Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Bí mật của những ‘cỗ quan tài’ bị bỏ quên tại cảng Chùa Vẽ ( Hải Phòng)




Sau nhiều ngày thâm nhập vào khu cảng Chùa Vẽ, với lưu lượng hàng trăm container đổ về, cũng như rời đi mỗi ngày, chúng tôi đã biết phần nào về những bí ẩn nơi đây.
Chứng kiến cảnh người già, trẻ nhỏ tại tổ dân phố Phú Xá 3 (phường Đông Hải I, Hải An, TP.Hải Phòng) ngày đêm phải đeo khẩu trang trong nhiều năm ròng, PV đã vào cuộc tìm hiểu cội nguồn mùi xú uế đang hàng ngày “bức tử” người dân nơi đây. Sau nhiều ngày thâm nhập vào khu cảng Chùa Vẽ, với lưu lượng hàng trăm container đổ về, cũng như rời đi mỗi ngày, chúng tôi đã biết phần nào về những bí ẩn đang nằm trong các container nằm “chết” và được không ít người vì là những “cỗ quan tài” được kẹp chì này.
Lời cảnh báo rợn người
Một ngày cuối tháng 3, tiết trời đất Cảng se lạnh, cả đoàn nổi hứng bốc máy gọi điện cho T. vốn là tài xế chuyên lái xe container lâu năm kiếm quán nướng ngồi quây quần làm vài chén rượu với đĩa nầm, lòng, chân gà… nướng thơm phức.
Thế nhưng, chúng tôi bị từ chối một cách thẳng thừng, bởi theo anh giải thích, những mặt hàng này rất bẩn, có khi lưu cữu hàng năm trời trong các “công lạnh”.
Bi mat cua nhung 'co quan tai' bi bo quen tai cang Chua Ve - Anh 1
Cảng Chùa Vẽ với hàng trăm công “hàng lạnh”, “hàng nóng” lưu trú.

Tưởng chỉ trêu đùa, chúng tôi vẫn ép T. vốn là dân gốc đất Cảng vào một quán chuyên đồ nướng có tiếng nằm trong trung tâm TP.Hải Phòng. Thế nhưng, từ lúc đến cho đến lúc rời quán, anh bạn tôi tuyệt nhiên không đụng đũa vào bất kỳ món đồ nào gọi ra. Thấy lạ, tôi quyết hỏi lý do, anh thì thầm: “Mai ông theo tôi vào cảng Chùa Vẽ nhé. Rồi xem sau ông có dám ăn không?”.
Lấy làm tò mò, cả nhóm hào hứng lên lịch. Sáng sớm hôm sau, anh bạn gọi điện đón đoàn khá sớm. Sau khi ăn bát bánh đa cua trên đường Lạch Chay(quận Ngô Quyền), tôi và anh lên đường tiến về nơi cảng Chùa Vẽ tọa lạc.
Xe vừa lăn bánh, anh hỏi tôi: “Ông có biết vụ bắt mấy container xuất lậu chân gà, dạ dầy lợn bị Hải quan Lạng Sơn bắt cách đây vài năm không. Hàng chục tấn chân gà, dạ dày lớn có nguồn gốc từ châu Âu đấy… Toàn xe biển Hải Phòng chở thôi”.
Thấy tôi còn lơ ngơ, T. giải thích, hàng đó núp dưới danh nghĩa hàng tạm nhập tái xuất, xuất hàng ở cửa khẩu khác, song xe tập kết ở Chi Ma, chờ cơ hội phá kẹp chì mang lậu sang biên giới.
“Thử hỏi hành trình chân gà, thịt bò, dạ dày, nầm lợn… đi từ châu Âu đến mình mất bao lâu? Rồi nằm ở cảng bao lâu để chờ giấy, rồi đi sang Trung Quốc, lại quay về biên giới Việt Nam mất bao lâu?”, T. nói.
Cũng theo bật mí, không ít lần anh được thuê vận chuyển mặt hàng này trong giai đoạn phân hủy, bốc mùi hôi thối, tiết ra chất nhớt, ngồi trên cabin xe mà mùi vẫn nồng nặc.
“Có chuyến tôi chuyển nầm lợn, khi giao mới biết hàng đã chuyển sang màu xanh, tiết ra chất nhớt nhìn đến hãi. Phần lớn nội tạng động vật này đều được đóng trong các thùng xốp, sau đó xuất sang Trung Quốc” rồi lại quay về Việt Nam.
“Chẳng biết họ “phù phép” thế nào, nhưng khi quay ngược đầu về Việt Nam, đến tay người tiêu dùng thì chúng trông khá bắt mắt. Sau khi được chuyển qua biên giới, số nội tạng động vật này sẽ được tập kết và vận chuyển về một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh… Từ đây, số hàng này sẽ được chuyển vào Thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh bằng ôtô hoặc xe máy đựng trong thùng xốp”, T. nói.
Đang miên man câu chuyện về mặt hàng đông lạnh, xe chúng tôi cập cảng Chùa Vẽ. Vốn đã quen mặt anh bạn tôi, nên sau vài phút trao đổi với lực lượng cắm chốt tại cổng, tôi được đưa vào trong bãi chất ngất container.
Dẫn tôi đi một vòng quanh các khu vực, anh cho biết, đây là một trong những cảng lớn nhất tại Hải Phòng. Lượng hàng về đây hàng tháng khá lớn.
Trong dãy những công được các chủ hàng thuê lưu trú tại đây, chúng tôi đặc biệt chú ý tới dãy công xếp phía góc trong cùng của Cảng. Khác với dãy “công nóng” được xếp vuông vức, những thùng “công lạnh” này nhìn có vẻ cũ kỹ và hoen ố.
Tiến lại gần, một mùi hôi tanh nồng nặc từ phía những thùng lớn này bốc ra khiến không chỉ tôi mà cả anh bạn đi cùng cũng phải lắc đầu, bịt mũi.
Từ nội tạng đến… ngà voi
Không để tôi kịp hỏi, anh bạn cho biết: “Hàng lạnh” đấy, chủ yếu là chân gà, nội tạng lợn, thịt bò nhập về đấy. Nhiều công lưu trú ở đây cả năm. Có nhiều công hàng bị các chủ hàng bỏ lại, rồi có nhiều công hàng vô chủ”.
Nhìn ánh mắt ngao ngán của tôi khi chứng kiến những công hàng có khi bị bỏ quên hàng năm trời, T. cười tếu táo: “Hàng chân gà, nầm nướng, hôm qua ông vừa ăn đó”.
Đang định thắc mắc làm sao để biết những mặt hàng trong công là hàng chân gà, nội tạng, anh cho hay, rất khó biết trong đó chính xác là mặt hàng gì. “Chỉ hải quan với chủ hàng biết được. Cánh tài xế nhận lệnh là lấy đưa đi thôi. Qua biên, giao hàng, chủ đầu bên Trung Quốc kiểm tra mới biết đó là “hàng lạnh” hay “hàng nóng”.
Để tôi hiểu hơn về sự bí hiểm, và mức độ khó kiểm soát các mặt hàng trong các loại container, anh nói: “Nhiều đường dây buôn lậu đã lợi dụng mặt hàng tạm nhập tái xuất để vận chuyển những mặt hàng cấm.
Cách đây chưa lâu, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng (thuộc cục Hải quan Hải Phòng), trong khi kiểm tra chiếc container 20 feet đựng 326 bao vỏ ốc viền vàng, vỏ ốc bút đã qua xử lý sấy khô (nặng 16 tấn) với giá trị trên 1.700 USD đã phát hiện gần 160 bao có chứa ngà voi được cưa nhỏ thành nhiều khúc, buộc chặt bằng bao tải rồi mới đóng vào giữa bao vỏ ốc”.
Cách đó mới chỉ vài tháng, đội Kiểm soát Hải quan (cục Hải quan Hải Phòng) cũng mở một container hàng loại 40 feet ở cảng Chùa Vẽ thu giữ 511kg ngà voi.
Bi mat cua nhung 'co quan tai' bi bo quen tai cang Chua Ve - Anh 3
Một vụ vận chuyển hàng nội tạng không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Rồi có đợt, phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP. Hải Phòng), phối hợp với cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49, bộ Công an) và cục Hải quan TP.Hải Phòng kiểm tra lô hàng hạt lạc vận chuyển từ Nigeria về Việt Nam qua cảng Hải Phòng có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Theo vận đơn thì lô hàng gồm 4 container loại 20 feet chứa hạt lạc, chuyển từ Nigeria, cập vào Tân Cảng (Hải Phòng).
Quá trình kiểm tra, lượng chức năng phát hiện nhiều bao đựng ngà voi trọng lượng khoảng một tấn, được giấu ở giữa các bao đựng hạt lạc, nằm ở phía trong cùng của container. Ngà voi này là mặt hàng cấm buôn bán, vận chuyển theo Công ước quốc tế về buôn bán, vận chuyển các loại động, thực vật hoang dã (SITES).
Cũng theo giải thích của T., ngoài những loại công chứa hàng “nóng”, các hàng công “lạnh” về bãi, chủ yếu là hàng chân gà, nội tạng động vật, thịt bò…
Tùy từng loại hàng, giá lưu trú tại bến có thể lên đến trên 2 triệu đồng/công/ngày. Với những công hàng lạnh, ngoài tiền bến bãi, phải trả thêm khoản tiền điện không nhỏ.

Theo Người Đưa Tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SOI GƯƠNG - Lê Trung Ngân

  Soi Gương Hình như dù là ai đi nữa thì một ngày cũng soi gương ít nhất là một lần. Tôi cũng vậy, nhưng tôi có suy nghĩ riêng mình là: Soi ...