Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Quan chức TQ không thể tiếp tục ra rả về ‘đường chín đoạn’ (Từ Tuanvn )

Ý kiến chỉ ra, phán quyết vừa qua đã làm thay đổi mạnh mẽ những tranh luận về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là đối với các học giả và quan chức Trung Quốc.
Các biện pháp giải quyết tranh chấp được quy định theo Công ước Luật biển 1982, cùng các khuôn khổ pháp lý khác nên được xem là một biện pháp quan trọng (bên cạnh chính trị ngoại giao) để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải. Quan trọng hơn, khi một phán quyết đã được ban hành bởi những vị thẩm phán công tâm và có uy tín, nó nên được quốc gia là thành viên chấp hành. Đây là quan điểm được nhấn mạnh tại cả hai sự kiện khoa học quan trọng liên quan đến Biển Đông cuối tuần qua[1].
Tác động mạnh mẽ
Ngày 12/7 vừa qua, Tòa Trọng tài được thành lập theo đơn kiện của chính phủ
Philippines
đã ra phán quyết bao gồm 3 nhóm nội dung chính. Thứ nhất, Tòa bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử và tuyên bố chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc. Thứ hai, Tòa tuyên bố tất cả các thực thể trong quần đảo Trường Sa đều không đạt được quy chế pháp lý của một “hòn đảo”, nghĩa là không có thực thể nào được hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Thứ ba, Tòa xem xét các hành động của Trung Quốc không phải là các hoạt động quân sự và vi phạm nhiều điều khoản trong công ước UNCLOS, làm trầm trọng hơn các căng thẳng trên Biển Đông.

Biển Đông, Vụ kiện Biển Đông, Phulippines kiện Trung Quốc, Phán quyết Toà trọng tài, PCA, Đường lưỡi bò, Trường Sa, Hoàng Sa
Đường băng mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Các ý kiến chỉ ra, phán quyết này đã làm thay đổi mạnh mẽ những tranh luận về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là đối với các học giả và quan chức Trung Quốc. Họ không còn có quyền để lên tiếng chỉ trích các nước khác và tuyên bố về “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc trong vùng biển “đường chín đoạn”. Đường vẽ này đã hoàn toàn bị xóa khỏi bản đồ quốc tế.
Về lĩnh vực pháp lý, ThS. Phạm Ngọc Minh Trang, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH&NV, TP. HCM, cũng nhắc đến một số vụ kiện trong đó một quốc gia không tham dự và không tuân thủ phán quyết củan thủ phán quyết của Tòa.
Cách ứng xử của các quốc gia khi không tuân thủ phán quyết (đặc biệt là Trung Quốc) sẽ tạo một tiền lệ rất xấu cho chính quốc gia đó. Vì sau này, nếu Trung Quốc muốn kiện một quốc gia nào ra Tòa án quốc tế, thì nước bị kiện hoàn toàn có thể hành xử theo “kiểu Trung Quốc” và không tham dự phiên tòa, gây khó cho ch Tòa. Trường hợp vụ kiện Nicaragua với Mỹ là bên từ chối tham gia (1986) và gần đây nhất là vụ kiện giữa Hà Lan với Nga, Nga cũng đã hành xử hệt như Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, cuối cùng Nga vẫn tuâo Trung Quốc khi muốn được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế - ThS. Minh Trang phân tích.

Các vấn đề hợp tác Biển Đông sau vụ kiện
Điểm qua các xung đột chính liên quan đến việc khai thác, thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông (2007 ở Hoàng Sa, 2011 ở Trường Sa và 2012 ở vùng cửa Nam vịnh Bắc Bộ), học giả Kathrin Reed, nghiên cứu viên tại Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia, khẳng định các xung đột này chỉ là một bộ phận, không chiếm vai trò chủ đạo, cấu thành các tranh chấp trên Biển Đông như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu. Nói cách khác, xung đột Biển Đông không thể được diễn giải đơn lẻ bởi bất cứ yếu tố tài nguyên, thương mại, chủ quyền... mà phải có cách nhìn tổng thể khi nhận định. Nếu chỉ chú tâm tập trung vào một yếu tố trong đó, mà bỏ qua các yếu tố khác, dẫn đến những phương thức giải quyết đơn lẻ, sẽ không thể chấm dứt sự bất ổn hiện nay trên Biển Đông.
Học giả này nhận định, việc tập trung vào các mối quan hệ của các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc sẽ đồng nghĩa vừa thừa nhận và giữ nguyên phán quyết của PCA, lại vừa chống lại mong muốn dùng nó để đấu tranh với Trung Quốc. Trong khi đó, Đông Nam Á cần khẩn trương hơn làm việc với Hoa Kỳ và các đối tác khác - bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc - để thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc về giá trị ổn định mối của quan hệ của Trung Quốc với khu vực.
Tiến sĩ Felix Heiduk, từ Viện nghiên cứu Chính sách an ninh và Quốc tế của Đức, nhận định về tình thế lưỡng nan an ninh đang xuất hiện ở Biển Đông và sự gia tăng bất ổn cho tất cả các bên trên tất cả các lĩnh vực pháp lý, quân sự, ngoại giao và kinh tế. Vấn đề ngư nghiệp, quản lý đánh bắt cá và duy trì các ngư trường truyền thống có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế và an ninh lương thực của Trung Quốc nhưng lại ít được phổ biến trên truyền thông. TS. Felix cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết và quản trị các tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt sau phán quyết của Tòa Hague ngày 12/7.
Giải pháp đáng tin cậy cậy và thông minh sẽ được yêu cầu bởi tất cả các bên để ngăn chặn việc biến các xung đột cục bộ trở thành cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn cũng như ngăn chặn sự hiếu chiến từ các bên có yêu sách. Giải pháp này có sự hỗ trợ rộng rãi từ các quốc gia Đông Nam Á trước sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông, cũng như đối với sự hỗ trợ hiện tại của nước này và các đồng minh nhằm thúc đẩy giám sát hàng hải và khả năng phòng thủ của các bên tranh chấp như Philippines.

Trong các phiên thảo luận, học giả các nước đưa ra các đánh giá khác nhau về tác động chính sách phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS.
Các học giả cũng hướng đến xem vấn đề Biển Đông không phải “cuộc chơi có tổng bằng không (zero – sum – game)” mà hoàn toàn có thể mở rộng chiếc bánh cho mọi người. Phán quyết của Tòa Trọng tài thực sự đã có tác động tích cực đến tình hình khu vực, và dù cho tác động này không đồng đều cho tất cả các bên, nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông theo chiều hướng hòa bình, tạo ổn định và phát triển công bằng trong khu vực.
Trần Thắng
[1] Tọa đàm "Cập nhật tình hình Biển Đông 2016" do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia (CSS), Đại học KHXH&NV, TP.HCM phối hợp thực hiện và Hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982” do Trường Đại học Luật TPHCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quần Đảo KERGUELEN

  Hòn đảo xa xôi này là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ, tạm thời gồm khoảng 45 đến 100 người, chủ yếu là các nhà khoa học, quân nhân và...