lợi của Hoạn Thư với Thúc Sinh, cụ Nguyễn Du cũng mượn tích nầy :
Duyên Đằng thuận nẽo gió đưa,
Cùng chàng kết tóc se tơ những ngày.
... và như trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình
Toái, bài thứ 8 tả lại mối tình giữa Công chúa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử
có câu :
Tiên-dung gặp buổi đi chơi,
Gió đưa Đằng-Các, buồm xuôi Nhị-Hà,
Tiên-dung gặp buổi đi chơi,
Gió đưa Đằng-Các, buồm xuôi Nhị-Hà,
Hay như trong Bích Câu Kỳ Ngộ, tả lại mối tình tiên tục giữa Tú Uyên và Giáng Kiều cũng có câu :
Gác Đằng Vương mấy dặm khơi,
Có duyên đành đã gió trời thổi đưa.
Gác Đằng Vương mấy dặm khơi,
Có duyên đành đã gió trời thổi đưa.
Trên
trời thì có Thiên Đàng, tương tự dưới đất cũng có Địa Đàng. Nhưng Vườn
Địa Đàng trong Kinh Thánh là câu chuyện thường được sử dụng để giải
thích nguồn gốc của tội lỗi và sai phạm của con người. Theo quan niệm Á
Đông thì đối chiếu với Thiên Đàng 天堂 nơi dành cho những người tốt, là
Địa Ngục 地獄, nơi mà những người xấu xa tội lỗi phải bị đày đọa trừng
trị. Phật Giáo thì gọi là Địa Ngục A Tỳ 地獄阿鼻, Tiếng Phạn là Avīci
Naraka. A Tỳ là Không gián đoạn, nên A Tỳ Địa Ngục là nơi những người ác
phải chịu khổ nhục liên tục không gián đoạn. Theo Đạo Giáo thì 18 Tầng
Địa Ngục do Thập Điện Diêm Vương cai quản, và A Tỳ Địa Ngục nằm ở tầng
thứ 18 nầy, dùng để chứa những người làm ác nhất thiên hạ !
Địa Tạng Vương Bồ-tát 地臟王菩薩 là vị Bồ tát giàu lòng nhân ái, được biết
đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào
thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di
Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống
rỗng. Ngài qủa là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục. Hình tượng
trên các bàn thờ Phật của Ngài trong các đám tang, đội mũ thất phật và
mặc cà-sa màu đỏ, có tạo dáng giống như là Đường Tăng trong Tây Du Ký
vậy.
Địa Tạng Vương Bồ-tát 地臟王菩薩
Con
người sống giữa trời đất, hợp với trời đất thành TAM TÀI 三才 : THIÊN ĐỊA
NHÂN 天地人, nên hễ có bất cứ sự cố vui buồn gì xảy ra là cứ lôi cả trời
đất vào trong cuộc sống của con người, vì thế mà ta có rất nhiều thành
ngữ, khẩu ngữ liên quan đến Trời Đất như :
1. Đĩnh Thiên Lập Địa 頂天立地 : Ta nói là Đội trời đạp đất.
2. Kinh Thiên Động Địa 驚天動地 : Ta nói là Động trời động đất.
3. Hôn Thiên Ám Địa 昏天黯地 : Ta nói là Tối trời tối đất.
4. Phiên Thiên Phúc Địa 翻天覆地 : Ta nói là Nghiêng trời lở đất.
5. Mai Thiên Oán Địa 埋天怨地 : Ta nói là Than trời trách đất.
6. Đàm Thiên Thuyết Địa 談天說地 : Ta nói là Nói trời nói đất.
Nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
7. Hoa Thiên Tửu Địa 花天酒地 : Hoa trời rượu đất, ý nói là :
7. Hoa Thiên Tửu Địa 花天酒地 : Hoa trời rượu đất, ý nói là :
Ăn chơi đàn điếm mút mùa. Ăn chơi lu bù trời đất.
8. Hồ Thiên Hồ Địa 胡天胡地 : Quậy trời quậy đất, ý nói là :
8. Hồ Thiên Hồ Địa 胡天胡地 : Quậy trời quậy đất, ý nói là :
Quậy cho tới bến. Quậy đến nỗi không còn biết trời đất gì cả !
9. Hoan Thiên Hỉ Địa 歡天喜地 : Mừng trời vui đất, ý nói là :
9. Hoan Thiên Hỉ Địa 歡天喜地 : Mừng trời vui đất, ý nói là :
Vui mừng qúa đỗi. Vui qúa trời qúa đất !
10. Tạ Thiên Tạ Địa 謝天謝地 : Ta nói là Tạ trời tạ đất, là :
10. Tạ Thiên Tạ Địa 謝天謝地 : Ta nói là Tạ trời tạ đất, là :
Cám ơn trời cám ơn đất, là Cám ơn Trời Đất !
Mười thành ngữ trên, lúc còn đi học, chúng tôi gọi cho vui là " Thập
Đại Thiên Địa 十大天地 ". Mười cái TRỜI ĐẤT lớn nhất mà ta thường thấy trong
cuộc sống hàng ngày !
Từ Địa cuối cùng của bài viết nầy là từ Nghĩa Địa 義地 : Vốn là nơi công
cộng để chôn cất người nghèo; sau nầy là những nơi của tư nhân mua để
cho người trong dòng họ chôn cất hay của đoàn thể, đồng hương mua để an
táng người qúa cố. Ở Việt Nam ta thì thường là của người Quảng Đông hay
Triều Châu lập nên để chôn cất đồng hương. Nghĩa Địa 義地 âm Quảng Đông là
" Dì tì "; âm Triều Châu là " Nghì tỳ ", nên người Việt ta đọc trại
thành " Nhị Tì ", và vì vậy mà ta có kiểu nói để chỉ cái chết là " Hui
Nhị Tì nhập thổ ", hay đơn giản hơn là : " Nó đã Hui Nhị Tì rồi !" Có nghĩa là: Nó đã chết rồi !
Từ Nhị Tì lại làm cho ta nhớ đến bài hát " Nủa Đêm Ngoài Phố " của Trúc Phương là :
... Buồn vào hồn không tên. Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu thương trót trao nhau trọn đời....
... Buồn vào hồn không tên. Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu thương trót trao nhau trọn đời....
Lời bài hát đã được các danh hài Tùng Lâm, Phi Thoàng sửa lại thành :
... Buồn vào hồn Ma-ri, tôi nhớ cái đêm nàng đi dưới ánh đèn bên Nhị Tì, nàng bước tới... trao tôi...khúc bánh mì, và đưa luôn cho con gà rô-ti ...
... Buồn vào hồn Ma-ri, tôi nhớ cái đêm nàng đi dưới ánh đèn bên Nhị Tì, nàng bước tới... trao tôi...khúc bánh mì, và đưa luôn cho con gà rô-ti ...
Xin được kết thúc bài viết nầy, không phải với "Thâp Đại Thiên Địa", mà với... khúc bánh mì , và... con gà rô-ti, nhưng
không có Nhị Tì. Ở Mỹ nầy chỉ có Funeral home (nhà Tang lễ) và nhà Hỏa
táng mà thôi (Đất chôn người chết mắc quá không kể !)...
杜紹德
Đỗ Chiêu Đức
Xem thêm:
địa là đất thì đúng rồi
Trả lờiXóa