Xác ướp
đầu tiên đã được khai quật vào năm 1647, và không lâu sau đó hàng chục
xác ướp cổ đại tương tự đã được phát hiện trong khu nghĩa trang nhà thờ
của thị trấn.
Các nhà
khoa học đã thu thập được 42 xác ướp; nhưng sau khi một trận động đất
xảy ra khu vực này vào năm 1976, số lượng xác ướp đã giảm xuống chỉ còn
15.
Điều
khiến các xác ướp Venzone trở nên dị thường và khó hiểu là các thi thể
này chưa từng bị phân hủy. Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu những
xác ướp cổ đại này để xác định xem điều gì đã ngăn cản chúng không bị
phân hủy.
Các xác
ướp này đều có hình dạng giống nhau và đều cho thấy các đặc điểm dị
thường tương đồng khi giải phẫu. Các thi thể vẫn lưu giữ được hình dáng
bên ngoài và đặc điểm của chúng; tuy đã bị biến đổi rất nhiều, nhưng
chúng vẫn còn có thể được nhận ra.
Các xác
ướp này cực kỳ nhẹ, và các nhà nghiên cứu nhận thấy nước da của chúng có
màu vàng nâu nhạt, giống với da thuộc. Trọng lượng các xác ướp dao động
trong khoảng từ 10kg – 20kg đối với những cá nhân cao nhất.
Mọi việc
sớm trở nên rõ ràng rằng thi thể của những người này là các xác ướp
trong tự nhiên, nhưng nguyên nhân đằng sau tình trạng bảo quản của các
xác ướp Venzone vẫn còn là một điều bí ẩn.
Trong một bài viết của ông F. Savorgnan de Brazza, được dịch và đăng một phần trên tạp chí Literary Digest, ông tuyên bố rằng:
“Việc
bảo quản các xác chết có thể được tiến hành nhân tạo sử dụng các chất
hóa học, như với trường hợp của các xác ướp tại Ai Cập, Peru và Mexico.
Đôi lúc quá trình ướp xác diễn ra trong tự nhiên; một số lăng mộ và
nghĩa trang có các điều kiện tự nhiên thích hợp để bảo quản thi thể và
ướp xác, và tuy rằng không có quá nhiều, nhưng chúng không quá hiếm gặp
như người ta tưởng… Trong tất cả các trường hợp như vậy các thi thể được
phát hiện trong trạng thái sấy khô và ướp xác một cách tự nhiên, do vậy
sau khi được đưa ra khỏi lăng mộ chúng có thể chống chọi được vô thời
hạn với sức tàn phá của môi trường không khí.
Có
rất nhiều giả thuyết xoay quanh quá trình bảo quản các thi thể như vậy
trong lăng mộ Venzone. Một số người đã gán nguyên nhân cho sự hiện diện
của muối diêm (KNO3), muối nhôm (Al2O3),
hoặc vôi, nhưng không có loại muối nào như vậy bên trong các lăng mộ.
Các nghiên cứu mới đây đã cho thấy quá trình ướp xác không được dựa trên
phản ứng hóa học, mà nhờ vào một quá trình sinh học”.
Các khoa
học gia hiện đại đã có thể quy nguyên nhân đằng sau tình trạng xác ướp
này cho Hypha tombicina, một loại nấm ký sinh rất có thể đã liên tục khử
nước bên trong các thi thể trước khi chúng có thể bắt đầu quá trình
phân hủy. Loại nấm này đã được nhìn thấy xuất hiện trên một số bộ phận
thi thể cũng như mọc bên trên những chiếc quan tài bằng gỗ. Loại nấm này
mọc trên những ngôi mộ ở nhà thờ và có thể khử nước bên trong một thi
thể trong vòng 1 năm, làm lớp da quắt lại như một tấm giấy da dê.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hoài
nghi về việc nấm ký sinh Hypha có phải là nguyên nhân thực sự đằng sau
hiện tượng ướp xác.
Một số nhà khoa học cho rằng đá vôi
trong vùng đất xung quanh mới thực sự là thủ phạm. Sau đó, tập quán chôn
cất người chết trong nhà thờ đã bị cấm, khiến việc quan sát quá trình
ướp xác thi thể trong tự nhiên không thể được tiếp tục. Tuy rằng một số
giả thuyết đã được đưa ra cho cơ chế bảo quản các xác ướp, nhưng hiện
vẫn chưa có một kết luận cuối cùng về nguyên nhân thật sự đã chặn đứng
quá trình phân hủy; và những xác ướp tại Venzone vẫn còn là một bí ẩn cổ
đại chưa có lời giải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét