FM974
Chuyện Thế
Giới Trong tuần
Thứ hai 18/07/2016
Ngồi
cùng một nhóm quân Farc (Lực lượng Quân Cách Mạng Colombia), trai có gái có, dưới bóng mát của một tàn
cây già rậm lá, Daniela, lắc đầu, thở dài “chưa thể tưởng tượng được là cuộc
đời cô sẽ ra sao, một khi không còn cây súng AK47 trong tay nữa”, từ ngày gia
nhập nhóm Farc, lực lượng quân du kích lớn và mạnh nhất trong số các nhóm loạn quân chống lại
chính quyền Colombia, hơn một thập niên qua, với cô, cây súng AK47 đã là người
bạn thân thiết, chưa hề rời nhau nửa bước.
Thỏa hiệp ngưng
bắn, chấm dứt cuộc chiến suốt hơn nửa thế kỷ qua, giữa quân Farc và chính phủ
Juan Manual Santos đã xong, hai bên đồng ý thi hành đúng đắn những gì thỏa
thuận, nhất là việc buông súng của quân Farc trong đó có Daniela, trở lại đời
sống thường dân. Daniela, và cây súng tiểu liên đặt nằm gọn trên cái bàn cây
lồi lõm, tại khu đồn trú giữa rừng Magdalena Medio, hửng hờ cho biết, “những ngày đầu chắc sẽ có nhiều khó khăn
cho họ”. Theo tinh thần của bản thỏa hiệp, quân Farc sẽ có thời gian 6
tháng, để hoàn tất việc giao nộp súng ống, sau khi thỏa hiệp bắt đầu thi hành
nhưng hiện thời chưa có tuyên bố khi nào sẽ có hiệu lực, vừa rồi, trong lúc
này, tuần qua, một toán quân Farc đã đụng độ dữ dội với quân chính phủ tại tỉnh
Meta, nhiều quân Farc bị thương, cả hai phe, giới chỉ huy cao cấp, hy vọng
rằng, một khi tuyên bố có hiệu lực thì, lực lượng không võ trang Farc sẽ là một
đảng chính trị thiên tả, theo tư tưởng Mác –xít, như từ trước tới giờ, thông
qua những cuộc bầu cử dân chủ, chứ không qua nòng súng nhưng nhiều thành viên
của lực lượng này nghi ngại, một tương lai mù mờ trước mặt, khi mà vũ khí trên
tay họ đã từng xem là vật bảo vệ và biểu tượng thế đứng cho mình, Daniela, một lần nữa, với một chút chán nản,
cô lắc đầu “không võ trang, không súng,
chúng tôi không có gì cả”.
Có ít nhất một đơn
vị quân Farc, khoảng chừng 200 tay súng, nhóm “Mặt trận đệ nhất tiền phương” đã nói, họ không có kế hoạch giải
giới và tuyên bố qua bản thông báo phổ biến cho công chúng, họ sẽ “tiếp tục chiến đấu để giành cho được việc
quyền của nhân dân trả lại cho nhân dân”, riêng đơn vị của Daniela thì, họ
quyết định chấp hành thỏa hiệp ngưng bắn nhưng vẫn còn e ngại và lo nghĩ về cái
tương lai mà cô chưa hình dung được nó sẽ ra sao. Hầu hết quân Farc trẻ, xuất
thân từ các vùng nông thôn nghèo của Colombia, chưa học hết tiểu học, một số
khác từ các vùng xa xôi, hẻo lánh, biệt lập, chưa có dịp tiếp xúc với đời sống
thị tứ, Didier, gia nhập quân Farc vài năm trước đây, hết sức ngạc nhiên khi
nghe tin việc thương thuyết ngưng bắn, hòa bình đang diễn ra, bực tức khi cho rằng
mình vẫn còn sẳn sàng chiến đấu.
Đứng dưới đám cây
lớn giữa khu rừng dầy đặc, có một người, biết và dự định sẽ làm gì một mai, khi
thỏa hiệp ngừng bắn thi hành chính thức, đó người chỉ huy đơn vị của Didier,
được biết dưới bí danh Pedro Aldana, là thành viên của quân Farc trong hơn 25 năm
và nhiều lần thoát chết khi bị phi cơ chính phủ không kích, Aldana tin tưởng,
quân đội Colombia sẽ tôn trọng lời hứa trước đây, không dội bom xuống các căn cứ đóng quân Farc, được làm dấu bởi
những lá cờ trắng treo trên đầu các khu rừng cây cao. Aldana là một trong những
thành viên chỉ huy cao cấp trung ương, có thêm một tên gọi khác là “người Nga” vì anh ta đã từng du học ở
Nga sô 7 năm, dự định sẽ chuyển đổi những tay súng của anh trở thành đoàn quân,
hoạt động chính trị nhưng khi được hỏi, trong số 100 quân du kích Farc, chỉ có
2 người thích thú về chính trị, Franklin, 28 tuổi, gia nhập Farc năm 2005, vì
thích làm chất nổ và mìn bẩy, giờ thì anh ta biết chế ra nhiều thứ bom khác
nhau, dùng gài trên những con đường mà quân chính phủ hành quân qua ngang.
Franklin đã có lần, tham dự vào việc đặt chất nổ, mưu toan ám sát tướng Oscar
Naranjo, tư lệnh cảnh sát Colombia, hiện là trưởng phái đoàn thương thuyết với
quân Farc, anh cho biết theo ước tính, có lẽ đã đặt khoảng từ 80 tới 100 trái
mìn đâu đó, theo thỏa hiệp, quân Farc đồng ý sẽ ghi ra bản đồ các nơi có mìn,
nhưng phần lớn người chuyên viên gở mìn hoặc là đã chết hoặc không còn nhớ chỗ
mà họ đặt, Franklin nói anh có thể nhớ vài chỗ nhưng thôi để cho người khác làm chuyện này.
Trong quá khứ,
theo lệnh ân xá của chính phủ Colombia, các nhóm bỏ súng du kích khác đã được
cho phép trở về nhà, được trợ cấp tiền bạc để làm ăn buôn bán, nhưng cấp lãnh
đạo Farc, không thích thú gì về mấy chuyện này, họ sẽ theo đuổi mục tiêu là đấu
tranh chính trị, giành chính quyền, với Franklin, anh ta ngược lại, chẳng hứng
thú gì tới chính trị, anh ta chán ghét học hành, chuyện anh sẽ làm trong ngày
đó là, trồng mía trỉa đậu, một cái nghề bình dị và không tham vọng, nhưng cho
tới giờ này, quân Farc vẫn còn cần tới những người như anh Franklin, tại một số
vùng, nơi các đơn vị quân Farc đóng, nhiều nhóm băng đảng tội phạm nổi lên,
chiếm cứ những nơi mà họ đã có lúc kiểm soát, tổ chức buôn lậu bao gồm buôn bán
“xì ke ma túy” và mạng lưới tống tiền dân chúng. Quân Farc, phản công, mặc dù
họ không đánh nhau với quân đội hay cảnh sát Colombia hơn cả năm nay nhưng
trong vòng năm sáu tháng qua, quân Farc đã đụng độ nhiều trận với tổ chức đảng
Usuda (AGC), tổ chức khá mạnh về súng ống và tiền bạc. Đằng sau những vụ ma túy
và mìn bẩy, nhóm băng đảng này có có thể gây nên, sự đe dọa trực tiếp với việc
giải giới của quân Farc, nhóm bán quân sự này, thành lập trong những năm 1980
và 1990 nhằm chống lại các hoạt động bắt cóc và tống tiền, nhắm vào các người
bị tình nghi là quân Farc hay cảm tình viên qua các vụ tàn sát đẩm máu, được
yểm trợ tài chánh từ từ các tên đầu xỏ buôn bán ma túy và chủ điền, nhóm ngưng
hoạt động vào đầu năm 2000 nhưng sau đó, tái lập lại, ít có tư tưởng gì, nhưng chủ trương tội phạm hình sự nhiều hơn
như tổ chức AGC nói trên.
Du kích quân Farc,
cũng có lý do lo sợ nhóm “tân bán quân sự”
loại này, sẽ quay sức mạnh của họ có được đánh phá quân Farc, trong lần bầu cử
năm trước đây, 3000 ứng cử viên thuộc đảng thiên tả có liên hệ mật thiết với
lực lượng Farc, đảng “Hiệp Hội Người Ái
Quốc” đã bị giết chết bởi nhóm bán quân sự và quân chính phủ. Thỏa hiệp
ngưng bắn ký trong tháng 6 này, bao gồm cả biện pháp đặc biệt là chính quyền
Colombia sẽ chịu trách nhiệm giải tán các nhóm bán quân sự, nhưng với Daniela,
cô vẫn còn nghi ngờ nó không êm xuôi như người ta tưởng, cho nên cô phải dựa
vào sự bảo vệ của quân Farc, hai người chú là du kích quân và gia đình cô đã bị
họ nhắm tới vì cho là gia đình cô hợp tác với quân Farc, Daniela cho là, phải
luôn luôn tìm ai đó che chở mình, cô đã không cho mẹ cô biết khi đi theo quân
Farc, vì nếu biết bà sẽ phản đối, thêm nữa, với phần nhiều những cô gái và phụ
nữ ở nhà quê hẻo lánh xứ Colombia, gia nhập du kích quân là con đường tự do,
thoát khỏi chuỗi hành hạ, áp bức của gia đình, từ quan niệm “nam trọng nữ khinh, vợ tôi chồng chúa”
tại các vùng nông thôn vốn có từ xưa. Trong hàng ngủ quân Farc, đàn bà con gái
cầm súng chiến đấu và sống bên cạnh đàn ông thanh niên ngày này ngày nọ, cho
nên, họ bị kiểm soát chặt chẽ về vấn đề sinh con đẻ cái, họ bắt buộc phải uống
thuốc ngừa thai hay phá thai là quy tắc phải tuân theo, một đôi khi, nữ du kích
quân được phép sinh đẻ nhưng phải bỏ con cho người cảm tình viên nào sống ở
trong làng nuôi nấng.
Nhìn những cô gái cùng đơn vị, tay tựa súng
AK47, ngồi to nhỏ với nhau, quanh mấy cái nhà lá, không đủ nắng, giữa rừng già,
và con đường đất mòn lầy lội, dẫn về phía thị trấn xa xa, Daniela gục gặc đầu,
nói nhỏ, sau khi thỏa hiệp ngưng bắn và hòa bình có hiệu lực, cô sẽ nghĩ tới
chuyện làm mẹ “trong chiến đấu, cô không thích chuyện đó, vì ý niệm có con thì
phải do chính mình tự tay nuôi lớn, không giao cho ai khác, vì vậy, khi đã là
một người dân thường, thì những thứ đó là điều cô có thể làm một cách hân hoan,
hảnh diện và vui sướng”.
Thuyên Huy
Monday 18.07.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét