Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

MỘT PHƯƠNG CÁCH CHỐNG LẠI SỰ CĂNG THẲNG THẦN KINH - BS THIERRY JANSSEN (HOÀNG PHONG LƯỢC DỊCH)

 

Từ những năm đầu thập niên 1970, nhà sinh học JON KABAT JINN đã chú tâm đến những phản ứng liên quan giữa thân xác và tâm thức. Sau đó, ông nhanh chóng n hận thấy muốn nghiên cứu về sự tương tác giữa thân xác và tâm thức phải nhờ đến các kỹ thuật thiền định dựa vào khái niệm “tâm linh tỉnh thức” (pleine conscience – mindfulness). Đó là cách làm cho tâm thức an bình để buông xã thân xác. Loại bỏ mọi ý nghĩa phụ thuộc có tính cách tôn giáo, hoặc ngoại lai có tính cách Đông phương, ông đề nghị một danh từ hoàn toàn mang tính cách khoa học cho phương pháp do ông đề xướng : giảm căng thẳng thần kinh bằng tâm linh tỉnh thức (mindfulnes- based stress reduction: MBSR).
 
Ông KABAT-ZINN giải thích :”Đây là cách đưa thiền định vào việc trị liệu của y khoa”. Phương cách nầy trước hết là giúp phát huy sự chú tâm vào hiện tại, từng giây phút một và từng giây phút một. Đó là phương cách thiền định đã được “đơn giản hóa” mà ông giảng dạy trong khoa bệnh lý chữa trị căng thẳng thần kinh (stress) tại Đại học MASSACHUSETTS. Chương trình giảng huấn của ông khá đơn giản : một buổi thiền định kéo dài hai tiếng rưỡi, mỗi tuần một lần trong tám tuần liền, thêm vào đó mỗi buổi một giờ thực tập tại nhà. Từ 25 năm nay đã có hơn mười lăm ngàn người nhờ vào cách trị liệu nầy để chữa trị các chứng bệnh rất đa dạng như các bệnh về tim mạch, sida, đau nhức kinh niên, xáo trộn tiêu hóa của bao tử và đường ruột, nhức đầu, áp huyết cao, mất ngủ, lo âu và hoảng sợ.
Cách trị liệu bằng thiền định nầy, tức MBSR, đã đem đến nhiều kết quả mỹ mãn, vì thế đã được đem ra giảng dạy cho sinh viên tại 29 trường đại học y khoa trên khắp nước MỸ. Ông JON KABAT-ZINN đã giải thích với Đức Đạt Lai Lạt Ma như sau: “Điều nầy đã làm thay đổi mối tương quan giữa bác sĩ và bệnh nhân”. Nhiều nghiên cứu về y khoa càng ngày càng chứng minh mạnh mẻ hơn về lợi ích của phép trị liệu trên đây. Trong số những nghiên cứu được đem ra phúc trình trong buổi hội nghi về Tâm linh và Sự Sống, cho thấy trong trường hợp bệnh vảy nến (psoriasis) [Ghi chú thêm của người dịch: đây là bệnh mãn tính ngoài da, da bị những mảng đỏ và tróc ra thành những vảy trắng], cách trị liệu nầy bằng tia sáng cực tím sẽ mang đến nhiều hiệu quả rõ rệt hơn nếu phối hợp với phương pháp thiền định MBSR.
Ông KABAT-ZINN kết luận rằng :”Thiền định, nhờ vào tác động của nó trên sự căng thẳng thần kinh, có thể giữ vai trò thiết yếu để ngăn ngừa và trị liệu những bệnh tật liên hệ khác”. Quan điểm nầy cũng đã được nhiều người tán đồng, chẳng hạn như ông ROBERT SALPOLKY, giáo sư sinh học và thần kinh học của Đại học STANFORD (Hoa Kỳ), ông JOHNSHERIDAN, giáo sư miễn dịch học Đại học OHIO STATE UNIVERSITY (Hoa Kỳ) và bà ESTHER STEMBERG, Giám đốc Chương trình khảo cứu về miễn dịch học của Viện Y tế Quốc gia National Institute of Health (Hoa Kỳ), (tương đương với tổ chức INSERM của nước Pháp).
 
ĐEM CÁC NHÀ SƯ VÀO PHÒNG THÍ NGHIỆM
Ông RICHARD DAVIDSON là một người bạn từ lâu của ông Kabat-Zinn, nhưng ông lại dùng một lối nghiên cứu rốt ráo hơn là lối trị liệu theo kinh nghiệm của ông Kabat-Zinn. Chẳng qua vì ông là một giáo sư về tâm lý học và tâm thần học tại Viện Đại học WISCONSIN (Hoa Kỳ), đồng thời ông cũng là giám đốc một phòng thí nghiệm siêu tân tiến trang bị máy móc, ghi nhận tín hiệu điện lực và hình ảnh cộng hưởng từ tính (IRM), những trang bị nầy đã giúp ông ghi nhận trực tiếp những sinh hoạt của não bộ. Vì thế ông đã chứng minh cho thấy việc thiền định đều đặn làm gia tăng sức hoạt động thuộc vùng phía trước của não bộ bên trái (phần nầy gọi là võ não, thuộc phần trán phía trước: cortex préfrontal), vùng não nầy liên hệ đến sự quản lý những xúc cảm tích cực, và do đó đã tạo ra sức đề kháng hiệu quả hơn về miễn dịch. Sau hai tháng, một cuộc thử nghiệm về chủng ngừa cho thấy chất kháng thể tiết ra trong cơ thể của những người thực thi thiền định đều đặn cao hơn hẳn đối với những người không thiền định.
Trong một cuộc thí nghiệm khác, với sự tham dự của một nhà sư người Pháp là thầy MATHIEU RICARD [Ghi chú thêm của người người dịch : thầy M. Ricard là tiến sĩ khoa học, con của một triết gia, nhà văn, bình luận gia, thuộc Hàn lâm viện của Pháp, chính ông nầy đã chọn một tên khác là J.F. Revel vì không muốn cả hai cha con cùng nổi danh dưới một tên như nhau. Hai người có viết chung một quyển sách tựa đề là Một Nhà Sư Và Một Triết Gia Với Đạo Phật Ngày Nay. Thầy M. Ricard tu theo Phật giáo Tây Tạng và thông dịch viên tiếng pháp chính thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Mẹ và chị thầy cũng quy y Phật giáo], ông RICHARD DAVIDSON và ông ANTOINE LUTZ (một người Pháp, cựu đệ tử của ông Francisco Varela), cho thấy sự sinh hoạt não bộ của những người tu hành đã thực thi hơn mười ngàn giờ thiền định phát ra những làn sóng gamma nhiều hơn gấp bội so với những người không quen thiền định. Ong WOLF SINGER, giám đốc Viện Max Planck tại Frankfurt (Đức), cũng có tham dự trong hội nghị, giải thích những vai trò của những làn sóng gamma là làm gia tăng sức sự điều hành và phối hợp mọi sinh hoạt của não bộ, giúp nhiều khu vực của não đồng bộ hóa sự sinh hoạt, và đồng thời cũng nâng cao cấp bậc tâm linh của những người tu tập thiền định nầy đã có sẳn từ trước trong những cá thể trên đây và đã góp phần thúc đẩy họ đi xuất gia, nhưng tuyệt nhiên không phải là những gì mà họ đã đạt được bằng sức mạnh thiền định kiên trì sau khi đã xuất gia rồi.
Để trả lời cho giả thuyết nầy, hai ông LUTZ và DAVIDSON đem ra so sánh những “thành quả” của những nhà sư đã thiền định suốt 40.000 giờ và những nhà sư chỉ thiền định được 10.000 giờ. Kết quả hết sức kỳ lạ : các nhà sư càng thiền định được nhiều giờ, số lượng làn sóng gamma của họ phát ra càng cao, và hiện tượng nầy không lệ thuộc gì với tuổi tác của họ. Ông WOLF SINGER kết luận như sau: “Vì thế hình như sự tập luyện tâm linh có thể đưa đến một dạng thể tinh thần cởi mở hơn và một thể dạng tâm thức trong sáng hơn”.
Mặt khác, những hình ảnh do cộng hưởng từ tính ghi nhận sự vận hành của các chức năng của bộ óc cho thấy các nhà sư sành sõi trong việc thiền định, sức hoạt động của vỏ não trán thuộc phần bên trái, liên quan đến những xúc cảm tích cực, gia tăng một cách rõ rệt. Hơn nữa, khi các hình ảnh chụp các cảnh tượng đau đớn đưa cho các nhà sư đang được thí nghiệm xem, tức khắc những vùng não bộ tương ứng với những vận hành đau đớn đã được các nhà khoa học biết trước liền bị kích động. Sự kiện nầy xảy ra giống như thiền định đã kích thích các nhà sư chuyển sang hành động để cứu giúp những người đang bị đau đớn. Thầy MATHIEU RICARD bình luận việc nầy như sau: “Rút lui khỏi thế giới nầy để thiền định, chắc chắn là cách chuẩn bị để trở nên công minh hơn khi quay trở về với thế giới chung quanh.
 
Bác sĩ THIERRY JANSSEN
HOÀNG PHONG (Pháp) lược dịch
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 30
 
VuiLethi chuyển

1 nhận xét:

Thơ XH : ( Ngủ ngôn,Đồng Âm ) EM MONG ANH VỀ :Lý Quang Nghĩa,Ngọc Ánh, Liên Bùi

Bài Xướng : [ Ngũ Ngôn ] Đồng Âm ♡♡ EM MONG ANH VỀ ♡♡ ☆♡☆ ♡ ĐÔNG về Anh ...