Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

5 bí quyết cải thiện sức khỏe tinh thần

 Bí quyết cải thiện sức khỏe tinh thần

Tác giả Tatiana Denningbigger smaller

Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần giúp cho trí nhớ và nhận thức được cải thiện, khả năng miễn dịch được tăng cường, huyết áp ổn định nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác cũng giảm theo.

Cuộc sống luôn mang đến cho chúng ta vô số cơ hội để nâng cao phẩm cách của mình, nếu chúng ta có mong muốn đó.

“Con người là một phần phân tử của vũ trụ này, và một phần bị giới hạn về thời gian và không gian. Người ta thường trải nghiệm về bản thân rằng những suy nghĩ và cảm xúc của mình như một thứ gì đó tách biệt với phần còn lại, một loại ảo tưởng quang học về ý thức của chúng ta. Ảo tưởng này là một loại nhà tù đối với chúng ta, hạn chế những lòng ham muốn và tình cảm cá nhân mà chúng ta dành cho một số người gần chúng ta nhất. Nhiệm vụ của chúng ta phải là giải thoát nhà tù này với chính bản thân chúng ta này bằng cách mở rộng vòng tay nhân ái của mình mà ôm lấy tất cả các sinh vật sống và toàn bộ thiên nhiên với vẻ đẹp của nó.” —Albert Einstein

Trong thế giới phát triển ngày nay, với rất nhiều thứ khiến chúng ta xao nhãng. Chúng ta thật dễ dàng tập trung vào thế giới bên ngoài và bỏ qua những giá trị bên trong.

Trong hành trình không ngừng tìm kiếm, có vẻ như chúng ta đang cố gắng lấp đầy một khoảng trống nào đó mà chúng ta không thể xác định rõ ràng; có lẽ khoảng trống đó là khoảng trống tinh thần, và là lý do tại sao chúng ta dường như không bao giờ lấp đầy bởi vì chúng ta cứ mải mê theo đuổi vật chất hoặc những trò tiêu khiển trống rỗng.

Nghiên cứu cho thấy rằng khi chúng ta mất liên lạc với nội tâm của mình, và đặc biệt là khi chúng ta thiếu kết nối tâm linh, cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng.

Mặc dù các nền văn hóa và các cá nhân có đời sống tâm linh khác nhau, nhưng có một số sự thật căn bản kết nối những người có tư tưởng ngay chính. Những nguyên tắc này có thể chỉ dẫn chúng ta sống như những người tốt.

Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần giúp cho trí nhớ và nhận thức được cải thiện, khả năng miễn dịch được tăng cường, huyết áp ổn định nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác cũng giảm theo.

Tinh thần của chúng ta mạnh mẽ hơn sẽ khiến cho mức độ hạnh phúc, hy vọng, lạc quan và sự bình tĩnh bên trong tổng thể của chúng ta tăng lên. Chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa và mục đích sâu sắc hơn cho cuộc sống của mình.

Một phân tích của các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng những người có tinh thần tốt có mối quan hệ hôn nhân bền chặt hơn, phạm tội ít hơn, tỷ lệ lạm dụng chất gây nghiện thấp hơn đáng kể, học tập tốt hơn ở trường và do đó có tác động tích cực đến những người xung quanh và toàn thể xã hội.

Với rất nhiều lợi ích tuyệt vời, chúng ta hãy xem một vài điều đơn giản chúng ta có thể làm để củng cố sức khỏe tinh thần của mình.

Trau dồi tính chính trực

Theo từ điển Di sản Hoa Kỳ, tính chính trực là “sự kiên định tuân thủ một quy tắc đạo đức hoặc đạo đức nghiêm ngặt,” hoặc “chất lượng hoặc tình trạng là toàn bộ hoặc không bị chia cắt; sự trọn vẹn.”

Chính trực là làm điều đúng đắn, ngay cả khi không có ai để ý. Tất nhiên, mếu nhìn từ góc độ tâm linh thì không có gì thực sự không thể nhìn thấy được.

Sự chính trực đòi hỏi phải trung thực với bản thân và với người khác, kỷ luật tự giác và ý chí kiên định, cũng như duy trì các giá trị và nguyên tắc của chúng ta, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng ta thua cuộc chúng ta đãkhông chọn lối thoát dễ dàng và không chọn tư lợi thay vì lẽ phải.

Tục ngữ có câu: “Không có một giấc ngủ yên bình nào bằng lương tâm trong sáng”. Một lương tâm trong sạch chỉ có được khi sống một cuộc đời chính trực, và tầm quan trọng của nó đã được các thế hệ trước đây biết đến, mọi người thường nghe nói rằng: “Lý do tôi ngủ ngon là vì tôi có một lương tâm trong sạch.”

Thật không may, giá trị của sự chính trực phần lớn đã bị mất đi trong thời hiện đại, và thay vào đó là sự tập trung vào tiền bạc và mong muốn vươn lên. Thật trùng hợp, các vấn đề về giấc ngủ [thời nay] là phổ biến.

Để sống chính trực, điều quan trọng là chúng ta phải xác định các giá trị của mình để giúp xác định chúng ta là người như thế nào và chúng ta muốn trở thành ai. Điều này làm tỏa sáng phạm vi đạo đức của chúng ta. Khi chúng ta cố gắng sống theo cách này, tính cách của chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, trong khi các khía cạnh tiêu cực của chúng ta bị suy yếu và loại bỏ.

Tha thứ và Buông bỏ

Tha thứ là một phần không thể thiếu trong tất cả các giáo lý tâm linh chân chính. Ví dụ, Chúa Giê-su nói: “Song ta nói cùng các ngươi đã nghe: Hãy yêu thương kẻ thù mình, làm những điều tốt hơn cho kẻ ghét mình, chúc phúc cho kẻ đã rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ đã sỉ nhục mình”. Lu Ca 6:27–28

Khi chúng ta bị đối xử không tử tế hoặc theo cách mà chúng ta cho là không công bằng, chúng ta có thể cảm thấy mình tức giận hoặc oán giận người khác là chính đáng. Nhưng khi chúng ta mang những điều này trong lòng, như người ta vẫn nói, chẳng khác gì uống thuốc độc mà nghĩ rằng nó sẽ hại người khác.

Vài năm trước, tôi có một đồng nghiệp thường xuyên bất đồng với tôi. Đã có rất nhiều căng thẳng, và theo thời gian, tôi đã nảy sinh oán giận đối với cô ấy vì cô ấy đã kiểm soát và cố gắng chỉ bảo tôi phải làm công việc của mình như thế nào. Tôi thấy bản thân mình càng ngày càng không thích đi làm, và thậm chí tôi còn có ý định tìm một công việc khác.

Rồi một ngày, chiếc bóng đèn đó đã vụt tắt khi tôi có ý nghĩ: “Đây là công việc của tôi. Tôi có thể đi làm và đau khổ, hoặc tôi có thể đi làm và hạnh phúc. Điều đó tùy thuộc vào tôi.”

Với nhận thức này, vào ngày hôm sau tôi đã đi làm với một thái độ khác. Tôi đã tha thứ cho những gì tôi coi đó là lỗi của đồng nghiệp và bắt đầu buông bỏ sự oán giận mà tôi đã có.

Tôi giữ thái độ vui vẻ và không để những điều nhỏ nhặt ảnh hưởng đến mình, và kết quả là tôi phần nào cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Những thứ đã từng làm phiền tôi bây giờ dường như không đáng kể đến mức tôi thường không để ý đến chúng trừ khi có ai đó chỉ ra.

Điều tuyệt vời là, khi tôi thay đổi bản thân, môi trường xung quanh tôi cũng thay đổi. Đồng nghiệp của tôi không còn cố gắng bảo tôi phải làm việc như thế nào trong mọi lúc, và tình hình giữa chúng tôi trở nên hài hòa.

Hệ quả không mong đợi này của việc thực hành sự tha thứ và cố gắng thay đổi bản thân không chỉ mang lại lợi ích cho tôi mà còn cho môi trường xung quanh tôi.

Hành động vị tha

Sự khoan dung hay lòng vị tha, là một lời dạy phổ quát khác trong các phương pháp thực hành tâm linh chân chính. Như Đức Phật đã nói, “Một trái tim rộng lượng, lời nói tử tế, và một đời sống phụng sự và từ bi là những điều đổi mới nhân loại.”

Hành động với lòng vị tha là gạt bỏ những ham muốn của bản thân vì lợi ích của người khác, là giúp đỡ người khác với lòng tốt của bạn mà không mong đợi được đền đáp, là đặt mình vào vị trí của người khác và có lòng trắc ẩn thực sự.

Thật không may, trong xã hội ngày nay, vị tư, ngược lại không chỉ được đề cao mà còn thường được hoan nghênh và thậm chí còn được tưởng thưởng. Nhưng tin tốt là, với một số người có nội tâm và nhận thức, lòng vị tha có thể học được và dần dần trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Những hành động tử tế nho nhỏ, chẳng hạn như lắng nghe người khác nói mà không cần nghĩ xem mình sẽ nói gì tiếp theo, mang một tách cà phê cho đồng nghiệp, hoặc cắt cỏ cho người hàng xóm lớn tuổi, là những cách đơn giản mà chúng ta có thể đặt người khác lên trước bản thân mình.

Khi bắt đầu một ngày của mình, đó là một ý tốt nếu bạn có thể dừng lại và tự hỏi bản thân rằng: “Tại sao tôi lại làm việc này?”

Nói cách khác, động lực thực sự đằng sau hành động của chúng ta là gì? Có phải ta đang đem cho người bạn bệnh tật của mình một chén súp vì ta thấu hiểu rằng bị cảm cúm thì đau khổ như thế nào và muốn giúp cô ấy cảm thấy tốt hơn, hay vì ta muốn cô ấy biết là ta một người bạn tuyệt vời như thế nào hoặc ta là một đầu bếp giỏi như thế nào?

Kiểm tra suy nghĩ của chúng ta chính là chìa khóa.

Giúp đỡ vì mục đích giúp đỡ, với tấm lòng trong sáng và chân thật, mang lại lợi ích cho người khác và vô tình mang lại lợi ích cho chính chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hành vi vị tha dẫn đến sự an tâm hơn, giảm mức cortisol và thậm chí giảm nguy cơ bệnh tim, đó là một vài ví dụ.

Thực hành lòng biết ơn

Trong một thế giới mà chúng ta có thể có hầu hết mọi thứ bất cứ khi nào chúng ta muốn, thật dễ dàng để coi mọi thứ là điều hiển nhiên và đánh mất tầm quan trọng của lòng biết ơn.

Gần đây, một sự cố xảy ra khi tôi đang dạy con trai mình về việc biết ơn những gì nó có và không mong đợi nhiều hơn nữa. Chồng tôi nghe lỏm được cuộc trò chuyện của chúng tôi và tham gia để nhấn mạnh những gì tôi đang nói. Anh ấy làm tôi ngạc nhiên khi nói với con trai chúng tôi: “Mỗi ngày khi thức dậy, bố đều cầu nguyện. Tôi không yêu cầu bất cứ điều gì. Bố chỉ nói ‘cảm ơn’, ngay cả khi đó chỉ là đôi tay và đôi chân cho phép bố đi làm, hay mái nhà che mưa che nắng cho bố.”

Biết ơn những gì chúng ta có, không mong muốn hay đòi hỏi nhiều hơn, ngay cả khi đối mặt với những khó khăn và đấu tranh, chắc chắn là một nỗ lực đáng giá.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng biết ơn có thể được rèn luyện. Bằng cách làm những việc như viết nhật ký về lòng biết ơn hoặc suy ngẫm về ba điều mà chúng ta biết ơn vào cuối mỗi ngày, chúng ta sẽ củng cố được lòng biết ơn của mình. Chúng ta thậm chí có thể học cách biết ơn trong những thời khắc khó khăn.

Leonardo da Vinci đã nói: “Trở ngại không thể đè bẹp tôi. Mọi trở ngại đều nhường bước cho quyết tâm nghiêm khắc. Người đã cố định vào một vì sao sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình.” Những khó khăn của chúng ta giúp củng cố quyết tâm để đạt được mục tiêu và củng cố con người của chúng ta. Và nếu không có thời gian khó khăn, làm sao chúng ta biết chúng ta có khả năng gì?

Tìm kiếm bài học

Không một ngày nào trôi qua mà chúng ta không bắt gặp nhiều cơ hội để cải thiện bản thân. Tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do. Mặc dù chúng ta có thể không hiểu tại sao mọi thứ lại xảy ra, nhưng điều chúng ta có thể hiểu được là bài học chứa đựng bên trong.

Khi làm việc với đồng nghiệp của mình, tôi có một nhận thức khác: Những điều khiến tôi khó chịu ở cô ấy thực ra lại là những thứ tồn tại trong tôi—cô ấy chỉ là tấm gương phản chiếu những gì bên trong tôi. Lúc đầu, đây không phải là điều mà tôi thậm chí muốn thừa nhận với bản thân mình chứ đừng nói đến bất kỳ ai khác, và tự hỏi liệu tôi có thực sự kiểm soát bản thân như vậy không.

Khi tôi chú ý đến những suy nghĩ và hành vi của mình, chắc chắn, tôi đã nhìn ra một sự thật phũ phàng: Tôi cũng muốn kiểm soát mọi thứ của riêng mình. Sau đó, khi suy ngẫm về tình huống này nhiều hơn, tôi phát hiện ra rằng tình huống đó là cơ hội để tôi nhìn lại bản thân và học được một số bài học quý giá.

Tôi cũng nhận ra rằng khi một loại tình huống nào đó cứ lặp đi lặp lại, mặc dù nó có thể ở những hình thức khác nhau, thì nó đang cố dạy cho tôi một bài học. Khi tôi bắt đầu quan sát những khuôn mẫu trong những sự việc xảy ra trong đời mình, tôi cũng học được rằng nếu điều gì đó ở người khác làm tôi khó chịu, thì đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng tôi có điều đó dưới hình thức này hay hình thức khác.

Qua nhiều năm, tôi nhận thấy rằng những bài học quý giá nhất của tôi đã thực sự đến từ những tình huống khó khăn nhất của tôi. Mặc dù tôi không thích trải qua những khoảng thời gian đau khổ hay khó khăn đó, nhưng tôi thấy rằng trên thực tế, đó đều phục vụ cho một mục đích quan trọng – sự trưởng thành của bản thân. Và nếu tôi không cố gắng cải thiện phần đó của bản thân, tình hình sẽ tiếp tục tái diễn theo các tình huống khác nhau.

Khi con trai tôi vào tiểu học, tôi bắt đầu nói chuyện thường xuyên với cháu mà chúng tôi gọi là “bài học cuộc sống”. Tôi đã cố gắng dạy cháu tầm quan trọng của việc đối xử tốt với người khác, bất kể là cháu bị đối xử như thế nào, phải trung thực, chu đáo, kiên nhẫn và chia sẻ với người khác. Tôi cũng tạo ra các tình huống “nếu như” để khiến cháu suy nghĩ về cách mà cháu có thể xử lý các loại tình huống khó khăn khác nhau, sau đó chúng tôi sẽ thảo luận về các giải pháp khả thi.

Một ngày nọ, khi một cậu bé đối xử không tốt với cháu hồi ở lớp hai, cháu về nhà và nói với tôi rằng cậu ấy không ác ý với con, và nói: “Con nghĩ mẹ cậu ấy chắc không dạy cậu ấy những bài học về cuộc sống”. Khi con trai tôi làm sai điều gì đó, tôi cố gắng giúp cháu hiểu tại sao điều đó là sai và suy nghĩ về cách cháu có thể làm tốt hơn vào lần sau.

Tôi hy vọng rằng những bài học này sẽ đặt nền tảng cho con trai tôi học cách suy ngẫm về hành động của chính mình, xem nó có thể học được gì từ chúng và không ngừng cố gắng trở thành một người tốt hơn.

Theo quan điểm của tôi, những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là để dạy chúng ta sửa chữa những sai lầm và thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn bằng cách cải thiện sự kiên nhẫn, trung thực, tử tế, đồng cảm và những phẩm chất tốt khác.

Lời kết

Nghiên cứu đã chỉ ra điều mà lẽ thường cho chúng ta biết: Tăng cường sức khỏe tinh thần sẽ tốt cho cả tâm trí và thể chất của chúng ta. Nó nâng cao tư cách đạo đức của chúng ta, củng cố các mối quan hệ của chúng ta, cải thiện thành tích của chúng ta ở trường học và nơi làm việc—và là nền tảng thiết yếu của một xã hội tốt đẹp.

Như Rumi đã nói: “Hôm qua tôi thông minh nên tôi muốn thay đổi thế giới. Hôm nay tôi khôn ngoan, vì vậy tôi đang thay đổi chính mình.” Bằng cách áp dụng một số phương pháp này trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể cải thiện bản thân và có ảnh hưởng tích cực đến thế giới xung quanh một cách tự nhiên.

Thiên Vân biên dịch

 


1 nhận xét:

Thơ XH : ( Ngủ ngôn,Đồng Âm ) EM MONG ANH VỀ :Lý Quang Nghĩa,Ngọc Ánh, Liên Bùi

Bài Xướng : [ Ngũ Ngôn ] Đồng Âm ♡♡ EM MONG ANH VỀ ♡♡ ☆♡☆ ♡ ĐÔNG về Anh ...