Thứ Hai, 19 tháng 6, 2023

Cuộc sống kinh hoàng của các chủ trang trại ở biên giới Mỷ

 Bị tấn công, bị chửi bới, phải dọn rác và những xác chết

Theo Gary Bai - The Epoch Times (Xuân Hoa dịch thuật )

Kế sinh nhai của các chủ trang trại dọc theo biên giới ở phía 
nam Texas (Mỹ) đang bị hủy hoại bởi những người nhập cư 
bất hợp pháp. 
Số lượng lớn những người này tràn vào trang trại của họ, tấn 
công và đe dọa họ, đánh những chú chó của họ, phá hàng rào, 
phá hủy đường ống nước và đột nhập vào nhà ở của họ.

Một số chủ trang trại đành phải đưa gia đình rời đi, trong khi ngày càng 
nhiều nhân viên quản lý trong trang trại xin nghỉ việc.

Những xác chết

Một chủ trang trại đã tìm thấy 17 xác chết trong khu đất của ông từ đầu
 năm đến nay, và 3 lần trong số đó ông ấy đi cùng con nhỏ.

"Làm thế nào tôi có thể giải thích cho một đứa trẻ về những gì một xác
 chết đang làm ở đó, đang thối rữa và chỉ nằm ở đó?", chủ trang trại và
 nhà sinh vật học hoang dã Ben Binnion nói trước Ủy ban Thượng viện 
Texas về An ninh Biên giới ở Eagle Pass, Texas.

“Các con tôi không cần phải chứng kiến những điều đó, đặc biệt là trên
 khu đất riêng”.

Ông Binnion quản lý một trang trại rộng khoảng 150.000 mẫu Anh (607 km2), chủ yếu được sử dụng để phục vụ săn bắn giải trí, nằm ở hạt 
Maverick (Texas), cách biên giới Mỹ - Mexico 10 dặm (16 km).

Hạt Maverick và Hạt Kinney thuộc Tiu bang Texas (Mỹ) có chung biên 
giới với Mexico. (Ảnh: The Epoch Times)

Ông Binnion cho biết, cách đây 9 năm, khi ông mới đến trang trại này, 
Đội Tuần tra Biên giới đã bắt giữ 37 người nhập cư bất hợp pháp trên 
khu đất của ông trong năm đó. Hiện tại, thông qua camera do chính 
ông lắp đặt, trung bình mỗi đêm ông nhìn thấy khoảng 200 người 
nhập cư bất hợp pháp đột nhập vào trang trại.

“Họ phá hoại hàng rào [quanh trang trại]. Tôi đã phải thuê một nhân 
viên toàn thời gian dành 40 giờ mỗi tuần để sửa chữa hàng rào và 
nhặt rác”, ông Binnion nói.
Những người nhập cư bất hợp pháp băng qua sông Rio Grande, đi bộ dọc
 theo đường dây kẽm gai ở Eagle Pass (Texas). 
(Ảnh: ALLISON DINNER / AFP qua Getty Images)

Vùng đất tiếp giáp giữa Mỹ và Mexico đã trở thành biên giới "chết chóc"
 nhất thế giới, theo một nghiên cứu gần đây của Liên Hợp Quốc.

Ông Binnion cũng lắp thêm camera an ninh và cửa chớp tại các ngôi 
nhà trong trang trại để đề phòng bị đột nhập. Tuy vậy, “các ngôi nhà 
[vẫn] không an toàn, chúng tôi phải để cửa mở vì nếu không họ sẽ 
phá cửa sổ để vào. Chúng bị đột nhập ít nhất một lần một tuần”.

“Tôi phải đã chuyển vợ và các con của mình ra khỏi trang trại vì lý do
 an toàn. Tôi không muốn đặt họ vào tình thế nguy hiểm”, 
ông Binnion cho biết.

Người chủ trang trại này tiết lộ thêm rằng thiệt hại tài chính là khó 
ước tính, nhưng ông đã mất khoảng 300.000 USD tính từ đầu năm 
cho đến nay cho việc khắc phục thiệt hại. Và đó chỉ là sửa chữa một
 cách sơ sài, nếu thay thế mọi thứ bị hỏng, số tiền có thể lên tới hơn
 800.000 USD.

“Chúng tôi thực sự đang xem xét việc thuê thêm nhân viên an ninh 
cho mùa săn bắn để khách đi săn cảm thấy an toàn hơn”.

Cuộc sống kinh hoàng của các chủ trang trại ở biên giới Mỹ: Bị tấn công, bị chửi bới, phải dọn rác và những xác chết
Các chủ trang trại đến từ miền nam Texas làm chứng trong phiên điều 
trần tại Thượng viện Texas về an ninh biên giới, ở Eagle Pass, Texas. 
(Ảnh: Charlotte Cuthbertson / The Epoch Times)

Nạn buôn người

Hiện tại, các chủ trang trại ở khu vực biên giới Mỹ không còn thường 
xuyên tìm đến Đội Tuần tra Biên giới để nhờ giúp đỡ nữa. 
Các nhân viên biên giới đã quá tải với việc xử lý các nhóm lớn người 
nhập cư bất hợp pháp. Cứu cánh chủ yếu của các chủ trang trại hiện
 nay là đội ngũ cảnh sát bang Texas, những người mà Thống đốc 
Greg Abbott đã triển khai tới các khu vực biên giới để giúp đỡ họ một 
phần nào đó trước dòng người đang không ngừng băng qua biên giới 
để vào nước Mỹ.

Gia đình ông Christopher Roswell đã sở hữu đất đai ở hạt Maverick qua 
nhiều thế hệ và bản thân ông đã sống ở đó 26 năm.

“Những gì tôi chứng kiến trong 2 năm qua thật là hoàn toàn điên rồ. 

Vấn đề an toàn đã trở thành mối quan tâm lớn. Vợ tôi, các con tôi, 
nhân viên của chúng tôi và bản thân tôi phải mang theo một khẩu
 súng lục ở mọi nơi chúng tôi đến trong trang trại”, ông nói trong 
phiên điều trần tại Eagle Pass.

“Chúng tôi bị chửi bới, bị đe dọa, bị ném đá và gậy gộc vào người. 
Những chú chó của chúng tôi đã nhiều lần bị đánh đập bởi những kẻ 
nhập cư bất hợp pháp. Trong quá khứ, những vấn đề này không hề 
tồn tại”.

Ông Roswell gần đây đã phải chuyển gia đình ra khỏi trang trại do
 lo ngại về an toàn.

Cũng như nhiều chủ trang trại ở khu vực phía nam Texas này, thu 
nhập chính của ông Roswell đến từ dịch vụ săn bắn giải trí. Một số 
thợ săn sẵn sàng trả hàng chục nghìn USD cho dịch vụ săn bắn thú
 bản địa.

Điều đó có nghĩa là các chủ trang trại phải dựa vào hệ thống hàng rào
 cao để giữ các con thú trong trang trại của họ và đặc biệt là không 
để chúng thoát ra đường cao tốc. Họ sẽ chịu trách nhiệm pháp lý nếu 
một con thú nào đó trốn thoát và gây thương tích.

Ông Roswell cho biết hàng rào của ông phía gần đường cao tốc đã 
"hoàn toàn bị phá hủy" do bị cắt và bị ô-tô đè qua vô số lần.

“Tất cả các trại săn bắn của tôi đều bị phá hoại. Trụ sở chính của chúng
 tôi bị đột nhập. Họ băng qua hơn một nửa số cổng gần đường cao tốc.
 Ba cổng điện đã bị phá hủy. Hầu hết các lều đi săn bị phá hoại:
 cửa sổ và cửa ra vào bị hỏng, một chiếc bị cháy, một số được dùng làm phòng tắm”, ông Roswell nói. Tất cả những người nhập cư bất hợp pháp
 đều mang theo dao và đi theo nhóm.

“[Tôi nhớ về] lần đầu tiên trong đời, tôi nhận được cuộc điện thoại hỏi
 rằng liệu có an toàn để đi săn không. Vô số cuộc đi săn đã bị hủy bởi 
những kẻ nhập cư bất hợp pháp. Những người thợ săn bị họ đe dọa. 
Sinh kế của tôi cũng bị đe dọa.

“Đó không chỉ là những thiệt hại mà chúng tôi phải đối mặt, đó còn là 
nạn buôn người. Trong năm ngoái, chúng tôi tìm thấy 6 người nhập cư
 bất hợp pháp đã chết. 
Tôi đã giúp nhiều phụ nữ và đàn ông bị đánh đập, bị hãm hiếp và bị bỏ
 rơi bởi các nhóm của họ".

“Mùa đông vừa qua, chúng tôi đã tìm thấy một bé gái 8 tuổi. Bé bị lạc
 một mình trong suốt 3 ngày vì bị bỏ rơi bởi nhóm buôn người”.

Ông Roswell kêu gọi mọi người hãy thử nghĩ về điều tương tự nếu chúng
 xảy ra trên khu đất của chính họ.

“Hãy tưởng tượng những đứa con của bạn hoặc những đứa cháu của
 bạn đang chơi trên những khu đất đó. Đó là những gì chúng tôi đang 
sống qua mỗi tuần”, ông nói.

“Chiếc xe tải của trang trại chúng tôi đã bị lấy cắp. Số lượng rác trên
 khu đất ở mức đáng kinh ngạc. Chúng tôi ước tính có hàng tấn ba lô, 
chai lọ và túi rác. Khoảng 200.000 gallon nước bị lãng phí và bị đổ
 ra đất".

“Tất cả những thiệt hại này trong 2 năm qua đã lên tới hơn 200.000 USD. 
Và đó là chưa tính đến chi phí xây dựng lại hàng rào. Tại sao tôi phải chịu những tốn kém này?”.

 Hiện trường một vụ tai nạn ở hạt Kinney, Texas. Chiếc xe gặp nạn là chiếc  xe bị đánh cắp. (Ảnh: Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Kinney)

Hạt Maverick có 88 dặm (141 km) đường biên giới với Mexico, được phân
 tách bởi sông Rio Grande. Đây là một trong những nơi có tỷ lệ “gotaways” cao nhất - lên đến 10.000 người mỗi tháng - trong tất cả 31 hạt của Mỹ 
có biên giới giáp với Mexico. “Gotaways” là thuật ngữ chỉ những người
 nhập cư bất hợp pháp đã bị Đội Tuần tra Biên giới phát hiện (qua camera 
và những công cụ giám sát khác) nhưng không bị bắt giữ.

Nhiều người nhập cư bất hợp pháp đi ngang qua khu vực này đang cố 
gắng trốn tránh cơ quan thực thi pháp luật bởi vì họ là tội phạm, đã từng
 bị trục xuất trước đó hoặc họ biết mình sẽ không được nhập cảnh hợp 
pháp.

Đó là trường hợp của một người đàn ông Colombia được chở lậu trên một chiếc xe hướng đến San Antonio (Texas) sau khi ông này thành công đi 
qua hạt Maverick. Người đàn ông cùng với 5 người nhập cư bất hợp pháp
 khác đã bị chặn lại ở hạt Kinney và bị bắt. Sau khi bắt giữ 6 người, Đội 
Tuần tra Biên giới phát hiện rằng người Colombia này đang bị truy nã ở 
Mỹ vì tội tình dục trẻ em.

 

1 nhận xét:

NỖI NHỚ MUỘN MÀNG - Thơ Ngoc Anh Nguoideplongyen

T ranh Hứa Xuân Trường   NỖI NHỚ MUỘN MÀNG   Hè ở đây vẫn ngày nồng đêm lạnh Nhớ quê nhà mùa bão tố chưa qua Nhớ dòng sông nước chảy những c...