Liệt mặt Bell là tình trạng cơ mặt (thường là một bên) liệt và yếu không rõ lý do, xảy ra bất ngờ, và thường nặng lên trong vòng 1-2 ngày. Tình trạng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh số 7 (dây thần kinh mặt). Bệnh nhân đôi khi cảm giác đau nhẹ và khó chịu vùng mặt bị tê liệt. Bệnh được đặt tên của BS phẫu thần kinh Charles Bell (Scotland, Anh Quốc) sau khi các mô tả bệnh của ông.
# Ai dễ bị liệt mặt Bell palsy?
- Các nghiên cứu chỉ ra chứng liệt mặt Bell có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, rủi ro xảy ra liệt Bell thường cao hơn ở một số bệnh nhân như phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, bị cảm cúm, hay các bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Liệt Bell thường xảy ra ở người trẻ, ít khi xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi. Vì vậy, khi có liệt mặt ở người lớn tuổi, bệnh nhân nên nghĩ đến đột quỵ hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác gây liệt mặt.
- Liệt mặt do Bell thường tạm thời. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu phục hồi sau 2 tuần, và dần dần phục hồi hoàn toàn trong vòng 3 đến 6 tháng. Bệnh nhân khi phục hồi sẽ hoàn toàn bình phục các cơ vùng mặt khi nói cười nói.
# Vì sao bệnh nhân bị liệt mặt Bell's palsy
- Lý do chính xác gây ra liệt mặt Bell vẫn chưa rõ ràng nhưng các nghiên cứu chỉ ra vai trò của viêm sưng và hệ miễn dịch. Các kháng thể nhầm lẫn, tạm thời tấn công vào dây thần kinh vùng mặt khiến dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến bị liệt. Vì vậy, các bệnh lý về thần kinh, mạch máu, và hệ miễn dịch thường tăng rủi ro mắc bệnh Bell của bệnh nhân. Một số bệnh miễn dịch có thể tăng rủi ro như bệnh Guillain-Barre, Sarcoidosis, Myasthenia gravis, hay Multiple sclerosis.
- Nhiễm trùng do virus, đặc biệt là virus Herpes simplex, gần đây được xem là có thể liên quan đến rủi ro mắc bệnh liệt mặt Bell.
# Các triệu chứng khác có thể kèm với bệnh liệt mặt Bell
- Ngoài liệt một bên mặt là triệu chứng hay gặp nhất, bệnh nhân còn có thể gặp vấn đề khi cố nhắm mắt, bị chảy nước mắt, bị chảy nước bọt, cười méo một bên, mất vị giác của 2/3 đầu lưỡi, bị nhạy cảm với âm thanh, nghe tiếng ồn to hơn bình thường
- Mắt bên bị liệt nhìn lên trên (upward) và vào bên trong (inward)
# Chẩn đoán liệt mặt Bell
- Bệnh nhân không nên tự chẩn đoán bệnh liệt nửa mặt Bell vì có thể nhầm lẫn với các bệnh nguy hiểm như đột quỵ hay bị thần kinh. BS sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng, thường là các dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh số 7, kèm theo một số xét nghiệm lab, xét nghiệm thần kinh cơ bắp, (EMG) và đôi khi hình ảnh (CT/MRI não) để chẩn đoán bệnh. Lưu ý là không có một loại test nào hay hình ảnh nào dùng để chẩn đoán bệnh này, mà cần phải kết hợp các triệu chứng, bệnh sử, tiền sử, và rủi ro của từng người để chẩn đoán bệnh.
# Chữa trị liệt mặt Bell
- Chữa trị bệnh nhân bị liệt mặt Bell bắt đầu bằng chẩn đoán sớm và chính xác. Chữa trị liệt mặt hiện nay chủ yếu nhằm chữa trị hỗ trợ các triệu chứng càng sớm càng tốt, giảm quá trình viêm sưng của dây thần kinh vùng mặt, và phục hồi chức năng của các cơ trên mặt. Nếu bệnh có liên quan đến nhiễm trùng do virus Herpes thì BS sẽ cho bệnh nhân uống thuốc kháng virus. Đa số (hơn 80%) bệnh nhân mắc bại liệt Bell sẽ phục hồi từ 3 đến 6 tháng. Một vài bệnh nhân có thể phục hồi lâu hơn, đến hơn 1 năm, nhưng cũng sẽ phục hồi. Hiếm khi một số bệnh nhân (5-10%) bị tổn thương lâu dài và không phục hồi được. Khoảng 8-10% bệnh nhân bị liệu Bell sẽ bị tái lại (1).
- Điểm quan trọng trong chữa bệnh liệt mặt Bell là ngăn ngừa mắt bị tổn thương do bị khô giác giác mạc. Khi vùng cơ mắt bị liệt, bệnh nhân có thể không nhắm mắt được hoàn toàn. BS sẽ cho bệnh nhân thuốc nhỏ mắt hoặc che mắt giữa ẩm ban đêm nếu mắt không khép lại hoàn toàn.
- BS cũng có thể cho bệnh nhân uống thuốc Steroid để giảm viêm sưng của dây thần kinh. Các phương pháp khác như ép khăn ấm lên vùng mặt để giảm đau sưng.
- Vật lý trị liệu giữ vai trò quan trọng trong việc phục hồi liệt mặt Bell (xem video tập vật lý trị liệu của Bs Wynn sẽ ra mắt sau này). Các nghiên cứu chỉ ra vật lý trị liệu tập đúng có thể phục hồi nhanh và hiệu quả bệnh liệt mặt Bell (2)
- Các phương pháp khác được dùng kết hợp nhưng không có hiệu quả rõ rệt như châm cứu, chích điện, thư giãn, tập phản xạ, và dùng vitamin B12, B6, hay Zinc.
# Phân biệt liệt mặt Bell và đột quỵ
- Cả hai bệnh đều có thể xảy ra với liệt mặt một bên đột ngột. Trong khi đột quỵ xảy ra do cục máu nghẽn hay vỡ mạch máu (xem video của Bs Wynn Tran) thì liệt mặt Bell thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh. Vì vậy, khi bệnh nhân có triệu chứng liệt mặt một bên, quý vị cần đưa bệnh nhân gặp BS ngay. BS sẽ chẩn đoán triệu chứng đột quỵ dựa trên các yếu tố khác như rủi ro, bệnh sử, tuổi tác, triệu chứng.
- Một bài test BS hay thử là yêu cầu bệnh nhân cử động cơ trên vùng trán (nhăn trán). Nếu bệnh nhân bị liệt một bên mặt không thể nhăn trán được thì thường là bị liệt Bell trong khi nếu bệnh nhân cử động nếp nhăn trán được (kèm theo các triệu chứng khác) thì có thể là đột quỵ.
- BS cũng sẽ dùng các xét nghiệm khác như MRI/CT để chẩn đoán đột quỵ.
# Tóm lại
- Bệnh liệt một bên mặt Bell thường xảy ra ở người trẻ, đa số đều phục hồi hoàn toàn, chữa trị bắt đầu bằng chẩn đoán sớm, chẩn đoán đúng, dùng thuốc chữa triệu chứng kết hợp tập vật lý trị liệu
- Cần phân biệt bệnh liệt mặt Bell và đột quỵ vùng mặt vì có thể có triệu chứng giống nhau.
Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Mời Xem : 1
Đột quỵ ngăn ngừa được không? - BS Wynn Tran
2
Coi thức ăn là thuốc, bác sĩ Việt tại Mỹ chỉ cách ăn uống ngừa ung thư
bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa