1./ Tàu vũ trụ của hãng SpaceX mang nhiều mẫu vật không gian về Trái Đất
Tàu
vũ trụ Dragon của công ty thám hiểm không gian SpaceX sẽ rời Trạm Vũ
trụ quốc tế (ISS) trong ngày 29/6 tới, mang theo nhiều phần cứng và mẫu
vật từ vũ trụ về Trái Đất để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, theo
thông báo của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ).
Cụ
thể, theo NASA, tàu vũ trụ Dragon sẽ rời khỏi ISS vào lúc 12h05 ngày
29/6 (theo giờ miền Đông nước Mỹ) và sẽ hạ cánh xuống vùng biển phía
Đông Nam bang Florida (Mỹ) vào khoảng 2h30 sáng 30/6.
Dự
kiến, tàu Dragon sẽ mang về Trái Đất hơn 1.600 kg vật tư và các thí
nghiệm khoa học được thiết kế để tận dụng môi trường vi trọng lực của
trạm vũ trụ.
Tàu
vũ trụ Dragon được phóng lên quỹ đạo vào ngày 5/6 từ Trung tâm Vũ
trụ Kennedy của NASA ở Florida (Mỹ). Đây là hoạt động dịch vụ tiếp
tế thương mại thứ 28 theo hợp đồng giữa SpaceX và NASA. Tàu cập bến
ISS vào ngày 6/6, mang theo hơn với hơn 3,5 tấn hàng hóa.
Trong
nhiệm vụ tiếp tế lần này, tàu đưa lên ISS nhiều thiết bị hỗ trợ
nghiên cứu khoa học, vật tư và phần cứng cho phi hành đoàn của Mỹ
đang làm việc tại đây. Trong số này có cả những tấm pin năng lượng Mặt
Trời. Theo NASA, sau khi được lắp đặt, các tấm pin này sẽ cải
thiện công suất sản xuất năng lượng của ISS.
2./Máy tính có thể thực hiện 2 tỷ tỷ phép tính/giây sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay
Máy
tính Aurora của Mỹ được lắp ráp thành công và sẽ đi vào hoạt động cuối
năm 2023. Được biết, công cụ này có thể thực hiện 2 tỷ tỷ phép
tính/giây.
Việc lắp
đặt máy phiến điện toán thứ 10.624 và cũng là phiến cuối cùng của Aurora
đánh dấu cột mốc quan trọng đối với siêu máy tính cấp exascale
(exascale là khả năng xử lý ít nhất một exaflops của hệ thống máy tính,
tức một tỷ tỷ phép tính mỗi giây) tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne
thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (DOE).
Sau
nhiều năm hoạch định và nghiên cứu, hệ thống giờ đây bao gồm tất cả
phần cứng có thể biến nó thành một trong những siêu máy tính mạnh nhất
thế giới khi dùng cho hoạt động khoa học. Được chế tạo bởi công ty Intel
và Hewlett Packard Enterprise (HPE), Aurora có khả năng cung cấp khả
năng tính toán hơn hai exaflops (hơn 2 tỷ tỷ phép tính trong một giây).
Nhóm
chế tạo Aurora xây dựng hệ thống từng phần trong 1,5 năm, lắp đặt các
phiến điện toán và nhiều bộ phận khác vận chuyển tới cơ sở Argonne
Leadership Computing Facility (ALCF) của DOE từ tháng 11/2021, theo
Susan Coghlan, giám đốc dự án Aurora ở ALCF. “Dù vẫn còn nhiều việc cần
làm trước khi triển khai hệ thống cho cộng đồng khoa học trên khắp thế
giới, chúng tôi vô cùng phấn khởi khi lắp đặt xong phần cứng cuối cùng”,
Coghlan cho hay.
Là
bộ phận cốt lõi của hệ thống, phiến điện toán của Aurora là những khối
hình chữ nhật chứa bộ xử lý, bộ nhớ, kết nối mạng và công nghệ làm mát.
Năng lực tính toán của cỗ máy đến từ bộ xử lý trung tâm (CPU) và bộ xử
lý đồ họa (GPU) của Intel. Mỗi phiến điện toán trang bị hai bộ xử lý
Intel Xeon CPU Max Series và 6 bộ xử lý Intel Data Center GPU Max
Series.
Do mỗi phiến điện toán nặng gần 32 kg,
nhóm chế tạo cần một cỗ máy chuyên dụng để lắp đặt chúng chính xác theo
chiều dọc trên giá đỡ lớn cỡ chiếc tủ lạnh của Aurora. Siêu máy tính
này có tổng cộng 166 giá đỡ, mỗi giá đỡ chứa 64 phiến điện toán. Các giá
đỡ xếp thành 8 dãy, chiếm diện tích bằng hai sân bóng rổ chuyên nghiệp ở
trung tâm dữ liệu ALCF.
bài rất hay
Trả lờiXóa