Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

FM 974 Úc Châu :Ukraine: Sau Nhiều Thế Kỷ Tín Đồ Chính Thống Giáo Ukraine Mừng Chúa Giáng Sinh Ngày 25 Tháng 12

                   FM974 Úc Châu - CM .Blog

Trong nhiều thế kỷ, ngưới Ukrainian mừng lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng Giêng, ngày mà theo lịch Julian là ngày Chúa Jesus ra đời nhưng sau ngày Nga đưa quân xâm lăng Ukraine tháng hai, hội thánh Chính Thống giáo Ukrainian cho phép, lần đầu tiên giáo dân được ăn mừng lễ Giáng sinh ngày 25 tháng 12, một viêc làm cho thấy họ đang tách  lìa bỏ Nga, chuyển hướng về phương Tây.

    Đề tài khi nào mừng lễ Giáng sinh đã là chuyện tranh luận từ lâu tại Ukraine. Theo truyền thống, Chính Thống giáo mừng Giáng sinh ngày 7 tháng Giêng hằng năm cùng ngày với giáo hội ở Mạc Tư Khoa, nơi mà vừa qua, giáo chủ Patriarch Kirill, người đứng đầu của Chính Thống giáo Nga Sô, đã công khai làm lễ chúc mừng và ủng hộ cuộc chiến xâm lăng của Putin và ông cũng tuyên bố, những người lính Nga chết ở chiến trường Ukraine là những người tử vì đạo, sẽ được xóa bỏ mọi tội lỗi. Năm 2017, 25 tháng 12 trở thành ngày lễ công cộng tại Ukraine, trước đó giáo hội Ukrainian cho phép giáo dân cầu nguyện ở ngày đó. Trong một cuộc họp vào tháng 10, tiếp theo lời yêu cầu của giáo dân, hội đồng thành phố Kyiv loan báo, các giáo xứ có thể tổ chức nguyên thánh lễ ngày 25 tháng 12 nếu họ muốn, quyết định này có hiệu lực cho khoảng 7 ngàn nhà thờ trên khắp cả nước.

Theo lời phát ngôn nhân của giáo hội, tổng giám mục Yevstratiy Zoria cho biết, dữ kiện thu thập được cho thấy con số bao nhiêu giáo dân đã đến dự thánh lễ Giáng sinh hôm 25 tháng 12, trùng với ngày Chủ nhật. Ông nói, giáo hội không muốn ép buộc bất cứ ai, cá nhân ông sẽ quyết định sẽ làm gì sau khi nói chuyện với các giáo xứ của mình, tốt nhất là tiến hành việc này một cách từ từ và thành công. Trước ngày quân Nga xâm lăng, một phần ba giáo xứ muốn dời ngày lễ Giáng sinh theo phương Tây và ông nói hiện sự ủng hộ việc này tăng lên rất nhiều hơn nữa. Kể từ năm 2019, 1600 giáo xứ từ phía Ukrainian Orthodox Church đã gia nhập vào phía thuộc Orthodox church of Ukraine, phía Ukrainian Orthodox Church là các giáo xứ cho tời gần đây vẫn trung thành với giáo hội ở Mạc Tư Khoa, nhưng hiện thời họ đã đứng cách xa khỏi giáo chủ Kirill, trong đó hơn phân nửa giáo xứ không còn xướng tên ông ta trong các buỗi thánh lễ cầu nguyện.

Hai giáo hội mang tên giống nhau, cựu tổng thống Petro Poroshenko, người tiền nhiệm của Volodymyr Zelenskiy, đã từng gây áp lực buộc Ukrainian Orthodox Church đổi tên một cách hợp pháp thành Russian Orthodox Church ở Ukraine, nhưng thất bại sau khi nhóm đảng ủng hộ “phe chống nhóm thân Kremlin” kháng cáo lên tòa hiến pháp, hiện giờ nhóm này hoạt động ngầm bất hợp pháp. Tổng giám ục Zoria nói, giáo hội Orthodox church of Ukraine ủng hộ quốc gia Ukraine, đôc lập, chủ quyền và dân chủ.

Việc đổi ngày Giáng sinh 25 tháng 12 là một phần trong tiến trình lớn của quốc gia cho chính sách loại bỏ các biểu tượng Nga sô, liên bang Sô Viết và chủ thuyết cộng sản, bắt đầu tiến hành khi Nga chiếm đảo Crimea và quân ly khai theo Nga nổi lên tại vùng phía đông miền Donbas. Tượng Lenin bị giựt sập xuống, bộ Văn hóa Ukraine lập ủy ban chuyên gia quyết định sẽ làm gì với các tượng Sô viết khác và tên nhân vật Nga trên các con đường gồm cả tên Pushkin và Tolstoy. Bộ trưởng bộ Văn Hóa, Oleksandr Tkachenko nói trong tuần rồi, việc làm này là do hậu quả của chế độ toàn trị Nga sô. Bộ đã có nhiều cuộc họp, ý kiến địa phương sẽ được xem xét cẩn thận, một số tượng có thể dời tới các công viên hay viện bảo tàng.

Tại hải cảng Odesa “Biển Đen”, những người hoạt động dân chủ đã ném sơn đỏ và gắn thêm một cái mũi của tượng Nga “Catherine the Great”. Taras Pshenychnyi, giáo sư về lịch sử giáo hội của trường đại học Taras Shevchenko nói sinh viên của ông thường xuyên đưa ra đề tài Giáng sinh và ủng hộ chuyện đổi ngày qua 25 tháng 12, nhưng những người già cả bao gồm cha mẹ ông, chần chừ không muốn lắm, năm nay gia đình ông, gồm luôn thằng con trai 6 tuổi sẽ mừng lễ Giáng sinh cả hai ngày.

Trong thế kỷ 16 và 17 nhiều giáo xứ của Ukrainian Uniate đổi theo ngày Gregorian, ngày này Ba Lan và các nước Thiên chúa giáo khác ở châu Âu chấp nhận theo nhưng số giám mục này không thành công. Lúc này Ukraine là một phần của liên bang BaLan – Lithuanian, theo lịch Julian, cử hành Năm mới ngày 14 tháng Giêng. Giữa năm 1914 và 1916, khi đệ nhất thế chiến bùng nổ, một số giáo xứ tại phía tây thành phố Ivano – Frankivsk khởi xướng ngày Giáng sinh 25 tháng 12 nhưng bị giới bảo thủ truyền thống, giới trí thức và giáo hội Russian Orthodox church quyền lực chống đối mạnh mẽ. Sau cuộc cách mạng Nga, chế độ Bolshevik cho dùng lịch Gregorian trong các mục đích giao dịch xã hội nhưng giáo hội Mạc Tư Khoa tiếp tục lịch Julian như trước. 
Giáo sư Pshenchnyi nói, truyền thống có thể tiến bộ nhưng cũng có thể khiêu khích, người Ukrainian cần tách xa văn hóa Nga sô và truyền thống tâm lý, Nga cố cầm giữ người Ukrainian như là con tin. Việc này cần phải làm từ từ, cẩn thận nhưng phải làm, Nga dùng giáo hội Russian Orthodox trên đất Ukraine như là một vũ khí tư tưởng. Giáo chủ Kirill là người hợp tác với KGB và cơ quan tình báo FSB hiện tại. Chính trị gia điện Cẩm Linh tô vẽ cuộc chiến xâm lặng Ukraine là một chiến trận giữa tốt và xấu, Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và phó chủ tịch hội đồng An ninh Nga, thường xuyên đưa ra lập luận về hành động của một “cứu thế quân”, đe dọa sẽ phá nát phương Tây bằng trận chiến nguyên tử.

    Trong lần nói chuyện mới đây nhất, ông ta gọi “chủ đích thần thánh” của Nga ở Ukraine là chận đứng quỷ dữ hay tự gọi ông là “người cai trị địa ngục tối cao”, ông gọi người Ukrainian chỉ là một đám chó đang sủa từ chuồng cho phương Tây. Giáo sư Pshenchnyi nói ông không để lắm về ba cái lời xảo ngôn của Nga bao gồm việc Nga cho là đang trừ diệt quỷ sa tăng Kyiv.

    Đó là một trong những cái giả tạo mà Nga đã và đang làm trong suốt tám năm qua. Đã từ quá lâu, Nga đã vẽ ra một loại hình ảnh nào đó gán cho người Ukrainian của ông, hôm qua thì Ukraine không phải là một quốc gia, hôm nay Ukrainian là quỷ Sa tăng, đó là một sự ngu dốt từ một băng nhóm người đầu óc thiển cận ở Mạc Tư Khoa.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

Mời Xem 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người Đưa Tiễn Trong Tống Biệt Hành Của Thâm Tâm

  Hành là thể thơ thất ngôn tràng thiên nhưng không bị buộc theo niêm luật của thơ Đường luật, do đó bài thơ dưới đây nghe như thơ mới. Tống...