Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

Tô Mì Thời Thơ Ấu - TQĐ

Hồi đó tui 8 ,9 tuổi có 2 em trai , thằng kế nhỏ hơn tui 3 tuổi , thằng nhóc nhỏ hơn tui 5 tuổi

Nhà tui ở đường Nguyễn Duy Dương / Ba Bà Bầu - Q.10 - Saigon .
Là khu xóm lao động , nửa Nam kỳ, Bắc kỳ 54 và Tàu
Nhà tui ở số 351 / 319 là phiá sau
Phiá trước là số 351 cho gia đình ông ba Tàu Quảng Đông mướn bán hủ tíu mì và cà phe vợt
Khi đó tui hay dòm xe mì bán ngoài đường vì các hình vẻ rất đẹp như là :
= Hình Lã Bố hí Điêu Thuyền
= Hình Quan Công - Trương Phi và Lưu Bị
Coi hình thôi chứ tiền đâu mà dám ăn 1 tô mì chứ
Nhà tui khi đó vui lắm vì Ba tui đem anh Hai Bình con Bác Tư dưới Cái Mơn lên , đem chú Mười lên , cả 2 còn độc thân và rất trẻ cho ở chung nhà .
Khi trời mưa râm râm vào tối tối là nghe tiếng gỏ bằng tre của thằng nhóc vừa gỏ vòng vòng trong các hẻm ; xe mì thì đậu ngoài đường lộ
Khi thì Ba tui , khi thì anh Hai Bình kêu thằng nhỏ vô , 3 anh em tui phái lắm , vì mỗi thằng được 1 tô mì .
Thằng nhóc Tàu mặc áo mưa , bưng nghề lắm nhen , 1 khay nhiều tô mì nóng hổi , bốc khói dù trời đang mưa râm râm , có che tấm ny lông mà không đổ nhen .
Này nhen , 1 tô mì 1 vắc , có bánh tôm chiên nhen , thịt heo nạc cắt mỏng nhen , sà lách nhen , nước lèo thơm phứt nhen , có xì dầu nhen , có dấm xủ nhen , có ớt ngâm dấm nhen .
Trời quơi !
Mưa râm râm vừa sầm sập tối , trong ánh đèn đường vàng vọt thời TT Ngô Đình Diệm an bình
Khi đó tui không biết giá 1 tô mì là nhiêu tiền
Nhưng ăn đã đíu
Có lần thằng Xứ là em thứ 4 của tui bị bịnh , Má tui sai tui ra tiệm mì của chú ba Tàu đằng trước mua 1 tô mì 1 vắc , Má không đưa tiền mà kêu tui nói là ....ký sổ ....trừ vô tiền nhà cho mướn .
Kế đó thằng em kế Nhậm bị bịnh , tui cũng ra mua mì
Từ đó thành thói quen là đứa nào bị bịnh thì được ăn mì ....cố sĩ ...trừ tiền nhà ...
Tui nhớ khi đó 1 tô mì 1 vắc , có bánh con tôm chiên là 3 đồng , hủ tíu 3 đồng , 2 vắc mì là 5 đồng , hủ tíu mì là 5 đồng
3 anh em tui dầm mưa dầm nắng cho bịnh để được ăn mì , 2 thằng em thì bịnh lia chia , tui thì không bịnh , tui giả bịnh nhưng Má tui rờ đầu biết tui xạo ke ....hìì.... Sau này Thiếm Tám và gia đình từ Cái Mơn lên ở chung , nói :
- Con cu thằng Đáng đen , trứng dái săng cứng , thằng này mà có dầm mưa , dầm nắng cũng không bị bịnh
Khi anh Hai Bình , chú Mười lấy vợ là ra riêng
Chú Thíếm Tám cũng ra riêng
Rồi Ba tui rước Ông Bà Nội từ Cái Mơn lên ở chung để phụng dưỡng
Ba tui "cò- măng ' từ Pháp 1 chiếc xe hơi Renault 4
Khi đó xa lộ Biên Hoà do Mỹ mới làm xong
Khu nhà tui khi đó đường khúc này khúc kia , trời mưa là lầy lội , có khúc tráng nhựa có khúc đất , đầy ổ gà nên Xa Lộ Biên Hoà là ước mơ của dân Saigon thời đó
Cứ chiều thứ 7 là Ba tui chở Má tui , OB Nội và 3 anh em tui chạy ra xa lộ 1 vòng , tới gần Biên Hoà thì có nhiều sạp bán Bưởi Biên Hoà ,ở xa lộ - Ba tui mua mấy trái , rồi chạy tới khúc kia , trải tấm ny lông , vừa ngồi ăn bưởi vừa hóng mát .
Tui ăn Bưởi Biên Hoà , chèn ơi ! Ngon ngọt và thơm lừng ! Bưởi nho nhỏ bằng cái nắm tay , vun tròn , đầy đặn , bên trong thơm ngát
Có lẻ tui có ấn tượng về ...Bưởi ....nên ...tui phái Bưởi và post hình ....Bưởi....với tựa đề là ...Tranh Không Lời....hììi.....
Khi trời sụp tối là Ba tui lái xe về đường nhà , tới cầu Phan Thanh Giản , qua cầu là tới đường Đinh Tiên Hoàng - Đakao - Có tiêm mì bán ở ngoài trời có cây nhản nên ai cũng gọi lả Mì " Cây Nhãn "
Cả nhà ăn mì , chính là Mì " cây nhãn " mới có Mù Tạt là Hột Cải , tui phái ăn mì có mù tạt từ đó
Đây là bài viết về Mì Với Thời Thơ Ấu của tui 
 
Montreal - Canada - March , 15 , 2023
Thân mến
TQĐ
 
 
Ý Kiến nhỏ của 1 đoc giã :
 
Trong bài viết nầy tác giả dùng nhiều từ ngữ theo âm rặc Nam bộ của người miền Nam xưa (chữ có gach dưới )
-phái : khoái
-quơi :ơi
-cò-măng" gốc tiếng Pháp nghĩa là đặt mua
- ăn đã đíu ; ăn rất ngon và thả sức ,chữ nầy hiện ít dùng
-xa lộ Biên Hòa do Mỷ làm từ 1957-1961 
- về ý câu nói của thiếm Tám : thời đó các bà và mẹ không biết dựa vào đâu nhưng đều tin như vậy...
 

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...