Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Radio FM974 Úc Châu :Miến Điện: Khi Tăng Sư Phật Giáo Thích Làm Chính Trị

                             Chuyên Muc Blog

Chuyện can dự chính trị của những nhà sư Phật giáo theo chủ nghĩa Quốc gia siêu cực đoan tại Miến tạo ra khá nhiều chú ý trong nhiều năm, trước khi quân đội đảo chánh năm 2021, trong lúc tình trạng bạo động xem ra ngày  nhiều hơn kể từ khi có đảo chánh, giới nhà sư này đã cho thấy thái độ và lập trường của họ cực đoan hóa xa hơn là người ta nghĩ.  

                             Min Aung Hlaing

    Người đứng đầu đảo chánh, tổng tư lệnh Tatmadaw (quân đội Miến) Min Aung Hlaing, đánh dấu ngày Độc lập Miến Điện hôm 4 tháng 1 năm 2023 bằng việc ban tặng cho hàng trăm cá nhân, bao gồm một nhà sư theo chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan U Wirathu huy chương Ái quốc. Nhưng tương tự như vậy, buổi ban thưởng lại vắng mặt nhà sư đồng đẳng với U Wirathu là U Warthawa. U Warthawa là người dàn dựng, tổ chức và hợp pháp hóa lực lượng Nghĩa quân thân chế độ quân phiêt của nhóm Pyu Saw Htee, một tổ chức theo chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan, gồm những người dân địa phương ủng hộ đảng USDP của quân đội và được những cựu quân nhân Miến huấn luyện.

   Nhóm nghĩa quân này đang làm những công việc mà quân đội Tatmadaw làm trong cuộc nội chiến, đánh nhau với quân ly khai của lực lượng Nhân Dân Bảo vệ, đặc biệt tại miền Sagaing. Tháng 3 năm 2021, tổng hành dinh nhóm Pyu Saw Htee loan báo, việc thành lâp nhóm này như là một lực lượng võ trang nghĩa quân nhân dân để bảo vệ những làng xã của mình khi có sự nổi dậy trên toàn quốc của các nhóm ly khai chống chế độ quân phiệt đảo chánh. Nhưng đầu năm 2022, lực lương nghĩa quân này lại được trang bị súng tiểu liên nhằm trợ giúp hàng trăm đoàn quân của quân Tatmadaw và được Tatmadaw trực tiếp huấn luyện quân sự, được tổ chức sắp xếp bởi sư U Warthawa. Cái tên Pyu Saw Htee được gọi theo  huyền thoại của một vị vua từ thời đầu triều đại Bagan.

                                        U Wirathu

    Nghĩa quân nhóm Pyu Saw Htee đầu tiên nhằm ủng hộ chính quyền, được lập nên năm 1955 như là một lực lượng nhân dân võ trang chiến đấu chống quân nổi loạn và nhóm này bị giải tán hai năm sau đó. Ý tưởng đằng sau cái tên gọi Pyu Saw Htee,, chỉ mang ý nghĩa của một sự tiêu diệt nhắm tới những đe dọa  thủ phủ quốc gia, chứ không có giây mơ rể má lịch sử gì với Phật giáo hay tăng lữ hết. Nhưng sau khi có cuộc đảo chánh mới đây một năm, ý niệm chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan đề ra của nhóm sư sải tái sinh với khuynh hướng chống quân ly khai phản loạn. Biểu tượng của nhóm Pyu Saw Htee hiên nay là lá cờ Sasana, họ gọi là cờ của Phật giáo với hình của vua Pyu Saw Htee đứng bên xác chết của quân thù ở Bagan. Trả lời báo chí, người tự gọi là một nhà sư theo chủ nghĩa quốc gia siêu cựa đoan nói rằng, chữ Pyu Saw Htee được dùng để vinh danh những cố gắng của nghĩa quân, và qua đó như là những điều dẫn dắt, khích lệ giúp cho nghĩa quân chiến thắng mọi đe dọa.

    Ông ta cũng giải thích thêm, trong khi  tăng sư không can dự trực tiếp vào hoạt động của nghĩa quân, họ chỉ đưa ra những lời hướng dẩn đúng đắn cho người anh hùng, là người bảo vệ gia đình làng xã và xã hội Phật giáo trước bất cứ một sự đe dọa nào. Tăng sư theo chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan ở Miến, phần chính có liên quan tới lập trường chống Hồi giáo, nhưng ít nhất có ba yếu rố chính yếu góp phần vào việc can dự của họ vào lãnh vực chính trị ở Miến.

    Trước nhất, nhiều nhà sư tin rằng, Phật giáo của họ đang đứng trước một mối đe dọa cho sự hiện hữu của nó từ các sức lực bên ngoài, Hồi giáo là một phần của mối đe dọa này cùng với việc ly khai sứ quân, tối tân hóa và dân chủ, các nhà sư thấy rằng, vì lẽ đó, họ có trách nhiệm phải bảo tồn, gìn giữ những gì mà họ hiểu là hình thái nguyên gốc của Phật giáo. Thứ nhì, trong suốt thời gian cải cách 2011 và 2020, xã hội dân sự trổi dậy cũng là một thách thức mạnh mẽ cho quyền hành cỗ truyền ở Miến, và cũng từ đó nó đe dọa cả vai trò của sư tăng, vốn được xem như là những người lãnh tụ đáng tin cậy trong xã hội. Thứ ba, những thay đổi bên trong mối liên hệ giữa sư tăng và nhà cầm quyền đồng thời cũng là yếu tố làm thay đổi sự can dự của sư tăng theo chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan trong lãnh vực chính trị. Kinh nghiệm học được từ thời kỳ cải cách đã đưa những nhà sư này tới thái độ nghi ngờ rằng, một chính quyền dân sự có chắc là có thể bảo vệ Phật giáo và cộng đồng không và họ tự xem họ bắt buộc phải đứng ra lèo lái, hướng dẩn xã hội nước này.

                 Pyu Saw Htee

    Những nhà sư theo chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan nhận thấy quân đội chính là thành phần gần gũi với luật lệ cai trị truyền thống của các vị vua Phật giáo hơn các thành phần khác trong bối cảnh chính trị ở Miến, chương trình nghị sự của họ là, đoan chắc rằng, quân đội Tatmadaw phải duy trì vai trò cầm quyền, bảo vệ quốc gia, bảo vệ chủng tộc và tôn giáo. Hai năm sau cuộc đảo chánh 2021, quân đội Tatmadaw đang đối mặt với một sự thách thách lớn nhất trong lịch sử gần đây. Sự lớn mạnh ngày càng tăng cao của các lực lượng ly khai chống chế độ quân phiệt tam đầu chế đã làm Tatmadaw phải hạn chế quân lực, nhiên liệu và trải rộng địa bàn chiến trường và khả năng phản công, cho nên quân đội Miến phải dựa vào sự trợ giúp, tiếp sức của các nhóm dân trung thành với nhà cầm quyền và nghĩa quân võ trang trong các lần hành quân hay các trận đánh với quân ly khai.

    Lập trường cổ động, khuyến khích bạo động mang ý nghĩa tôn giáo và thần linh của nhóm nhà sư theo chủ nghĩa siêu quốc gia được quân đội Tatmadaw Miến đánh giá có kết quả tốt, họ cần có thì, ảnh hưởng của nhóm sư này chắc chắn sẽ tiếp tục tác động vào bối cảnh chính trị của thời kỳ hậu đảo chánh của Miến.

    Ngày 23 tháng 5 năm 2017, ủy ban MHN (Myanmar’s State Sangha Nayaka, một ủy ban do chính quyền lúc bấy giờ thành lập, bổ nhiệm một số nhà sư có trách nhiệm điều hành, giám sát  hệ thống tăng sư Phật giáo, loan báo một bản công lệnh bốn điểm, ngăn cấm tổ chức “Bảo vệ chủng tộc và tôn giáo”, được biết với tên Ma Ba Tha. Ma Ba Tha thành lập ngày 27 tháng 6 năm 2013 và đã có hơn 4 năm cổ súy cho ý tưởng Phât giáo quốc gia, tổ chức này đã thành công trong việc cổ động chính sách “bốn sắc tộc và hạn chế tôn giáo” và chính sách này đã trở thành luật năm 2015, họ tấn công, chỉ trích đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi, tô sơn lên hình ảnh đảng này là đảng thân Hồi giáo, chống lại Phật giáo và họ đứng ra tổ chức đoàn thể, thi hành những hoạt động về các chương trình việc làm xã hội của Phật giáo.

    Cựu tổng thống Miến, U Thein Sein ủng hộ đề nghị này cho nên Ma Ba Tha công khai, chính thức đứng sau ông ta và nguyền rũa đảng NLP trước khi có cuộc tổng tuyển cử năm 2015, khi ngày bầu cử gần kề, Ma Ba Tha tiến hành việc đánh phá đảng NLP quyết liệt nhưng cuối cùng đảng NLP thắng cử. 

                                       U Thein Sein

    Ủy ban MHN đã nhiều lần toan tính chống lại nhóm nhà sư này trước đây, họ cấm sư U Wirathu truyền đạo một năm, để đáp trả lệnh cấm này, sư U Wirathu vẫn tiếp tục đi vòng quanh nước, bảo các sư dưới quyền giảng đạo nhân danh ông ta và cho thâu băng bài giảng trong khi ông ta ngồi im lặng, che miệng bằng hai miếng băng dán keo màu đỏ và đen (đỏ tượng trưng cho cờ của NLP và đen cho Hồi giáo).

    Cho rằng, để dân chúng làm những gì mà sư tăng không nên làm như vậy, ngày 29 tháng  4 năm 2017, Ma Ba Tha thành lập một tổ chức dân sự thường dân gọi là Dhamma Wuntha Rakkita Apwe (hội những ngưới ái quốc chân chính), nhưng các chi hội đều giữ nguyên tổ chức Ba Ma Tha và tiếp tục hành trình của họ đã đi theo ý tưởng đề ra. Tổ chức Ma Ba Tha chính là tiền thân của nhóm nhà sư theo chủ nghĩa quốc gia siêu cực đoan hiện nay.

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

 

Mời Xem CM Blog Kỳ Trước :

 Thái Lan: Vĩnh Biệt Duangpetch Promthep – Hồn Về Với Sông Nước Quê Mẹ Chiang Rai

1 nhận xét:

Người Đưa Tiễn Trong Tống Biệt Hành Của Thâm Tâm

  Hành là thể thơ thất ngôn tràng thiên nhưng không bị buộc theo niêm luật của thơ Đường luật, do đó bài thơ dưới đây nghe như thơ mới. Tống...