Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

FM974 Úc Châu :Bắc Hàn: Chuyện Trốn Thoát Của Người Con Gái Tên Han Song Mi – Nước Mắt Và Nụ Cười

                                              FM 974 Úc Châu - CM Blog 

Han Song Mi có cơ hội trốn khỏi Băc Hàn ba lần nhưng đã không chịu đi dù những người chuyên đưa người lậu tới tận cửa nhà đón hai lần, lần thứ ba cô mới bằng lòng, chấp nhận ra đi, trong một chuyến đi kinh hoàng, băng qua biên giới Trung cộng rồi cuối cùng vào đất Đại Hàn.

    Han, 29 tuổi, lớn lên tại một vùng đất khô cằn, nghèo nàn của miền Trung Bắc Hàn, xa tít xa từ những cao ốc ngất trời và các khu thương mại thênh thang hào nhoáng của thủ đô Bình Nhưỡng, nơi mà nếu có ai mới tới sẽ buột miệng khen đẹp vậy sao. Nhưng quê làng Han là một nơi suốt đời nghèo đói, em Han chết lúc lên hai tuổi mà không biết bệnh gì, một ngưới chú và ông nội cũng chết vì thiếu dinh dưỡng. Vào mùa đông, xác người chết thấy là chuyện bình thường ngay cả tại chợ búa, dân chúng nhìn một cách thản nhiên “ồ thêm một người nữa” vậy thôi, chính mắt Han cũng đã thấy một xác em bé chết dưới chân cầu.

Hình minh họa

    Han chỉ học tới lớp 1 tiểu học, bỏ học phải làm mà sống, Han giúp bà dì, một người bán hàng rong, không có tiền lương để đổi lại có chỗ ăn chỗ ở nhưng ngay cả chỗ ở là nằm bên cái tài sản suy nhất mà gia đình này có là con heo, canh chừng sợ bị ăn cắp. Một ngày tháng 9 năm 2005 lúc Han 12 tuổi, mẹ cô cho cô một số tiền và con dao để nấu nướng, bà bảo là sẽ đi xa làm kiếm tiền nhưng không nói đi đâu, bà nói tháng mười bà sẽ về nhưng không trở về, với Han không có gì bất thường vì ở thời điểm này, chuyện cúp điện xảy ra luôn, xe lửa thường xuyên trễ chuyến hoặc hủy bỏ. Ngày qua ngày, tuần qua tuần rồi tháng qua tháng, bà cũng chưa về, bấy giờ Han cảm thấy có điiều gì đây, Han chờ và chờ, mỗi khi nghe tiếng còi xe lửa ngoài nhà ga, tưởng chừng như réo gọi, Han chạy ra đó, khóc sướt mướt hỏi người xuống tàu có thấy người đàn bà nào giống mẹ mình không, không ai biết.

   Sống với bà dì là cả một cực hình. Han phải trèo núi gần đó tìm rau củ, phụ bà ở nhà bếp, làm chuyện nhà và trông coi hai đứa con của bà. Han phải làm cho bà vì nếu không, bà sẽ ghét cô, mẹ cô giờ đâu đó trên địa cầu, Han không thể thấy tương lai nào cả. Một ngày có một lá thư từ Trung cộng, lá thư của mẹ Han gởi về, bà viết bà đã kiếm được tiền và sẽ trở về. Nhưng từ cái ngày có lá thư, Han biết ra là mình đang bị theo dỏi, mật vụ Bắc Hàn có cả mạng lưới theo dỏi người bao trùm cả nước ngày đêm, ngay cả trong gia đình cũng theo dỏi nhau. Một ngày, hai người cảnh sát đi xe đạp tới nhà Han kiếm trong lúc cô đang làm ở ngoài đồng. Rồi năm 2007, một người lạ tới gỏ cửa, giục Han đi với bà đi qua Trung cộng, mẹ Han đang ở đó, trả tiền cho người đưa người lậu đang chờ nhưng bà dì Han không cho vì sợ Han sẽ bị bán làm nô lệ, số mạng của một số con gái Bắc Hàn tỵ nạn. Chính Han cũng sợ, không đi vì Trung công là một nước khác xa lạ, chuyện gì xảy ra nếu họ bán Han cho cái gì đó.

   Một tháng sau, một người đưa người lậu khác tới, Han bắt đầu nghĩ tới chuyện ra đi, một người láng giềng, bí mật nói với Han là, đời sống Han sẽ tốt hơn ở Trung cộng ngay cả có bị bán đi, thật vậy những người trốn thoát tới đó, cho dù sống tại vùng nông thôn vẫn khá hơn so với Bắc Hàn nhưng, rồi Han cũng không đi. Lần thứ ba, Han quyết định đi khi nghe lén vợ chồng bà dì, chuyện an toàn của Han không phải là ưu tiên với họ, thay vì vậy họ muốn giữ Han luôn để làm việc như người nô lệ cho họ, không cho học, trả tiền hay gì nữa. Han tới bưu điện gọi cho người đưa người lậu, đến ngay dẫn cô, cô đã sẳn sàng.

    Trong vòng chừng hai giờ đồng hồ, người lo chuyện này tới, dì dượng Han đang còn mê ngủ, Han nhẹ nhàng ra khỏi nhà, hai người đi tới nhà ga, ở đây Han ghi giấy đi dường tới thành phố biên giới Hyesan với thẻ căn cước mà nhóm người đưa người lậu lo cho nhưng nên biết, tại Bắc Hàn, cho dù đi đâu trong nước cũng bị kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tại các vùng cận biên, nhân viên an ninh nhà ga nghi ngờ hạch sách, ngồi cách xa một chút, người dẩn Han không thể giúp. Không tin chuyện đi thăm ngoại, nhân viên an nhinh dẩn Han tới văn phòng trên xe lửa, họ bắt đầu đánh cô, tát mạnh vào hai má và đá vào bụng, khi Han không thay đổi câu chuyện mình đã khai, họ tống Han ra khỏi xe lửa, giao cho nhân viên giữ nhà ga. Trước cổng nhà ga, có một nhóm chừng 20 người lính, Han kéo tay một trong mấy người đó van xin cứu mình, nhóm lính chận nhân viên nhà ga lại, anh này cho Han một đồng tiền cắc, dùng nó kêu điện thoại cho cha mẹ, Han chạy đi và kêu người dẩn cô đi trước đó.

    Han ngủ gục đại bên lề đường trước nhà ga mặc cho trời lạnh cóng, sáng hôm sau, người đó tới rồi đưa Han tới một căn nhà tương đối an toàn gần biên giới Trung cộng, bên bờ sông Tumen, Han cắt tóc ngắn lên, thay áo quần thay đổi bộ dạng khác trước. Han cũng biết là mẹ cô đã hối lộ cho lính biên phòng làm ngơ cho cô vượt qua bên kia sông Tumen đang đóng băng. Người dẩn cô, giao cho hai người khác, những người này cũng chuyên chuyển thuốc lậu, một đàn ông một đàn bà lo chuyện băng qua biên giới. Đó là ngày 19 tháng ba năm 2011, một đêm rét lạnh, họ bước trên mặt băng sông Tumen, mang trên người cây đèn pin nhỏ, họ nghe tiếng chó sủa đuổi theo phía sau, bắt đầu chạy lẹ không ngó lại. Han cũng nhận biết sự hiểm nguy này, cô đã có con dao và sẳn trong đầu kế hoạch là, nếu bị bắt sẽ cắt gân máu cổ tay mình nhưng không biết một viêc khác khó hơn là, Han mang đôi giày khá mềm mại vì nghĩ là sẽ đi gặp mẹ thôi. Vì sự lựa chọn sai lầm về đôi giày nên, hai bàn chân Han tê cứng, đau khó tả khi phải chạy trên mặt nước sông lạnh như nước đá trong đôi giày ướt sủng, Han cảm thấy chân đau giống như cả ngàn con dao cắt nát thân thể mình, người đàn bà thấy vậy, chạy tới kéo lê Han đi và băng qua bờ sông, và không ngờ họ đã vào được bên đất Trung cộng rồi, sau lưng họ vẫn còn nghe tiếng chó sủa, tiếng súng và tiếng vọng lên của lính biên phòng bên phía Bắc Hàn. Hai người đưa người lậu này giao Han lại cho một người Tàu gốc Triều tiên đang chờ, nói lời chia tay.

Hình minh họa

    Con số người Bắc Hàn tỵ nạn ở Trung cộng đếm không hết, sống âm thầm trong cộng đồng người thiểu số Triều tiên ở Manchuria, số khác bị bán làm người ở, làm gái mãi dâm hay may mắn kết hôn với ai đó. Han thì may mắn hơn, cô được đưa đi khỏi Trung cộng rồi qua các nước đông nam Á, từ đó Han đến Đại Hàn nơi mẹ cô đã đến trước, đó là ngày 20 tháng năm 2011, ngày sinh nhật của mẹ cô. Họ sum họp nhau tại Hanawon, một khu tái học tập đời sống mới cho những người đào thoát Bắc Hàn, Han chỉ biết khóc và khóc vây thôi, có 6 năm mà cô tưởng là 10 năm dài. Hiện nay Han đã là cô sinh viên đại học ở Hán Thành, ngay cả trong những cái hấp dản và những cô con gái thời trang đẹp đẽ Đại Hàn, cũng là người cùng giống nhưng cô vẫn còn đứng bên ngoài lề cuộc đời mới, vẫn hình vóc của người bên kia xưa cũ.

    Với dáng điệu e lệ và nói năng nhỏ nhẹ, Han đã chờ trong gần một thập niên qua kinh nghiệm bản thân, cô ghi lại trong cuốn hồi ký “Grenlight to Freedom”, vừa mới xuất bản năm nay. Cô kết luận chuyện mình “tôi vẫn còn ám ảnh sợ hãi, bất cứ nơi nào tôi tới tôi nói với người chung quanh, xin đừng hỏi tôi về cái vương triều rùng rợn khủng khiếp của Kim”.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

Mời Xem : CM Blog kỳ trước :

A Phú Hản: Lãnh Tụ Bí Ẩn, Người Dân Và Luật Hồi Giáo Sharia  

1 nhận xét: