Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Trang Thơ vkp phượng ngày nay : MUỘN RỒI,ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG,CHƠI VƠI TRỜI ĐẤT MÊNH MÔNG,LỰC BẤT TÒNG TÂM



1./ MUỘN RỒI – vkp phương ngày xưa
( Xin họa bài Tình Quê của Nguyễn Cang )
 
Hương Cau thơm ngát khắp Nhà
Mùi hoa lan tỏa quyện hòa bông Chanh
Ngoài đường phố xá vắng Tanh
Cuối trời sao rụng băng nhanh xuống Cầu
Phượng buồn vì thiếu Cau Trầu
Sông Ngân ngăn cách đến lầu Trăng Thanh
Chôn vùi trọn giấc mộng Lành
Xa xôi Người vẫn độc hành bao Năm?
Lên chùa vái Phật ngày Rầm
Miệt mài chăm bón ươm mầm cội Quê
Để chào đón Người trở Về
Vẹn tình xưa cũ – cận kề Mẹ Cha!
 Nghĩa Tình giờ đã phôi pha!!!

 TÌNH QUÊ - Nguyễn Cang
 
Đêm mưa tiếng ếch quanh nhà
Gió lay xào xạt hàng cà khóm chanh
Giật mình đêm tối lạnh tanh
Mới hay phận mỏng mong manh qua cầu
Hai lăm tính chuyện cau trầu
Hẹn nhau dưới rặng trăm bầu đêm thanh
Tưởng đâu phận đẹp duyên lành
Tình yêu xây mộng dỗ dành trăm năm
Ai ngờ nguyệt tận ngày rằm
Xa nhau hai đứa khóc thầm xót quê
Bao lâu mới có ngày về
Thăm em cho trọn lời thề mẹ cha .
Nguyễn Cang

 
2./ ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG 
 
Chỉ là ảo ảnh mơ màng mộng du...
Khói sương bão táp mịt mù
Giờ tìm đâu thấy cánh dù chở che?
Mùa mưa đến, bỏ nắng Hè
Quay về núp bóng Ngựa Xe thuở nào
Bình an, ấm cúng, ngọt ngào
Hướng Dương rực sáng dạt dào tình thâm
Gia đình hạnh phúc trăm năm!!!
Saigon Tháng 4/2020
 
 
3./ CHƠI VƠI TRỜI ĐẤT MÊNH MÔNG
 
Tám mươi - Góa Phụ thảnh thơi
Lão Bà cứ thích rong chơi hưởng nhàn
Dạo trên Facebook lang thang...
Tha hồ tìm lại mộng vàng ngày xưa
Trăng Sao Đồi Núi Mây Mưa
Biển Hoa trắng xóa Gió lùa Cát trôi...
Quên Già – tưởng mới đôi mươi
Nhạc Tình – thơ thẩn – mơ người Lính Xa
Cau Trầu – Đám Cưới – Xe Hoa...
Chợt cơn Bão Lớn bay qua giấc nồng
Chơi vơi – Trời Đất mênh mông !!!
Saigon Tháng 4/2022 -
 
-LỰC BẤT TÒNG TÂM
 
Tám mươi - lực bất tòng tâm
Tuổi già bịnh hoạn ... biết làm sao đây ?
Đớn đau xan xẻ cùng ai ?
Một mình đêm vắng canh dài lệ rơi
Tiếc thời trẻ ... quá đi thôi :
Nhìn cây trên đá đâm chồi nở hoa
Xanh tươi tô điểm Núi Bà ...
Giờ đành buông bỏ ngọc ngà tuổi thơ
Cuối đời lẩn ngẩn lơ ngơ !!!
Saigon Tháng 4/2023 -

Tranh 1 :Reid vẻ 1911.Hình 2 từ Google




Mời Xem :

Liên Khúc Thơ của Phượng Ngày Nay

THƯ MẸ GỬI CON TRAI..(Copy từ Trang Câu chuyện Nhân văn )


Con trai à,
 
Giờ nay vợ chồng con và các cháu đã ngủ chưa. 10h đêm mẹ mới dọn hàng cá để về, trời mưa nên cá vẫn ế rất nhiều. Trên đường về nhà, mắt mờ nên mẹ chẳng nhìn rõ đường nữa, không may va phải một nhóm thanh niên, khiến quần áo của họ bị thùng cá đổ lên. Mẹ đã vội vàng giải thích và xin lỗi, nhưng nhóm người đó chỉ nhìn mẹ rồi nói:
''Chó thật, bà đi đứng thế à?. Biết bộ quần áo này đắt tiền thế nào không? Già rồi thì ở nhà đi, ra đường làm gì gây phiền phức cho người khác.''
Với người bình thường khi nghe câu đó chắc hẳn họ phải tức giận lắm, nhưng mẹ lại thấy bình thản, thậm chí là vui lắm. Lâu nay mẹ đều muốn làm một con chó, nhưng là con chó mà vợ chồng con vẫn đang nuôi ấy.
Con trai biết không, bố mất sớm, một mình mẹ với gánh cá cũng đã hơn 35 năm nuôi con khôn lớn. Ra trường con tìm được công việc ổn định, cưới vợ đẹp, có nhà, có xe. Mẹ mừng lắm, cuối cùng con trai mẹ cũng bằng người ta.
Nhưng căn nhà của con lộng lẫy quá, khác xa căn nhà cấp 4 mẹ đang ở, nắng thì oi bức mà mưa thì mẹ phải mang hết nồi niêu xoong chảo ra để hứng nước.
Mẹ nhớ con vô cùng, mỗi lần con gọi điện về mẹ vui mừng lắm. Còn bảo con có thể về đón mẹ lên chơi nhà con, thăm vợ chồng con và 2 đứa cháu nội được không.
Mẹ có thể nghe thấy tiếng thở dài, khó chịu và có chút hậm hực của con:
Mẹ lên đây làm gì, con bận bao nhiêu việc đâu thể về chăm sóc cho mẹ được. Hơn nữa giá xăng thì đang lên, con về chở mẹ lên thì mua được 5 kg thịt cho con Mực ăn rồi. Mẹ nhớ đúng không? Con mực là con chó mà con được đối tác tặng ấy, giá của nó là 40 triệu đấy.
Làm sao mà mẹ không nhớ được, hồi nhỏ con cũng rất thích nuôi chó. Nhưng lúc đó nhà mình nghèo, tiền ăn tiền học cho con mẹ còn phải chắt góp từng đồng thì sao đủ gạo mà nuôi chó được. Mẹ định bảo thôi không chở mẹ lên thành phố thì 1 tuần con gọi mẹ 2 lần cũng được. Nhưng chưa kịp nói thì đã thấy con Mực sủa lên đòi ăn thì con đã tắt máy để chăm sóc cho con chó rồi.
Từ cuộc điện thoại đó đến nay cũng 3 tháng rồi con chưa gọi cho mẹ lần nào. Bệnh đau khớp chân của mẹ lúc nào cũng tái phát, mẹ đau chẳng thể ngủ nổi. Nhưng mẹ không dám gọi làm phiền con.
Chờ mãi không thấy con gọi, cũng chẳng thấy con đưa vợ con về thăm mẹ. Thế là có đứa cháu ông Tư hàng xóm nhà mình lái xe lên thành phố nên mẹ nhờ chở mẹ đến thăm con, tạo bất ngờ cho con luôn.
Mẹ mang cá, rau, thịt mua ở quê mang lên cho các con ăn cho đảm bảo sức khỏe. Nhưng vừa thấy mẹ ở cổng tay xách nách mang con đã hậm hực:
"Mẹ lên sao không báo trước, mà mẹ ăn mặc kiểu gì thế? Trông quê không chịu được. Mấy mớ rau cá này mang lên làm gì, ai ăn đâu''.
Lúc đầu mẹ chỉ nghĩ con sợ mẹ không có tiền nên bảo vậy. Nhưng không, lúc nào con mang toàn đồ thức ăn mẹ mang lên ném vào thùng rác.
Đến giờ cơm trưa mẹ thấy con mang thịt bò, hải sản loại tốt mua ở siêu thị lớn để cho con Mực ăn. Cách con chăm sóc con chó khiến mẹ chạnh lòng. Con ơi, có thể nào con cũng chăm sóc cho mẹ giống như con chó của con được không. Mẹ định thốt lên như thế nhưng sợ con giận nên lại không dám nói gì.
Chiều đến con lại mang con Mực đi tắm, đi dạo rồi ôm nó vuốt ve. Nhà của con Mực cũng đẹp, còn có tấm nệm bằng lông cừu mà con khoe là mua tận bên nước ngoài lần đi công tác. Nệm của nó còn ấm và đắt hơn cả chiếc nệm mẹ nằm 10 năm nay nữa. Mẹ chợt nhận ra đã lâu con không ôm mẹ, những chuyện con kể với con Mực còn nhiều hơn với mẹ.
Lúc mẹ đói lả người, tìm đồ ăn nhưng đồ đạc nhà con toàn thứ hiện đại mẹ dùng chẳng quen. Tới lúc con Mực sủa lên vì đói thì mẹ thấy con trộn thứ cơm gì đó thơm ngon lắm, nhìn hấp dẫn vô cùng. Lúc này mẹ bèn xin con một bát thì con quát lên:
''Đến cơm của chó mẹ cũng đòi ăn sao? Nhà con đầy thứ ăn đó, mẹ không tự lấy được à?''
Con đi làm về câu đầu tiên không chào mẹ mà chạy đến ôm lấy con Mực mà vuốt ve nó, nựng yêu nó. Nó có bị ốm thì con cho đi bác sỹ, chăm sóc hết sức chu đáo. Nhưng tới lúc mẹ ốm thì con chẳng hỏi thăm, còn quát:
"Thôi mẹ về đi, lên đây không hợp khí hậu nên mới ốm. Vợ chồng con đi làm cả ngày, mẹ mà để lây bệnh sang chúng con thì làm sao có tiền đây. Thế này thì con Mực nó đói là chết con đấy''
Đêm đó mẹ nghĩ mẹ chẳng thể chịu đựng được nữa. Cách con quan tâm con chó, mẹ thấy sinh mạng của nó còn quan trọng hơn mẹ nữa.
Con trai à, nếu có kiếp sau, để mẹ được đầu thai làm con chó mà con nuôi được không?.
Câu nói này khiến tất cả những đứa con phải suy ngẫm: Kiếp sau mẹ muốn làm con chó của con có được không?. Bởi lẽ con chó còn được quan tâm, yêu thương hơn cả cha mẹ mình.
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển. Vậy mà có những người con coi trọng con chó hơn cả cha mẹ của mình. Đây là một trong số câu chuyện có thật ở ngoài xã hội kia. Cũng là câu chuyện tiêu biểu về tình thân trong gia đình.


 

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

ĐI TÌM NGÀY CHỦ NHẬT, CHÚT TÌNH MONG MANH - Thơ TranChuNgoc

 


1./ ĐI TÌM NGÀY CHỦ NHẬT
 
Thoáng em qua vào ngày thứ hai
Con phố dài bước chân nhè nhẹ
Ta nghe như tiếng kêu chim Sẻ
Hót đầu ngày chào đón sớm mai
Cơn mơ nào chưa dứt thứ ba
Ngoài đường vẫn sương giăng trắng
Trời tháng tư giọt buồn sâu lắng
Ta nghe như thánh thoát nỗi niềm
Mây thứ tư nỗi nhớ bên thềm
Như giăng mắc dấu chân hè phố
Ta đang mơ hạt mưa òa vỡ
Chợt thấy hồn tắm mát nửa khuya
Bây giờ cũng chưa là thứ năm
Ta ngang qua quán xưa hò hẹn
Nhớ đôi lần bước chân em đến
Cơn gió chiều cho chiếc lá rơi
Ly café thứ sáu đầy vơi
Có giữ được hương thơm trên tóc
Để khi thấy bỗng dưng em khóc
Cho bao ngày kỷ niệm đã qua
Thứ bảy về ngày cũ đã xa
Thôi thì nắng lung linh nơi ấy
Để chứa chan trên chùm hoa giấy
Em mang theo những nỗi ngại ngùng
Thế rồi cũng đến ngày cuối tuần
Gió bỗng dưng lạnh lùng tượng đá
Sao cơn mưa đến rồi đi nhanh quá
Để ta nghe một chút chạnh lòng
TRAN CHU NGỌC
 
 
2./ CHÚT TÌNH MONG MANH
 
Như con suối chảy từ nguồn
Loanh quanh bao nổi bình thường lời ru
Qua vùng sỏi đá còn đau
Tháng năm trôi mãi vẫn nhàu dấu xưa
Ta còn chờ mãi cơn mưa
Một ngày hiu quạnh cho vừa nhớ mong
Cây khô khát nước trên đồng
Con chim đi lạc mênh mông lối về
Khi đời chợt tỉnh cơn mê
Giấc mơ nằm khóc ê chề tháng tư
Khi con tim bỗng ngu ngơ
Giữa trưa chợt hát giấc mơ ngủ vùi
Tình ta rồi chỉ một thời
Nên rưng rức nhớ nụ cười sớm mai
Khi tình chợt tỉnh cơn say
Bỗng dưng mưa đến cho đầy dấu xưa
Nhớ nhau biết mấy cho vừa
Chút tình xin giữ trong mưa chạnh lòng
TRAN CHU NGỌC

THIẾT KẾ CHỐNG ĐÁI BẬY

Cái mà các bạn đang thấy được gọi là urine deflector, tức tấm phản nước tiểu. Những thiết kế kiểu này rất phổ biến ở Luân Đôn, Anh vào thế kỉ 19 tới đầu thế kỉ 20. Thành phố Luân Đôn thời kì đó là một trong những địa điểm khai nhất thế giới, vì người dân ở đây có thói quen tè bậy ở bất cứ nơi nào thuận tiện và kín đáo, như các góc tường, hẻm nhỏ, trong công viên,… Nước tiểu có thể ngấm sâu vào các lỗ hổng của tường bê tông và do đó rất lâu phai mùi, dẫn tới tình trạng ô nhiễm nặng.
Để chống lại việc tè bậy, những tấm chắn đặt chéo góc được xây thêm vào chân tường của các tòa nhà. Với góc nghiêng như vậy, khi có kẻ tè bậy, nước tiểu sẽ bắn và chảy ngược lại về phía thủ phạm. Người ta hi vọng điều đó sẽ khiến những người đang mắc tiểu cố nhịn để tìm nơi xả nỗi buồn phù hợp, đồng thời giúp cải thiện môi trường và cảnh quan của thủ đô nước Anh.
Đáng tiếc là hiệu quả của những tấm chắn này cũng không khá hơn dòng chữ "Cam dai bay" ở Việt Nam là mấy, và tình trạng mùi khai ở Luân Đôn không hề được cải thiện cho tới khi chính quyền quyết định xây dựng hàng loạt các nhà vệ sinh công cộng khắp thành phố. Tuy nhiên thiết kế kì lạ này vẫn được giữ lại, và dạo gần đây bỗng trở thành nét đặc sắc để du khách tìm hiểu khi đến tham quan thành phố Luân Đôn.
-Mr.F-

NGHĨ PHẬN LÀM NGƯỜI,NGẠI GÌ...? - NKĐ


 
NGHĨ PHẬN LÀM NGƯỜI
 
Nhiều khi suy nghĩ buồn vô kể
Thân phận làm người quá hẩm hiu
Trẻ thời bương chải nơi trần thế
Già phải lo toan chuyện xế chiều !
Râm ran khắp chỗ không còn đất
Chạy vạy tìm mua có dễ đâu
Nghĩa trang gia tộc tuy chưa chật
Giữ cửa không cho , chẳng được vào !
Con cháu chính tông thì không chỗ
Người dưng lại được , bởi ăn theo
Cái thời mạt vận , buồn khôn g chớ
Ruột cứ bỏ ra , da bỏ vào !
Đem thiêu cho rõ đời phân hóa
" Nhục " cháy để còn chút bụi tro
"Cốt " phải chờ xay thành bột cả
Một bình " cốt nhục " khỏi so đo !
Con chó , con bò còn ăn thịt
Con người đồng loại , chẳng ai ăn
Sống đời tiếng gọi là thân thích
Có tệ hơn bò, hơn chó chăng ?
Đất ở đất làm đều quy hoạch
Đất chôn lại thiếu, có chênh không ?
Nhà ở đủ phòng , luôn tách bạch
Vệ sinh không có , chạy lông bông !
Thấy tiếc cho đời còn hụt hẫng
Sống thời tập thể để làm ăn
Chết cần tổ chức thành nơi hẳn
Quản lý rạch ròi , đáng quý chăng ?
Một sớm , một chiều chưa đổi hẳn
Phải còn " quá độ " để dần theo
Một thời văn hóa là một chặng
Khảo cổ còn gì ? Nếu cứ thiêu !
16g00 . 20/4/2023..NKĐ
 
 
NGẠI GÌ ?
 
Đã sang Cốc vũ , mưa chưa đến
Ngột ngạt trong người , khó chịu sao !
Thời tiết bây giờ nhiều đột biến
Lòng người cũng vậy , phải không nào ?
Hôm qua vui , nói câu nhân nghĩa
Bất chợt , hôm nay đổi ý liền
Cứ nghĩ tình người càng thấm thía
Ở đời , chỉ mỗi : một ưu tiên !
Nhập nhằng chi thế , ông Trời hỡi
Nói thẳng lòng đi : ý muốn gì ?
Mặc cả không thành vì chẳng lợi !
Chuyện đời là vậy , ngại ngần chi ?
Chẳng phải Việt kiều nên khó nói
Bởi nghèo không thể dễ bàn vô
" Tại, bị " đổ thừa khi mắc lỗi
Nuốt lời đâu khó ? Có ai ngờ !
Có nhản , tem ngoài thì vội bốc
Còn tem nội địa tróc từ lâu
Tiền đô tự nguyện làm nô bộc
Tiền Việt chê nghèo , có thích đâu !
Rõ ràng ngoại tệ sinh ra tệ
Nó khiến lòng người đổi trắng đen
Có khi nội tệ mà không tệ
Giữ vững tình thân, chẳng thấp hèn
7g44 . 24/4/2023.


 
Mời Xem :

ĐIỀU MUỐN NÓI - NKĐ

“TÔI CHƯA TỪNG HỐI HẬN”.(Vụ tai пα̣п giao thông lịch sử ở Mỹ: )

 

Đâγ là một câu chuγện có thật ở Mỹ. Tuγ thời gian xảγ ra là hơn 10 năm trước, nhưng vẫn được lưu truγền đến nhiều năm sau đó.
Vào một buổi tối tháng 1/2007, anh Senna Marne lái chiếc xe Ford từ Portland đến Chierrγ cách đó 80 km để ký hợρ đồng. Hợρ đồng nàγ là thành quả đàm ρhán gian nan hơn 3 tháng, vì vậγ anh vô cùng vui mừng ρhấn khởi, cả quãng đường đều lái rất nhanh.
Cuối cùng khi đến nơi, anh Senna dừng xe, nhờ ánh đèn, anh ρhát hiện thấγ có thứ gì đó kỳ lạ dính vào bánh xe bên ρhải ρhía trước. Khi đến gần thì anh ngửi thấγ mùi мάu. Anh Senna lậρ tức căng thẳng, hồi hộρ, ‘chẳng lẽ là mình lái xe nhanh nên tông ρhải ai rồi sao’? Anh nhớ lại, ‘hình như không có đụng ρhải ai cả mà’. Nhưng anh Senna vẫn không γên tâm, lậρ tức khởi động xe, quaγ lại định tìm kiếm ven đường.
Lúc nàγ, đối tác đợi ký hợρ đồng gọi điện thoại giục anh nhanh lên. Anh Senna giải thích rằng mình gặρ chuγện gấρ, một lát nữa sẽ đến ngaγ. Bên kia nổi giận mắng anh rồi gác máγ. Anh Senna giật mình, hợρ đồng đó đến 3 triệu đô la đấγ! Nhưng mà anh vẫn quγết định lái xe đi.
Trong đêm đầγ sương mù, anh Senna vừa lái xe, vừa quan sάϮ bên đường. Cuối cùng, đi được nửa đường trên cao tốc, anh nhìn thấγ có một người đang nằm ở đó.
Anh nhanh chóng đỗ xe lại nhìn xem thì nhận ra đó là một cô bé độ 13, 14 tuổi đang nằm hôn mê. Đầu của cô bé bị tҺươпg, мάu chảγ rất nhiều. Anh Senna lậρ tức đưa đứa trẻ đến Ьệпh viện. Sau khi được cấρ cứu, đứa bé đã thoát khỏi cơn nguγ kịch, nhưng vẫn hôn mê.
Cảnh sάϮ liên lạc với bố mẹ đứa bé, hai vợ chồng vừa gào thét vừa ᵭάпҺ anh Senna. Anh không giải thích mà im lặng chịu đựng.
Gia đình anh nói anh ngốc quá, không có gì chứng minh anh là thủ ρhạm, Ϯộι gì anh ρhải đổ trách nhiệm lên đầu mình chứ?
Anh Senna hoàn toàn không giải thích nhiều, anh nghỉ việc, mỗi ngàγ đều trông chừng cô bé bị tҺươпg tên là Catherine và trả tiền viện ρhí.
Cô bé Catherine hôn mê 26 ngàγ, anh Senna luôn túc trực không rời suốt 26 ngàγ đó và đã tốn hơn 38.000 đô tiền viện ρhí.
Maγ mắn là vào ngàγ thứ 27, cuối cùng Catherine đã tỉnh lại và nói rõ sự thật với mọi người: hôm xảγ ra sự việc, cô bé ra ngoại ô để vẽ tranh, trên đường quaγ về thì bị một chiếc xe mô tô đụng ρhải.
Thì ra vết мάu trên bánh xe của anh Senna chỉ là do khi chạγ ngang qua Catherine đã cάп ρhải мάu của cô bé chảγ ra trên đất.
Cuối cùng sự việc đã rõ ràng!
Khi được truγền thông địa ρhương ρhỏng vấn, anh Senna trả lời rất đơn giản: “Khi đó tôi chỉ nghĩ rằng nếu mình không quaγ lại kiểm tra thì cả đời nàγ tôi sẽ không cảm thấγ thoải mái. Tôi làm như vậγ chỉ là để mình γên tâm, tôi chưa từng hối hận.”
Nguồn : Trithucvn.org
 
 
Sơn Vũ chuyển

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Truyền thuyết về loài hải ly

 Thuở xa xưa lắm rồi, lúc vị Thần Linh Cao Cả tạo dựng loài vật, ngài tạo ra đủ kiểu đuôi cho chúng. Ngài để chúng tự do lựa chọn cái đuôi mà chúng thích. Ngài trải các loại đuôi ra và gọi các loại thú đến chọn. Mỗi con vật tư chọn cái đuôi cho mình. Chú hải ly chọn một cái đuôi có bộ lông dày thật đẹp thật êm. Còn chú thỏ thì mải tung tăng trong rừng nên đến sau cùng và lúc đó chỉ còn một nhúm lông tròn, chú ta đành chịu vì không thể chọn cái đuôi nào khác.

      Một hôm vào mùa hè trời nóng gắt, muôn thú đã phải chứng kiến một vụ cháy rừng chưa từng thấy xưa nay. Những chú hải ly họp lại bàn bạc nhau: "Ta làm gì nếu toàn khu rừng bị cháy đây? Chúng ta sẽ chẳng còn gì để ăn và chẳng còn gì để xây nhà, cũng không còn cây để ta xây đập". Thế rồi chúng đồng lòng với nhau cùng ra sức làm việc. Chúng đem nhúng đuôi mình vào hồ và xả nước lên tất cả những ngọn lửa trước mặt. Cuộc chiến chống lửa rừng của chúng kéo dài ngày này qua ngày khác. Rồi đến khi không còn một tia lửa nhỏ nào nữa, tất cả những thú rừng đến họp ở khu rừng trống để xem phải làm gì đây. Những chú hải ly đến sau cùng. Vừa nhìn thấy chúng, tất cả những con thú khác đồng thanh la lên: "Ôi! Chuyện gì xảy ra cho những cái đuôi xinh đẹp của các bạn vậy?”
      Lúc bấy giờ những chú hải ly mới quay lại để nhìn đuôi của mình. Chúng thấy cái đuôi không còn sợi lông nào nữa, bây giờ một lớp vảy cứng đã thay vào đấy, rồi chúng cũng trở nên dẹp lép! Thế rồi vị Thần Linh Cao Cả hiện ra. Ngài nói với những chú hải ly: "Các con ạ, ta rất hãnh diện, hãnh diện vô cùng. Các con đã cứu lấy khu rừng và muôn thú. Vì nghĩa cử cao đẹp đó, ta sẽ cho các con một bộ lông đuôi mới, giống như loài đuôi mà các con đã chọn trước đây. Còn nếu như các con muốn giữ lại cái đuôi như thế, thì tất cả sẽ nhớ đến các con, đến lòng dũng cảm hào hùng của các con và các con đã chiến đấu để bảo vệ khu rừng như thế nào”.
      Những chú hải ly suy nghĩ giây lát và đồng thanh trả lời: “Dạ chúng con đã quyết định giữ lại đuôi của chúng con như thế này. Như thế, từ nay, thế hệ này sang thế hệ khác, mọi người sẽ biết đến câu chuyện của hải ly và tất cả mọi người sẽ nhớ đến chúng con".
      "Như thế thì hay lắm. Các con sẽ được toại nguyện". Vị Thần Linh Cao Cả nói.
      Và cứ như thế, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mọi người đều biết đến truyền thuyết của loài hải ly.
 

http://www.funfou.com/funimages/5cents-canada-1937-250x125.jpg

  

Hình hải ly trên tiền 5 xu của Canada.  

     

Loài hải ly vẫn luôn gắn liền với Canada, họ làm thương hiệu và biểu tượng văn hóa. Nhiều thế kỷ trước đây, người Huron (nói tiếng Iroquois) đã sùng bái hải ly như là vật tổ của bộ tộc, và người Da Đỏ ở Mỹ đã dùng hình loại vật này để niêm phong các hiệp ước với những thực dân đầu tiên. Từ đó hình hải ly đã xuất hiện trên các quốc huy của Montréal và Québec và ngay cả trên con tem bưu điện đầu tiên của Canada. Họa tiết đã được nghệ nhân người Canada G.E. Kruger Gray tạo mẫu, và đã được lưu hành năm 1937.


http://www.funfou.com/funimages/beaver-stamp-3-penny2.jpg


Loại tem 3 xu là tem đầu tiên do Canada phát hành năm 1851 và do Sandford Fleming thiết kế. Vào thời điểm tem được thiết kế, phần lớn tem trên thế giới đặt hình của một vị vua hay hoàng hậu làm tiêu đề. Do đó tem Canada này là độc nhất vì là con tem đầu tiên trên thế giới nêu bật một con vật thay vì một vị vua. Chỉ có 250 000 tem hải ly loại 3 xu được phát hành. Theo Danh Mục Unitrade 2010 về những con tem đặc biệt của Canada thì trị giá của một tem hải ly 3 xu loại tình trạng Rất Tốt có dấu nguyên thủy là CAD$120,000.00. Chúc quý vị đi săn tem hải ly nhiều may mắn!

Còn đây là cửa hàng Buc-ee’s, khi quý vị lái xe giữa hai thành phố Dallas và Houston, quý vị sẽ thấy địa điểm nghỉ chân rất thú vị, rộng rãi, sạch đẹp này.

Thái Nữ Lan ( Tác giả )

TQĐ chuyển

Chiếc Võng Quê - Lê Trung Ngân

Chiếc Võng Quê

Hôm qua, trời nóng nực, tôi bước ra hiên nhà nhìn ra đường thì bất chợt thấy một chiếc xe chở hàng chục cái giá võng chạy ngang nhà. Bây giờ, nhà tôi ở là nhà phố, chật hẹp làm sao xài được võng. Trời oi nồng mà thấy giá võng làm tôi nhớ và “thèm” cái cảm giác nằm võng ngày xưa!...
... Những ai từng lớn lên ở miền quê thơm mùi rơm rạ như tôi sẽ chẳng thể nào quên kỷ niệm tuổi thơ êm đềm bên chiếc võng mộc mạc. Tôi nhớ lời ru êm ả của má bên chiếc võng quê nhà:
Ầu ơ …! Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con thi trường học, mẹ thi trường đời.
Lời ru ấy gợi cho tôi nhớ một tuổi thơ với biết bao khoảnh khắc yêu thương bên những người thân trong gia đình.
Mỗi chiếc võng có những chất liệu và màu sắc khác nhau, đa dạng, phong phú. Người Nam bộ hay sử dụng chiếc võng làm bằng sợi đay nên còn được gọi là võng lưới. Cái võng lưới về hình thể, đơn giản có thể là miếng lưới bằng đay đủ rộng và dài buộc túm ở hai đầu chiều dài, treo hai đầu vào hai chiếc cột hoặc giữa khoảng hai gốc cây. Uyển chuyển và linh hoạt như tính cách người Việt, nó thay chiếc giừơng cồng kềnh, nặng nề. Nó ôm gọn em bé không để rơi ra ngoài, nó thay vòng tay người mẹ, ông bà hoặc anh chị, khi mọi người đều tất bật công việc, để ru em dỗ vào giấc ngủ.
Chiếc võng không chỉ sử dụng cho em bé mà còn được những người trong nhà “ái mộ”. Có đứa trẻ nào ngày xưa chưa từng được nâng niu trên chiếc võng quê? Không chỉ nhận nguồn sữa tình mẹ, tiếng ru vào giấc mơ, chiếc võng còn là nơi tôi cùng bè bạn lưu biết bao kỷ niệm một thời hồn nhiên, tinh nghịch. Tôi nhớ ngày cả đám ra đồng mò cua, bắt ốc … rồi đem về chung vui, san sẻ cùng nhau. Cả chục đứa trẻ tranh nhau ngồi trên chiếc võng chòng chành, đến lúc mệt lả thì ngủ quên lúc nào không biết. Những dấu buộc võng lên cây cột dưới mái hiên nhà, hay trên những cây xoài, cây mít sau vườn nhà đã hằn in dấu vết của năm tháng… Chúng tôi đã lớn lên như thế bên chiếc võng quê thân thương, mộc mạc, bình dị.
Mỗi buổi trưa nắng hè lúc rỗi rãnh việc đồng áng, ba tôi hay cột dây võng dưới hiên nhà để đón những cơn gió mát rượi để đọc truyện Tàu rồi dần chìm vào giấc ngủ. Cũng có những buổi trưa ba cũng đem võng ra vườn cây nằm nghỉ lưng. Chiếc võng đay màu vàng nâu ấy đã trở thành người bạn thân tình của ba, của lũ trẻ chúng tôi.
Cái võng lưới là hình tượng văn hoá bởi vì đơn thuần đó không chỉ là một dụng cụ hay một phương tiện để ru em, với tôi chiếc võng còn có cả một hồn dân tộc, không những ru em, có khi người ta còn ví von như ru tình, không dừng lại ở tình yêu mà ru cả cuộc đời những khi an bình hay cả những khi loạn lạc chiến tranh. Chiếc võng lưới gắn liền với nhiều ký ức sống động, gắn liền với con người từ thơ bé đến khi già nua tóc bạc vẫn nằm trên võng để đi tìm giấc ngủ bình yên. Đã lâu lắm rồi tôi không còn nhìn thấy chiếc võng đay mộc mạc thuở xưa - chiếc võng màu vàng nâu giản dị gắn bó bao đời với người nông dân chân lắm tay bùn. Ngày nay chất liệu võng thay đổi nhiều: võng ni-lông, võng vải, võng dù hay võng gấm… Tiện nghi quá và dễ dàng mua ở chợ hay trong siêu thị hay chỉ cần điện thoại là được giao hàng tận nơi, lắp ráp nhanh chóng, để trong nhà tiện lợi, gọn gàng. Với tốc độ đô thị hoá, chiếc võng truyền thống đang mất dần, vì trong nhà có nhiều tiện nghi sinh hoạt khác, vì thời gian đâu mà thong thả nằm đưa võng nghỉ ngơi... Người già thì có ghế đệm “mát xa” có thể ngả lưng duỗi chân, con trẻ thì có giường nôi nhiều màu sắc. Nhiều bố mẹ trẻ sắm cho con chiếc nôi đắt tiền có thể lắc lư nhè nhẹ nhưng thường được gài chặt. Nhịp võng mất đi lời ru bỗng trở nên lạc lõng, trẻ nhỏ khóc òa khi nghe tiếng ầu ơ... Chiếc võng đâu còn là thế giới êm đềm của tuổi thơ như ngày xưa nữa. Dù gì đi nửa, trong lòng tôi vẫn thương hoài chiếc võng quê…

MỜI XEM :


CHUYỆN VUI: ĐƠN XIN TỪ CHỨC LÀM VỢ

     Chuyện vui: 

                                                      ĐƠN XIN TỪ CHỨC VỢ
_______________
Kính gửi chồng!
Mấy hôm nay em đã suy nghĩ rất kỹ và em quyết định viết đơn từ chức " Vợ".
Em mong anh xem xét phê duyệt cho em và xin chuyển em qua làm việc bên bộ phận "Người Tình".

Vì như em được biết bên bộ phận đó họ sẽ được người đàn ông của mình chiều chuộng, cung phụng. Họ có thời gian làm đẹp, trau chuốt bản thân, được đưa đón và được tặng quà thường xuyên.
Họ không phải nhìn thấy những lúc chồng phì ra khói hét ra lửa như người giữ chức vụ vợ nữa mà thay vào đó là những lời nói ngọt ngào và nụ cười tươi rói ân cần của đối phương.
Chế độ phúc lợi, đãi ngộ ở bộ phận đó cực kỳ hấp dẫn. Vì vậy, với sự cố gắng chăm chỉ bao lâu nay của em, em mong sẽ được phê duyệt.
Em nhận ra lâu nay em đã làm việc rất hăng say không quản ngại ngày đêm nhưng chế độ đãi ngộ của anh dành cho em không được như mong muốn. Anh hay cau có và ít khi âu yếm cũng như nói những lời tình cảm với em.
Lâu rồi anh cũng chẳng còn hẹn hò đưa em đi chơi hay mua sắm.
Từ lâu anh cũng đang mặc định chuyện con cái nhà cửa… là của em.
Em làm việc quần quật cả năm nhưng cũng không có chế độ lương thưởng hay ưu đãi gì cả.
Vì vậy, từ hôm nay em xin từ chức Vợ và mong anh xem xét và cân nhắc điều động em qua bộ phận Người Tình...
Đương đơn ký tên: Vợ
 
 QUYẾT ĐỊNH CỦA CỤC QUẢN LÝ VỢ:
- Xét vì nhu cầu nhân sự hiện nay của Cục Quản Lý Vợ,
- Căn cứ vào quá trình phục vụ của thành viên đương sự Vợ thời gian qua,
- Căn cứ nơi quyền hạn của Ban Quản Lý Vợ do Đạo luật số 35 LOVE/PHỞ ngày 01-01-0001 của Chánh phủ Loài Người ban hành vào ngày con người xuống thế.
Ban Quản Lý Vợ nhận xét nhiệm vụ vừa qua của nhân viên Vợ như sau:
- Từ ngày nhận nhiệm vụ, Vợ không còn hấp dẫn vì làm biếng trang điểm không như lúc chưa vào Cơ quan.
- Hay dòm ngó, tìm cách theo dõi Chồng, hay nhăn nhó khi chồng sai khiến thi hành nhiệm vụ.
- Đòi hỏi Chồng làm nhiều việc vi phạm Luật tôn trọng Chồng.
- Ngân sách của Cục có giới hạn không thể tăng lương thêm.
- Thành viên vợ thường hay đi shopping, bắt chồng ngồi đợi ngoài xe mất thời giờ. Không kể làm chồng chóng mặt khi nhìn thấy xe hàng chất đầy mà Vợ mua đem ra xe, yêu cầu chồng chất lên.
- Đó là chưa kể ông chồng nhức đầu, khi đi làm cả ngày về, phải ngồi nghe vợ nói phone với các Bà Tám trong xóm.
- Lý do quan trọng là số nhân viên Bộ phân "Người tình" hiện nay quá tãi, nên không nhận thêm người mới hay chuyển từ Cơ quan Vợ qua.
Vì lý do trên, căn cứ vào tình hình thiếu nhân sự Vợ cho nhu cầu khi cần của Chồng, nên: Ban Chỉ Huy Cục Quản Lý Vợ tuyên bố: Bác Đơn xin từ chức của Vợ, yêu cầu Vợ vẫn giữ y nhiệm vụ như hiện tại.
Ngày 08 tháng 3 năm 2023
TM.Ban Chỉ Huy Cục Quản Lý Vợ
Cục Trưởng
Phó Tiến Sĩ Thượng Tôn Chồng
________________

(Sưu tầm...phào từ TQĐ và Hồ Xưa bổ sung để thọt lét người đọc, cui chơi, quên đi mệt nhọc)

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

Kem Đánh Răng Hynos Và Perlon – Tiền Thân Của Kem Đánh Răng P/S Ngày Nay

Vào những năm trước 1975, có một số thương hiệu gắn liền với đời sống của người dân miền Nam Việt Nam. Khi nhắc đến những kỷ niệm xa xưa, có thể bạn sẽ nghe họ kể về một số thương hiệu lúc bấy giờ như kem đánh răng Hynos, kem đánh răng Perlon, pin Con Ó,… Đây đều là những cái tên ăn sâu vào tiềm thức của dân Sài Gòn thời bấy giờ.

Thật ra kem đánh răng P/S mà các gia đình sử dụng hiện nay cũng là một trong những thương hiệu lâu đời. Tiền thân của nó chính là kem đánh răng Hynos và Perlon. Nếu như hiện tại bạn thấy kem đánh răng P/S hầu như được nằm “chễm chệ” trên kệ nhà vệ sinh của mọi nhà thì trước kia, Hynos trứ danh một thời từng là bá chủ của hãng hem miền Nam Việt Nam ta.

Kem đánh răиg Hynos đã ăn sâu vào tiềm thức

Lịch sử hình thành cùng sự táo bạo trong quảng cáo đem đến sự thành công của thương hiệu

Rất nhiều người Sài Gòn sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn vào thế kỷ 20 không ai là không nghe đến kem đánh răng thương hiệu Hynos. Tại thời điểm đó, kem đánh răng thương hiệu Hynos không những thành công vang dội tại thị trường miền nam Việt Nam mà còn phát triển sang tận Hồng Kông và các nước tại Đông Nam Ấ. Nhờ vào khả năng nhìn xa trông rộng của ông Huỳnh Đạo Nghĩa (Còn gọi là Vương Đạo Nghĩa), ông đã giúp cho thương hiệu này in sâu trong tâm trí người dùng và phát triển rộng rãi ra các nước Đông Nam Á.

Lúc đầu Hynos là hãng kem đánh răng do một người Mỹ gốc Do Thái sinh sống tại Sài Gòn kinh doanh, hãng kem đánh răng Hynos lúc bấy giờ chỉ mới là một hãng kem nhỏ, chưa có tên tuổi. Còn Huỳnh Đạo Nghĩa vốn chỉ là một người làm công cho ông ấy. Nhưng nhờ sự trung thành và tận tụy, ông Huỳnh Đạo Nghĩa rất được người chủ này tin tưởng. Vậy nên sau khi vợ của ông chủ mất, vì quá đau buồn nên ông ấy quyết định về Mỹ và bán lại hãng kem này cho ông Huỳnh Đạo Nghĩa. Ấy thế mà sau khi ông quyết định tiếp nhận thì đã cố gắng và không ngừng phát triển thương hiệu này.

Nhờ những nỗ lực của doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa mà chỉ trong vòng khoảng 10 năm, hãng kem đánh răng này từ một thương hiệu chưa ai biết đến, nó đã may mắn trở thành sản phẩm được biết đến rộng rãi. Cũng nhờ ông nắm bắt được chất lượng có sẵn của sản phẩm, cùng kiến thức làm ăn cấp tiến kiểu phương tây, Huỳnh Đạo Nghĩa đã thực hiện cuộc “cách mạng” Marketing đối với sản phẩm này. Chính xác là doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa đã cho hình ảnh sản phẩm xuất hiện trên tất cả những nơi có đông người qua lại có thể nhìn thấy. Các biển quảng cáo xuất hiện khắp nơi, các pano quảng cáo ngoài trời được ông tận dụng để sản phẩm xuất hiện trong mắt khách hàng. Thuở ấy, các tòa nhà cao tầng, các khu chợ lớn nhỏ, đường quốc lộ tại Sài Gòn những năm trước 1975 đâu đâu cũng là hình ảnh của kem đánh răng Hynos.

Doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa còn thông minh hơn khi tạo nên sự tương phản của kem đánh răng và hình ảnh anh da đen người Ấn Độ cười rạng rỡ mà mọi người gọi với cái tên quen thuộc là anh Bảy Chà. Lúc này đây, theo như từ ngữ chuyên ngành của Marketing hiện tại thì ông Huỳnh Đạo Nghĩa đã chọn hình ảnh anh da đen làm “đại sứ thương hiệu” cho sản phẩm của mình. Hay đúng hơn, người Sài Gòn xưa đã “thuần Việt” tên thương hiệu kem đánh răng Hynos thành kem anh Bảy Chà. Sau này, những bảng hiệu, pano ngoài trời ngoài những màu sắc đen trắng thì cũng đã được thiết kế nhiều màu sắc hơn để tăng thêm sự nổi bật.

Hình ảnh anh Bảy Chà trở thành “đại sứ thương hiệu”

Ý nghĩa cái tên anh Bảy Chà

Thời xưa, Người Việt thường gọi người Indo da ngăm đen sống ở Sài Gòn là người Chà Và, bởi vì Chà Và là cách gọi trại của chữ Java – một hòn đảo của Indonesia. Tuy nhiên, người Nam Á cũng được người Việt Nam mình gọi bằng cái tên Chà Và, nhất là người Ấn Độ. Vì dân mình lúc ấy không phân biệt được đâu là người Indo, người Ấn, người Mã Lai.

Những người Ấn sau khi gặp nhau xong, họ thường nói “Baay Baay”, trong tiếng Ấn Độ từ này có nghĩa là “tạm biệt” (giống từ bye bye trong tiếng anh). Từ đó họ gọi anh người da đen là anh Bảy Chà. Còn ông Huỳnh Đạo Nghĩa lấy hình ảnh anh da đen để quảng cáo sản phẩm nên mọi người gọi luôn tên hãng kem đánh răng Hynos là kem anh Bảy Chà.

Sau này, để phát triển thêm thương hiệu, ông Huỳnh Đạo Nghĩa còn dành ra phân nửa lợi nhuận để đầu tư vào việc quảng cáo. Ông cho phát sóng thương hiệu Hynos lên tất cả các mặt báo, sóng truyền hình, rạp chiếu bóng lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, ông còn chi tiền để thuê họa sĩ vẽ truyện tranh lồng ghép thương hiệu Hynos hoặc anh Bảy Chà vào truyện, chỉ cần có hình ảnh Hynos hay anh Bảy Chà là được.

Ngoài ra, ông còn sử dụng hình thức tặng kèm sản phẩm khi mua hàng bằng cách tặng một tuýp kem đánh răng nho nhỏ cho những ai mua thuốc lá với thông điệp tựa như làm sạch răng miệng, tẩy mùi thuốc lá. Thời đó, những người dân Sài Gòn những năm 1965 – 1966 ít nhiều sẽ biết đến đoạn quảng cáo trên đài phát thanh thương mại do Ngô Bảo thực hiện. Hồi những năm 1966, phương tiện giải trí chưa được rộng rãi như bây giờ, chủ yếu là được phát sóng trên radio. Nội dung đoạn quảng cáo dí dỏm và dễ nhớ như sau: “Anh yêu em hay anh yêu kem hay anh yêu anh Bảy Chà da đen? Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh Bảy Chà da đen”.

Ngoài đoạn quảng cáo trên, còn có những giai điệu ngân nga trên phố:

“Chà chà chà, Hynos, chà chà chà

Chà chà chà, hàm răng em trắng bóc

Cha cha cha, cha cha cha

Và ngàn nụ cười, nụ cười tươi như hoa”.

Dần dà những câu hát, những tiếng phát thanh đã được in sâu vào tâm trí mọi người giúp thương hiệu Hynos ngày càng được nhiều người biết đến.

Đặt nền nóng cho “TVC” quảng cáo cho sản phẩm

Đặc biệt hơn nữa, doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa còn có tư tưởng hết sức đặc biệt mà lúc bấy giờ ít ai nghĩ tới. Ông đã mời tài tử Hồng Kông những năm thập niên 70 là Vương Vũ và La Liệt quảng cáo cho hãng Hynos của mình bằng cách đóng một đoạn quảng cáo.

Nội dung trong đoạn quảng cáo nói về Vương Vũ đóng vai thổ phỉ tấn công đoàn xe bảo tiêu của La Liệt hộ tống. Cả hai người đánh nhau ác liệt và cuối cùng là phần thắng thuộc về Vương Vũ. Cuối đoạn, Vương Vũ mở thùng hàng và lấy ra kem đánh răng Hynos. Kết quả, đoạn quảng cáo này mang lại hiệu ứng đến với khách hàng rất cao.

Sở dĩ đoạn quảng cáo này thành công đến thế và vì vào thời ấy, hai tài tử này được rất nhiều người hâm mộ. Việc bỏ ra số tiền lớn để mời hai tài tử đóng phim là bước đi liều lĩnh của Huỳnh Đạo Nghĩa. Cuối cùng, kết quả đạt được từ đoạn quảng cáo ấy vô cùng vang dội. Đoạn quảng cáo được chiếu tại rạp trước khi vào phim chính nên tiếp cận đông đảo lượng khách hàng. Ngoài ra, bộ phim được chiếu rộng rãi sang các nước Đông Nam Á nên thương hiệu Hynos cũng được truyền bá ra các nước bạn, góp phần phát triển thương hiệu ở nước ngoài. Sau đó, kem đánh răng Hynos (kem anh Bảy Chà) không chỉ được bày bán ở Việt Nam mà còn sản xuất ra các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,…

Không những thế, Hynos còn xuất hiện trên báo bằng mẩu quảng cáo ngắn như sau:

“Trồng lúa mới có gạo mà ăn…

Thế mà có người đã phải trồng răng mới có răng mà ăn! Vì không săn sóc răng một cách chu đáo, có người đã bị sâu răng và mất nhiều răng.

Với Hynos phosphate, đánh răng sớm chiều, răng vững bền nhiều”.

                           Mẩu quảng cáo kem đánh răng Hynos dí dỏm

Mẩu quảng cáo với nội dung này có thể hiểu rằng doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa muốn  cho mọi người thấy tầm quan trọng của việc sử dụng kem đánh răng, đặc biệt là kem đánh răng thương hiệu Hynos sẽ giúp răng chắc khỏe bền vững.

Có thể nói, doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa là một trong những nhà tiên phong phát triển cho ngành Marketing cho đến ngày hôm nay.

Kem đánh răng Perlon cũng từng là sản phẩm chiếm lĩnh thị trường

Khi nhắc đến thương hiệu kem đánh răng thời đó, không thể không nhắc đến kem đánh răng Perlon. Tương tự như Hynos, đây cũng là hãng kem được nhiều người dùng. Lại một lần nữa, nếu bạn hỏi ông bà ở Sài Gòn xưa khoảng năm 1960, họ sẽ trả lời cho bạn rằng những tấm biển quảng cáo, pano ngoài trời lúc đó đã chiếm trọn các mặt tiền của chợ Bến Thành, tòa nhà Viễn Đông (Ngã 4 Lê Lợi – Pasteur).

Pano kem đánh răиg Perlon chiếm trọn mặt tiền chợ Bến Thành

Tuy nhiên, theo năm tháng, hãng kem này dần bị thay thế bởi hãng kem đánh răng Hynos. Theo nguồn tin cho biết, trụ sở lúc xưa của kem đánh răng Perlon nằm trên con đường Hồng Bàng ở Chợ Lớn. Kem đánh răng Perlon có mùi xanh ngọc và hương vị bạc hà rất thơm.

Trụ sở của kem đánh răng Perlon tại đường Hồng Bàng xưa

Kem đánh răng Hynos chật vật tìm lại chỗ đứng nhưng không thành công

Sau năm 1975, hãng kem đánh răng Hynos và Perlon dần bị bão hòa và được bàn giao lại cho nhà nước, sau đó sáp nhập lại với công ty Kolperlon trở thành xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan.

Năm 1980, xí nghiệp này liên doanh với các công ty nước ngoài rồi đổi tên thành xí nghiệp Liên Hiệp Hóa Mỹ Phẩm. Đến năm 1990, xí nghiệp lại bị giải thể và kem đánh răng Phong Lan đổi tên thành công ty hóa phẩm P/S.

Những năm 1988 – 1993, kem đánh răng P/S trở thành một trong những nhãn hiệu kem đánh răng nổi tiếng, chiếm lĩnh tới 60% thị trường. Đến năm 1997, tập đoàn Unilever liên doanh cùng với công ty hóa phẩm tạo thành công ty Elida P/S. Công ty hóa phẩm không còn sản xuất nữa mà chuyển sang gia công vỏ hộp kem đánh răng.

Kem đánh răng Hynos trứ danh một thời

Đáng tiếc thay, sau 10 năm liên doanh, công ty cổ phần P/S có dự định tái sinh lại kem đánh răng thương hiệu Hynos vào năm 2007 nhưng không có bước tiến khả quan. Việc bán sản phẩm tại các nông thôn không có doanh thu cao nên P/S quyết định đem thương hiệu này quay lại thành thị và bán tại các siêu thị. Tuy nhiên, Hynos ngày càng mất thị trường vì không còn phát triển trong tâm trí người dùng như trước kia nữa. Cuối cùng, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy thương hiệu kem đánh răng Hynos nổi tiếng một thời với những tuýp nhỏ tầm 5ml tại khách sạn mà thôi.

 

 

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...