Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

Alzheimer, chứng nan y không thuốc chữa


  Bệnh nhân Alzheimer tập luyện tại Hội Alzheimer Mexico. Hình minh họa.

 (Bài nầy từ tháng 8/2017 từ VOA)

 Khi nói chuyện với bất cứ người nào trên 50 tuổi thì họ đều nghĩ tới một ngày nào đó họ sẽ bị mất trí nhớ. Đa số những bệnh nguy hiểm của loài người như ung thư, rối loạn với trái tim, tai biến mạch máu não và ngay cả bệnh AIDS thường thường cũng không gây ra sợ hãi giống như bệnh Alzheimer (mất trí nhớ).

Với ung thư, ta thường hay lo sợ nhưng khám phá ra sớm, bệnh này có thể điều trị khỏi hoặc cùng lắm thì cũng sống sót được cả mấy tháng hoặc mấy năm.

Tai biến động mạch não có thể phòng ngừa được bằng cách chữa cao huyết áp. Bệnh cũng có thể gây ra tê liệt vĩnh viễn nhưng ngày nay nhờ các phương tiện như thuốc men, y khoa phục hồi nên bệnh cũng khá hơn trước. Ngoài ra, dinh dưỡng tốt, các loại dược phẩm hạ cholesterol hay và uống viên aspirin nhỏ bé mỗi ngày cũng có thể giúp ta phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh tim. Và nếu các cách trên không công hiệu, ta có thể chạy sang những cửa hàng khác như là nối động mạch, bypass, thay van tim, dùng tia laser chiếu thẳng vào các thớ thịt tim và dùng gen để tạo các mạch máu mới. Và cuối cùng ta còn anh thay tim để chữa bệnh.

Mặc dù với các loại thuốc mới, bệnh AIDS coi có vẻ khá hơn và trong một số trường hợp, bệnh này có thể khỏi tự nhiên.

Não của người bệnh Alzheimer

Cho tới năm 1900, dân chúng vẫn tin tưởng rằng sống lâu sẽ trở thành “senile dementia” và mất trí nhớ là một chuyện thường thấy ở người già. Nhưng đến năm 1906, một bác sĩ chuyên về thần kinh bệnh lý người Đức, Alois Alzheimer, nhìn dưới kính hiển vi não bộ nhiều người tương đối trẻ chết vào khoảng năm mươi hoặc sáu mươi tuổi. Ông ta thấy ở nhiều vùng dây thần kinh não bị thay đổi và tin tưởng rằng chuyện này chỉ có ở những người sớm bị rối bời. Do đó trong nhiều năm, các bác sĩ đều giới hạn chẩn đoán bệnh Alzheimer cho những người trẻ có dấu hiệu mất trí. Nhưng ngày nay ta biết rằng cả người già với mất trí tuổi già cũng có những dây thần kinh bị rối bời. Nói tóm lại, bệnh Alzheimer là bệnh có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào chứ không phải chỉ ở người già.

Những ai hay bị Alzheimer?

Làm sao để nhận ra là mình bị bệnh Alzheimer? Thực ra không có những rủi ro cụ thể nhưng có một vài những yếu tố mà thống kê đã nêu ra.

-Tuổi tác: Nước Mỹ có khoảng trên 4 triệu người bị Alzheimer, hầu hết đều trên sáu mươi tuổi. Trong các nhà người già thì quá nửa bị bệnh Alzheimer; số còn lại đều bị tổn thương não bộ vì tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson và các bệnh về thần kinh khác.

Gia đình: Bệnh này thường thấy ở đàn bà nhiều hơn đàn ông (có lẽ là đàn bà sống lâu hơn đàn ông chăng).

Di truyền: Một gen đặc biệt gọi là ApoE, thường thường nằm trên nhiễm thể số 19 là dấu hiệu cho hay có thể mắc bệnh này ở 15% dân chúng. Tuy nhiên nếu chẳng may ta ở trong trường hợp này thì cũng đừng hốt hoảng vì có người chẳng bao giờ bị bệnh Alzheimer.

Có những nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh Alzheimer nhưng chưa được chứng nhận. Đó là thiểu năng tuyến giáp và nghiện rượu.

Dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Khi một người mắc bệnh Alzheimer thì mọi chức năng của não bộ sẽ xuất hiện: trí nhớ, hành vi, lơ đãng, thay đổi tính tình, cá tính, suy luận cử động và sự phối hợp. Có một điểm đặc biệt là người bị bệnh mất khả năng làm ngược lại mà chúng ta học được khi còn bé. Chẳng hạn như: điều trước tiên mà bé sẽ làm là nuốt; rồi nhận ra bà mẹ và đáp lời mẹ hoặc người giữ trẻ; sau đó em bé sẽ nhắc lại từng chữ; rồi em biết đi; tiếp theo là biết đi cầu và tiểu tiện; và cuối cùng là em bé biết chuyện trò, luyện trí nhớ và biết suy luận. Trong bệnh Alzheimer, các chức năng suy nghĩ ra đi trước hết. Triệu chứng đầu tiên là suy yếu sự học hành và mất khả năng nhớ, thiếu suy luận, khó khăn khi làm việc phức tạp, thay đổi tính tình, rối loạn trí nhớ và thiếu sự định hướng. Và tiếp theo là mất khả năng kiểm soát sự đi tiểu và đi cầu; và đi lại trở nên khó khăn. Vì các khả năng vận động không còn nữa, người bệnh không đi lại khi không có người trợ giúp, không nuốt được như thường lệ và thường hay chết vì hút phải nước hoặc chất lỏng vào trong phổi.

Chẩn đoán bệnh Alzheimer

Không có một dấu hiệu đáng tin cậy để chẩn đoán bệnh Alzheimer. Kể cả những máy tối tân nhất cũng không tìm ra được những mảng dây thần kinh rối bời trong não của người bệnh còn sống. Một chất đạm bất thường có tên là Alzheimer Disease Associated Protein ADAP mới được tìm ra ở não của một người vừa mới chết vì bệnh Alzheimer. Hy vọng là trong một ngày gần đây các khoa học gia có thể tìm ra một thí nghiệm nào đó trong nước tủy sống hoặc trong máu để xác định bệnh Alzheimer. Cho tới bây giờ, các bác sĩ chỉ biết chẩn đoán bệnh Alzheimer sau khi tất cả nguyên nhân có thể gây ra lú lẫn được loại bỏ.

Vì có những giới hạn như vậy cho nên Alzheimer là một trong các bệnh hay bị đoán nhầm ở lớp người cao tuổi. Khi bệnh đã được nghi ngờ, một cuộc khám kỹ càng hơn để loại trừ các nguyên nhân khác. Và việc khám bệnh phải bao gồm khám tổng quát, hỏi cho kỹ về lịch sử gia đình, cách ăn uống, chấn thương thần kinh, lạm dụng thuốc cấm hoặc những vấn đề sức khỏe khác.

Một cuộc phân tích về tình trạng tinh thần cũng cần được thực hiện. Đa số các bác sĩ gia đình không được huấn luyện để làm như vậy và nếu được huấn luyện thường thường họ cũng xin ý kiến của các nhà chuyên môn về thần kinh, tâm lý gia hoặc bác sĩ chuyên về thần kinh tâm trí. Không có một cuộc khám bệnh Alzheimer được coi như hoàn hảo nếu không có việc đo não điện đồ để phân tích các làn sóng của não, một cắt lớp não CT scan để xem hình thể của nó ra sao. Một MRI và PET để tìm hiểu tình trạng sinh hoạt của não bộ cũng nên làm tuy tốn kém và đôi khi không cần thiết, ngoại trừ khi muốn loại bỏ các u bướu, cục máu dưới màng não… Vì vậy, để chắc ăn, nên hỏi các bác sĩ chuyên về thần kinh, nếu thấy cần.

Điều trị bệnh Alzheimer

Các dấu hiệu của bệnh Alzheimer thường ở trong tình trạng vừa phải trong một thời gian lâu cho nên người bệnh có thể sống ở nhà với người thân mà ít cần phiền tới người khác. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thì đa số họ cần được chăm sóc kỹ càng hơn, về cách ăn uống, ăn mặc và thường xuyên theo dõi.

Mặc dù không có một điều trị đặc biệt cho người bị Alzheimer nhưng mỗi bệnh nhân cần được cho dùng những viên đa sinh tố vì khẩu phần của họ rất phức tạp. Thường thường mỗi bệnh nhân cũng được cho dùng thêm Gingo biloba mỗi ngày để tăng máu dồn về não bộ, tim và tứ chi.

Các loại dược phẩm như Tacrine (Cognex) và donepezil (Aricept) đã được dùng để chữa bệnh Alzheimer. Và chúng trong một vài trường hợp có thể làm tăng trí nhớ người bệnh. Nên dùng chúng.

Tóm tắt về bệnh Alzheimer

1-Alzheimer là một bệnh đặc biệt mà nguyên nhân chưa được biết rõ và chắc chắn là đưa tới lú lẫn. Nó không phải là điều tránh được ở tuổi già.

2- Sự chẩn đoán bệnh là do loại trừ. Cho tới bây giờ chưa có một phương pháp nào để đoán bệnh trong suốt cuộc đời người bệnh. Sự chẩn đoán chỉ thực hiện được sau khi khám não bộ của bệnh nhân đã chết.

3-Một y sử gia đình của người bị Alzheimer chỉ tăng rủi ro mắc bệnh cho ta một phần nào.

4-Có một số gen bệnh Alzheimer đã được tìm thấy. Tuy nhiên, những ai có gen đó chưa chắc đã bị bệnh và người không có gen cũng bị bệnh như thường.

5-Thường thường bệnh Alzheimer hay bị chẩn đoán quá hoặc nhầm ở người lớn tuổi bởi vì có nhiều thay đổi giống như triệu chứng và nguyên nhân của lú lẫn. Không giống như bệnh Alzheimer, một số những điều này có thể phòng ngừa và điều trị được. Không bao giờ chẩn đoán bệnh Alzheimer mà không có bác sĩ thần kinh khám kỹ.

6- Thay đổi nếp sống kể cả chế độ dinh dưỡng bớt chất béo, học hỏi và vận động cơ thể có thể giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer.

7- Nhiều dược phẩm như là các chất chống oxy hóa, chống viêm, kích thích tố, ginkgo và vitamin E có thễ giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer.

8- Trên thị trường hiện nay chỉ có một số rất ít các chất có thể giúp người bệnh và nên nhớ rằng không có chất nào công hiệu cả. Cho nên sự hỗ trợ của thân nhân là điều quan hệ.


Bài rất hữu ích của một Bác sĩ Việt Nam, cựu giáo sư Ðại Học Y Khoa Mỹ về các BS lang băm Mỹ với kinh nghiệm của chính ông và bịnh nhân
(Bài rất hữu ích của một Bác sĩ, cựu giáo sư Ðại Học Y Khoa Mỹ)

Ðã đi vào giai đoạn LÃO thì phải BỆNH thì mới CHẾT được chứ !!! Nhưng mình có bệnh mà VÔ THỨC trong việc thuốc men chữa trị và giao 100% cho Bác Sĩ thì đó là NỔI BẤT HẠNH của một số không nhỏ người bệnh !!!

Có cơ hội gần gũi và tiếp xúc hỏi thăm những người có bệnh (nhiều loại bệnh) được một số không nhỏ yêu cầu trước khi giao cho BS mỗ bất cứ bệnh gì ngoại trừ trường hợp Emergency (khẩn cấp) thì nên có Second /Third Opinion (ý kiến thứ 2, thứ 3) rồi mới OK !!!

Chuyến đi Los vừa rồi tôi ghi nhận 3 Ca mổ của bạn bè.

. Ca 1: mổ mắt mù luôn nên từ chối lời BS bảo mổ mắt còn lại và bây giờ chỉ nhìn đời bằng 1 mắt thôi.

. Ca 2: mổ Tiền Liệt Tuyến 7 năm nay tình trạng ngày càng tệ hại hơn chứ chưa lúc nào khá hơn cho đường tiểu và mất hứng thú nam giới kể từ lúc mổ đến nay!

. Ca 3: Mổ đốt Xương sống SỐ 5 ở cổ, trước khi mổ còn lái xe đi đây đó nhưng từ sau mổ hết lái xe vì nhiều bộ phận phản ứng chậm (tay chân mắt) do khu thần kinh tiểu não bị ảnh hưởng xấu của mổ và hiện nay nghĩ lại rất hối tiếc nhưng không còn kịp !!!

Cả 3 Vị này nói câu kết rất đáng suy nghĩ: Người Cao niên có nhiều bệnh phải mổ nhưng nếu hiện chưa cần phải mổ ngay (Trừ Emergency) khi mình chịu đựng được thì nên ráng sống vui với bệnh và không nên mổ VÌ MÌNH NHIỀU KHI CHẾT TRƯỚC KHI BỆNH CẦN MỔ !!! Triết Lý cuộc sống mà người GIÀ cần suy ngẫm!

Nhờ có chuyến đi này nên tôi kịp thời ngừng việc MỔ một bệnh mà tôi cảm thấy còn chịu đựng được!

Thân mến chia sẻ cùng mọi người và mời đọc qua các Email dưới đây.

TRẦN MINH NHỰT

1.1 Luôn kiếm second/third opinion. Vì trong giới Y Tế Mỹ cũng có nhiều lang băm lắm. 

1.1.1 Kinh nghiêm của chính tác giả

Tôi cũng là nạn nhân của một anh bác sĩ thích mổ, chắc mổ là có tiền. Bệnh nhân mang tật là chuyện của bệnh nhân.

Cách đây 15 năm, tôi bị nghi là bị prostate cancer (ung thư tiền liệt tuyến) vì PSA lên cao 6.5. Tôi được giới thiệu tới gặp một anh bác sĩ già chuyên về prostate. Anh ta làm biopsy (sinh thiết) tôi, đâm 18 mũi kim dài vào prostate (tiền liệt tuyến) để lấy mẫu tế bào xem có bị prostate cancer không.

Sau khi bị làm prostate biopsy, tôi bị chảy máu ra nhiều vì anh bác sĩ này làm vụng quá, rồi tôi bị bí tiểu (urine clot), nên phải đi nhà thương gấp vào ban đêm. Sau hai ngày nằm nhà thương, anh bác sĩ nói tôi bị prostate cancer, đòi hai ngày sau phải mổ liền lập tức. Vì biết prostate cancer không làm ai chết liền 6 tháng, tôi không chịu và muốn có ý kiến thứ hai của bác sĩ khác, anh bác sĩ già này không thể bịp tôi được, nên tức tôi lắm, và nói đừng trở lại gặp anh ta nếu không muốn anh ta mổ. Mổ prostate tức là cắt bỏ prostate trong người, sau đó phải đeo tã như con nít còn nhỏ suốt đời, vì khi nước tiểu trong bàng quang (bladder) đầy, sẽ trào ra, vì đầu valve ở prostate không còn nữa.

Sau đó tôi xin một Giáo sư Bác sĩ Khoa trưởng về Urology (khoa tiết niệu) của bệnh viện Ðại Học Y Khoa khám lại, và làm biopsy lại, kết quả tôi không bị prostate cancer như anh bác sĩ già kia khám, mà chỉ bị sưng prostate. Mười năm nay tôi không bị prostate cancer.

1.1.2 kinh nghiệm của BÁC SĨ VI SƠN – BV Elcamino CA Mỹ Quốc

Xin đọc kỹ những kinh nghiệm của BÁC SĨ VI SƠN để có thể tránh được những sai lầm to lớn trong tương lai.

Kính thưa quý thân hữu,

Hôm nay tôi nhặt được trên forum (diển đàn) bạn một lá thư của anh Nguyễn Minh Châu, Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH và là nguyên Quận Trưởng quận Dĩ An, Biên Hoà viết về một kinh nghiệm anh có gần đây với bác sĩ Mỹ ở một bệnh viện Mỹ ở El Camino, California.

Sau đó chị Phương Lan có viết thơ hỏi, loại sai lầm như vậy có thực sự xẩy ra với BS và bệnh viện Mỹ không? Xin quý thân hữu đọc lá thơ của anh Nguyễn Minh Châu và sau đó đọc phần tôi xin trả lời chị Phương Lan và một số quý vị đã viết thơ hỏi trước đây về đề tài tương tự.

Kính qúy vị,

Ðây là câu chuyện xảy ra tại Bệnh Viện El Camino của Mỹ. Ngày 9 tháng Oct 2011, tôi được cựu ÐT Vũ Văn Lộc GÐ /IRCC tổ chức ÐNH Tình Ca Cho Em. Tôi được mời đến xem và nhận một hoa Hồng về Dâng lên bàn thờ vợ tôi.

Chẳng may tôi bị té bể đầu và xuất huyết não sau khi làm Head Scan. Tôi phải nằm BV 6 ngày để theo dõi. Ngày sau hết chảy máu. Sau 2 lần nữa Scan trước khi xuất viện, BS cho biết kết quả stable (ổn định).

Thứ Sáu tuần sau làm Scan đầu lại cho an toàn. Trong thời gian về Belmont tôi có vào Net để biết thêm tình trạng Head injury của tôi và tự theo dõi. Tôi chẳng thấy Incidents (biến cố) gì xảy ra và vẫn email hằng ngày cho quý vị. Nhưng Scan lần thứ 4 nầy, Neurologist (BS thần kinh) lại nói não của tôi sưng thêm và rỉ máu. Ông ấy yêu cầu tôi phải chịu mổ đầu, nhưng tôi quyết định không mổ và yêu cầu Chief of Neurology (Trưởng khoa Thần Kinh) duyệt film lại, vì theo tôi tự thấy chẳng có chóng mặt, nhức đầu hay Nausea (buồn nôn) gì hết và ăn ngủ bình thường tại sao phải mổ?.

Sau nửa giờ, ông BS mổ đầu cho tôi biết là Sorry of wrong informations, nên không có mổ.

Kính quý vị, BS là thầy trị bịnh, còn người nhận định bịnh và suy xét để quyết định chính là bịnh nhân. Nếu bịnh nhân không biết gì hết mà để BV toàn quyền, có thể tai hại vô cùng.

Kính.

Nguyễn Minh Châu

Theo như thơ anh Nguyễn Minh Châu, thì một sự sai lầm chuyên môn như vậy có thể xẩy ra đối với bác sĩ và bệnh viện ở Mỹ một cách rộng rãi được không?

Theo cơ quan Food and Drug Administration thống kê, thì ở Mỹ, mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong ngành Y Tế ở Mỹ.

What a shame for such an understatement của cơ quan FDA mà tôi cho là một trong những cơ quan bất tài và mâu thuẫn nhất trong chính phủ Mỹ. Họ nhiều khi chỉ trong thời gian một năm có thể đổi ngược quyết định 180 độ.

Tuy vậy họ cũng phải thừa nhận là trên nước Mỹ, hàng năm có 1 triệu ba trăm ngàn (1,300,000) ngàn người dân Mỹ bị tổn thương bởi lỗi lầm của BS/ Bệnh viện/ Dược sĩ/ Dược phòng.

Về con số tử vong do các thực thể vừa kể gây, không phải chỉ có mỗi ngày một người bị chết vì lỗi lầm Y Tế, mà thực ra mỗi năm có tới 7 trăm tám mươi ngàn (780,000) người Mỹ bị chết do lỗi lầm Y Tế gây ra. Cần biết, số người Mỹ tử nạn trong tai nạn xe cộ ở Mỹ chỉ độ 45,000 người một năm nghĩa là 1 phần 17 (1/17) của con số trên đây. Có người đã gọi cái thảm trạng này là "the American Unspoken Holocaust".

Tôi dám mạnh miệng nói sự thật mà không sợ bị gắn cho là có ác cảm với ngành Y Tế Mỹ vì chính tôi là một thành viên của ngành này. Cần nói ngay, là thực sự ra, mặc dầu những thiếu sót, xấu xa trong ngành Y Tế Mỹ, ngành này vẫn là ngành đứng đầu thế giới về mức độ tân tiến và hữu hiệu. Tuy nhiên vẫn cần nói cái mặt trái của nó vì "có sống trong chăn, thì mới biết chăn có rận".

Nói như vậy có mâu thuẫn không? Am I speaking from both corners of my mouth?. Dạ thưa không. Chúng ta phải nhớ là không có nước nào đoạt được nhiều giải Nobel Prize về Y Tế như nước Mỹ. Nói về số khoảng 1% giới Khoa học gia và Nghiên cứu, kể cả Y Tế, ở Mỹ thì họ thuộc thành phần lỗi lạc hàng đầu thế giới khó ai bì kịp.

Tuy nhiên, giới chuyên môn ngành Y Tế còn lại thì thật đa dạng. Một số khoảng 40 % thuộc loại giỏi, 20 % thuộc loại khá. Tôi nói không sợ nói ngoa là phần 30 % còn lại thuộc loại tầm thường tới hoàn toàn bất tài. Họ không thuộc bài vở, định bệnh nhờ phần lớn vào thử nghiệm và trang bị tối tân.

1.1.3  Bác Sĩ Mỹ rất Trịch Thượng (Arrogant), không có Nhiệt Tình (Compassion)

Lại thêm một vấn đề nữa của giới Bác Sĩ Mỹ là Trịch Thượng (Arrogant), không có Nhiệt Tình (Compassion) với bệnh nhân, mà chỉ quan tâm làm càng nhiều tiền càng tốt. Có một anh Bác sĩ về tim ở đây chỉ hai ba năm hành nghề đã kiếm cả chục triệu. Bạn hỏi sao mà dữ vậy?

Cho bạn một ví dụ, như bác sĩ sau đây: thân chủ nào mới tới (trong đó có tôi), anh khám qua loa, rồi nói là phải làm cath (soi tim). Một ngày anh làm từ 2 tới 4 cái, mỗi cái anh tính 4,000 dollars (cho riêng anh, không kể tiền bệnh viện). Trung bình chỉ heart cath thôi anh đã kiếm 12 tới 16 ngàn dollars một ngày (dĩ nhiên tôi từ chối không làm cath với anh ta). Một năm chỉ cath không anh ta đã kiếm trên 3 triệu rưỡi. Tôi đã nói thẳng vào mặt tay này khi anh ta lên tiếng dạy đời với tôi là tôi "sai lầm" khi tôi không chịu làm cath với anh ta: "I am not interested in doing anything with a damn money grabber like you!".

Nói một chuyện thật xảy ra cho người bạn đường yêu mến của tôi. Bạn biết cách đây hơn 6 năm, Lucie bị Breast Cancer (Ung Thư Ngực). Tôi mang cô ấy tới một bác sĩ chuyên về Ung Thư (Oncologist). Sau khi định bệnh ung thư được xác nhận và đã giải phẫu bởi một surgeon, bạn tôi, Lucie đến cùng tôi gặp bác sĩ này để làm Chemotherapy (Hóa Trị).

 Anh ta nói phủ đầu với tôi ngay là anh biết tôi là bác sĩ nhưng anh không muốn bàn nhiều vì anh là bác sĩ chuyên môn ngành này và tôi là bác sĩ Thần Kinh nên chẳng biết gì. Tôi nóng máu hết sức, chẳng cần lịch sự gì cả, bèn nói với anh ta : "Excuse me Dr P. Let's cut out this BS (bullsh..). This lady is not a simple patient. SHE IS MY WIFE. AND I WILL HAVE THE LAST SAY ABOUT HOW HER TREAMENT IS GOING TO BE CONDUCTED". Dĩ nhiên sau cùng anh ta đã đồng ý hoàn toàn với Treatment Protocol mà tôi đưa ra (he made 100,000 dollars out of this treatment). 

Hơn một năm sau điều trị và thường thì Lucie tái khám 3 tháng một lần, cũng cái anh chàng này đã order Full Body Bone Scan cho Lucie. Sau đó, anh ta gọi vợ chồng tôi lại loan báo là dựa vào Bone Scan thì bà xã tôi đã bị cancer trở lại. Tôi bực quá nói thẳng vào mặt anh ta (anh chàng này sau này không dám cãi tôi, sau khi biết tôi là giáo sư của nhiều đại học ở Texas và đã là giám đốc của tất cả 4 bệnh viên thần kinh trong vùng) là làm gì có cái việc định bệnh Cancer Relapse (Ung Thư Tái Phát) chỉ dựa vào Bone Scan (Chụp Cắt Lớp Xương) . Anh ta nhất định là Lucie phải điều trị ngay bằng Hevastin, một phương thuốc được quảng cáo rầm rộ về mức độ công hiệu (debatable) cho Breast Cancer, nhưng có điều chắc là có thể gây tử vong bất ngờ.

Tôi không chấp nhận lời đề nghị của anh BS P. này mà đưa bà xã tôi đi Harrington Cancer Center. Sau mọi thử nghiệm cần thiết nó kết luận là Lucie không hề bị Cancer Relapse. Và dĩ nhiên là kết luận đó đúng vì Lucie vẫn còn ở với tôi cho tới ngày nay để làm bà xếp oai hùng của tôi. (Anh chàng BS này sau này không biết bị ai khiếu nại mà bị Board Restrict License, không cho làm Oncology (điều trị ung thư) nữa.

1.1.4 Bịnh Panic Disorder (Rối Loạn Tâm Lý) và bị phổi có vết nám - BS Mỹ nghi là Cancer 

Một việc nhỏ nữa. Tôi có một bệnh nhân bị Panic Disorder (Rối Loạn Tâm Lý) khám tôi định kỳ từ 20 năm nay. Gần đây anh càng ngày càng khó thở. Anh cho tôi xem kết quả chụp phổi (nhiều procedures) và nói với tôi là anh đã đi nhiều bác sĩ và không ai giải thích được tại sao anh lại có vết Nám (Hilar Mass) trong phổi và increased density on the lungs X rays. Anh ta đến tôi nói là tuy biết tôi là bác sĩ Thần Kinh, nhưng ở đây nhiều người biết tôi có kiến thức nhiều về Nội Khoa nên muốn xin ý kiến của tôi. Tôi nhận ra là anh ta trên hình phổi có signs of Interstitial Infiltration/ Pneumonia và có một Hilar Mass. Tôi nói với anh ta là anh nên đi trở lại bác sĩ phổi của anh ta (a certain doctor named Polk) nói là tôi nghi anh ta bị Fungal Infection và signs of Idiopathic Pulmonary Fibrosis.

Anh ta trở lại nói với BS Polk lời gợi ý của tôi, Ông này bèn phán một câu xanh rờn đầy miệt thị: "I do not take advice from psychiatrists". Bệnh nhân của tôi trở lại báo cáo với tôi lời ông Polk. Tôi bực quá (cái tính nóng tưởng đã chừa, nhưng chưa dứt hẳn) tôi nói với anh ta: "it does not take a rocket scientist to figure it out. If he cannot, he better goes back to school".

Và tôi giải thích cho anh là các thử nghiệm đã rule out cancer, TB test của anh negative. Ngoài ra cái dạng Opacity không giống một remnant của Primo Infection. Anh có triệu chứng của Interstitial Infiltration. Dựa vào đó mà nói thì Amarillo ở vùng nông nghiệp nên khả năng bị nấm Aspergillus Candidus cao hơn.

Nhưng vì anh làm nghề plumber nên hay phải vật lộn với cống rãnh nên tôi nghi hơn nhiều anh bị một loại nấm (Fungus) hiếm nhưng thường thấy trong cống rãnh là Bradyrhizobium Japonicum. Anh bệnh nhân của tôi trở lại nói với BS Polk. Ông ta vẫn ngoan cố không chấp nhận và nói rằng : "he did not know what this Dr Nguyen is talking about". Anh bệnh nhân đi sang clinic của trường Đạì Học Y Khoa ở đây (chi nhánh của Texas Tech University, nơi tôi từng là giáo sư) cũng chẳng ai biết cái anh chàng BS "khùng" Vi Sơn này nói gì. Sau cùng một BS chịu làm thử nghiệm và gởi cho Pathology Lab để kiểm chứng kết quả. Results là anh chàng này bị loại nấm Bradyrhizobium Japonicum đúng như tôi đã tiên đoán.

Anh này hỏi khắp nơi mới biết ở University of Texas, Medical Branch ở Galveston, nơi chị BS Hoàng Kim Khánh làm , có một BS nổi tiếng chuyên về bệnh Phổi (Pulmonologist). Anh tới khám ông. Ông này sau khi làm nhiều thử nghiệm cũng xác nhận là anh bệnh nhân bị nấm Bradyrhizobium Japonicum và Idiopathic Pulmonary Fibrosis.

Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed). Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thì luôn luôn kiếm second / third opinion. Vì trong giới Y Tế Mỹ cũng có nhiều lang băm /crooks lắm. Với tư cách một cựu giáo sư Đại Học Y Khoa Mỹ, tôi đóng góp ý kiến để cảnh giác thân hữu vì đây không phải là một lời bàn tầm phào để nói xấu một tầng lớp nghề nghiệp nào.


1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...