Cái mà các bạn đang thấy được gọi là urine deflector, tức tấm phản nước tiểu. Những thiết kế kiểu này rất phổ biến ở Luân Đôn, Anh vào thế kỉ 19 tới đầu thế kỉ 20. Thành phố Luân Đôn thời kì đó là một trong những địa điểm khai nhất thế giới, vì người dân ở đây có thói quen tè bậy ở bất cứ nơi nào thuận tiện và kín đáo, như các góc tường, hẻm nhỏ, trong công viên,… Nước tiểu có thể ngấm sâu vào các lỗ hổng của tường bê tông và do đó rất lâu phai mùi, dẫn tới tình trạng ô nhiễm nặng.
Để chống lại việc tè bậy, những tấm chắn đặt chéo góc được xây thêm vào chân tường của các tòa nhà. Với góc nghiêng như vậy, khi có kẻ tè bậy, nước tiểu sẽ bắn và chảy ngược lại về phía thủ phạm. Người ta hi vọng điều đó sẽ khiến những người đang mắc tiểu cố nhịn để tìm nơi xả nỗi buồn phù hợp, đồng thời giúp cải thiện môi trường và cảnh quan của thủ đô nước Anh.
Đáng tiếc là hiệu quả của những tấm chắn này cũng không khá hơn dòng chữ "Cam dai bay" ở Việt Nam là mấy, và tình trạng mùi khai ở Luân Đôn không hề được cải thiện cho tới khi chính quyền quyết định xây dựng hàng loạt các nhà vệ sinh công cộng khắp thành phố. Tuy nhiên thiết kế kì lạ này vẫn được giữ lại, và dạo gần đây bỗng trở thành nét đặc sắc để du khách tìm hiểu khi đến tham quan thành phố Luân Đôn.
-Mr.F-
độc đáo quá
Trả lờiXóa