Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

RadioFM974 Úc Châu :Anh Quốc: Cuộc Chiến Iraq – Hai Mươi Năm Vết Thương Chưa Lành

                                    Chuyên Muc Blog

Hai mươi năm sau ngày cuộc chiến Iraq chấm dứt, một số người tham dự trong thòi gian đó, đã hồi nhớ lại những gì  họ đã trải qua và nó đã làm đời sống họ thay đổi như thế nào và xem ra, hai mươi năm đó vết thương cuộc chiến Iraq vẫn chưa lành. Nó không bao giờ quên mất được từ những phút nhắm mắt cho tới khi tỉnh dậy.

    Rose Gentle, nói về cái chết của người con trai 19 tuổi của bà, anh Gordon Gentle, ngưới lính phục vụ ở tiểu đoàn Một của binh đoàn Royal Highland Fulisier, nhưng lời của bà cũng được xem là lời của bất cứ một trong hàng triệu người trực tiếp bị cuộc chiến tác động và ảnh hưởng. Dòng đời của bà Gentle đã thay đổi một cách không kháng cự đươc khi nghe tin con trai bà tử thương vì mìn gài bên đường ở Basra hôm 28 tháng 6 năm 2004, anh đi tuần tiểu và lần đi tuần tiểu này sau đó được tìm ra là đã không được trang bị đầy đủ quân cụ cần thiết.

Royal Highland Fulisier

    Từ một người có đời sống thầm lặng trở thành một người hoạt động nổi tiếng của phong trào đòi công lý cho con bà cũng như cho những người cùng hoàn cảnh khác. Theo lời bà, càng nghe càng nhiều về Iraq, thì bà nghĩ càng nhiều là đã có cái gì đó không đúng, cho nên ý nghĩ đó đã thúc đẩy bà bắt đầu việc vận động đi tìm lý do tại sao họ phải tới Iraq khi được báo chí phỏng vấn nhân ngày kỷ niệm năm thứ 20 cuộc chiến Iraq. Bà Gentle là thành viên sáng lập của tổ chức “Military Families Against The War” nhằm vận động cho cuộc điều tra Chilcot cũng như cho việc trang bị quân cụ vũ khí tốt hơn cho những người lính vẫn còn thi hành quân vụ ở đó.

    Cuộc vận động này dẩn đến việc bà ra ứng cử với tứ cách ứng cử viên độc lập trong kỳ tổng tuyển cử năm 2005 chống đối Adam Ingram, người này là bộ trưởng quân lực ở đơn vị vùng East Kilbride, Strathaven và Lesmahagow, đồng thời bà cũng kiện ông Tony Blair, thủ tướng Anh lúc bấy giờ, bà cho ông ta là người đã đưa con trai bà tới chiến trường Iraq. Bà bảo bà cần phải đứng lên gióng lên tiếng nói tới các gia đình có tình cảnh như mình, với bà, những chính trị gia không muốn nghe sự thật là các gia đình đó đã tranh đấu như thế nào và họ đau khổ ra sao, cho nên bà nghĩ, nếu chỉ có một con đường duy nhất mà họ có thể làm là chúng tôi, những người như bà sẽ làm. Người dân trong vùng Kilbride thật sự hài lòng tuyệt đối việc bà đang làm, hầu hết đều lên tiếng ủng hộ tổ chức của bà sáng lập.

                                           Adam Ingram

   Nếu con bà vẫn còn đây và không vào lính, dĩ nhiên đời bà sẽ khác biệt, chắc chắn đời bà cũng như gia đình bà vẫn có một đời sống như đã có, cho nên chuyên bà làm này chỉ là những gì bà làm cho con trai bà. Con bà là một trong 179 người lính hay MoD chết trong chiến trận Iraq trong khi đó hơn 3 ngàn người bị thương, một số trở về phục hồi thương tích đã có lần tự hỏi “tại sao họ, những người lính đã chết mà không là tôi”. Những người lính khác kém may mắn hơn, cho nên bỏ đi, không gióng lên tiếng nói thua thiệt này, bạn và những người cùng chí hướng cảm thấy có tội vì để cho người khác chịu đau khổ.

    Với anh Mealing, những năm sau khi về hưu năm 2013, anh cảm thấy mình lâm vào tình thế chống chọi với chứng bệnh tâm thần, Mealing nói, khi anh rời quân ngủ, trên căn bản thì anh bắt đầu gặp trở ngại, gia đình đổ vở và, anh tìm đến tổ chúc “Combat Strees”, một tổ chức từ thiện cựu chiến binh năm 2015 và anh bắt đầu làm theo các chương trình giúp cựu chiến binh ở đây từ đó. Nếu anh có thể nói một lời với chiến hửu đồng đội thì, hảy nhớ những ai đã tham dự trong các chiến trân như Iraq, họ vẫn còn cần giúp, kêu gọi chiến hửu hảy đến đây và phụ tay làm những gì có thể làm trong ý hướng này.

    Anh không muốn quay lại thời kỳ đen tối, năm nay chắc chắn là một trong những năm tốt đẹp nhất của anh nhưng, những năm trước đó anh chỉ là một đời lộn xộn, thật sự lộn xộn đúng nghĩa. Những gì anh trải qua và nhớ lại là cái nóng khủng khiếp chết người, anh làm việc ở cảng Londo Getaway, có nhà máy lọc dầu, nếu ngữi mùi dầu trong ngày nóng cháy, hơi dầu thì trí óc anh trở lại với vị trí đó nữa, trở lại với cái nhớ khi bước ra khỏi máy bay, lại mùi dầu hỏa và nó đã ám ảnh lanh, đem anh quay lại với hình ảnh của nơi đó, Iraq.

15/03/23.ROSE GENTLE ON ANNIVERSARY OF GORDON GENTLES DEATH My son was one of 19 Scots soldiers killed in Iraq War 20 years ago

    Mark, không cho đầy đủ tên, vì lý do bảo vệ căn cước lý lịch của anh, thi hành quân vụ hai năm ở Iraq trong vai trò y tá tâm thần, giúp binh sĩ vượt qua tiến trình tâm lý xúc động và cố vấn cấp chỉ huy, làm thế nào lo cho họ, sau khi những binh sĩ này cần điều trị các vấn đề bệnh tâm thần. Anh thoạt đầu cảm thấy phấn khích, cảm thấy đúng là chuyện phải làm khi được điều động theo đoàn quân đầu tiên tới Iraq năm 2003. Nghĩ tới công việc đang làm ở Đức, ngày lại ngày qua, cũng một thứ lập đi lập lại, trong văn phòng rồi qua bệnh xá, cuộc sống xem ra nhàm chán không có gì hứng thú, cho nên khi đi tới một nơi xa lạ, có nhiều thứ chưa biết gì cả thì, làm sao không phấn khích được mặc dù cũng biết là cũng có rắc rối hiểm nguy.

   Lần thi hành quân vụ thứ nhì được đánh dấu bằng lo sợ hơn lần trước, sợ những người xứ này không muốn sự có mặt của quân Anh trên đất Iraq và quân ly khai, thường tấn công, các nơi đồn trú của anh phải cảnh giác, báo động thường xuyên, có khi đạn của họ gần sát chỗ bệnh xá mà anh làm việc. Mark rời quân ngủ, việc anh làm hiện nay giúp những cựu chiến binh lo sức khỏe tinh thần của họ. Anh liên lạc với những ai đến tổ chức Combat Stress, dùng kinh nghiệm mình có chia sẻ vấn an cho các nữ hoặc nam quân nhân, những người cũng đã trải qua hoàn cảnh đó và đang đau khổ, họ tới ngồi với anh, anh có mặt, anh hiểu và cảm thông với những gì họ nói.

                          Tony Blair, thủ tướng Anh

    Có một sự phản ảnh về hoàn cảnh của quân lính Anh trong chiến trận Iraq mà cả ba, Gentle, Mealing và Mark cùng chung một ý với nhau là niềm hảnh diện. Năm 2017, bà Gentle được cấp Cử nhân danh dự của đại học Glasgow cho thành quả cuộc vận động của bà, bà hảnh diện về việc mình đã làm nhưng cũng là niềm hảnh diện cho con trai bà, bà nói bà không phải là người làm nên sự hảnh diện này, chính Gordon là người làm ra nó, Gordon đã làm cho họ hảnh diện.

    Với Mealing, đó là cái cảm giác mà anh đã làm với công việc mình làm, là bổn phận của anh, anh hảnh diện cho những gì đã làm chỉ vì không có nhiều người làm như vậy. Một số người còn có khi cười khì khi thấy anh,” ô chú Albert ở kia kìa, với câu chuyện chiến tranh Iraq của chú”. Nhưng anh rất hảnh diện cái gì anh đạt được, Iraq, cho dù đồng ý hay không với nó, nhìn lại quá khứ, anh nghĩ cho mình “Chúng tôi, như một quân đội Anh quốc, chúng tôi đã làm tốt đẹp nhất những gì đã có thể làm”.

   Iraq, dù thế nào đi nữa cũng đã khắc dấu thêm một trang nữa của lịch sử Anh Quốc như một số cuộc chiến khác, trong ý nghĩa đó, Mark nói “tôi rất sung sướng là tôi đã có ở đó, Iraq, có mình trong một phần của lịch sử nước này”. 

Thuyên Huy

* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.

 

Mời Xem : CM Blog Kỳ Trước : 

Miến Điện: Khi Tăng Sư Phật Giáo Thích Làm Chính Trị  

1 nhận xét:

NỖI NHỚ MUỘN MÀNG - Thơ Ngoc Anh Nguoideplongyen

T ranh Hứa Xuân Trường   NỖI NHỚ MUỘN MÀNG   Hè ở đây vẫn ngày nồng đêm lạnh Nhớ quê nhà mùa bão tố chưa qua Nhớ dòng sông nước chảy những c...