Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Chuyện Thế Giới Trong Tuần ; FM 974 : Hong Kong: Thách Thức Bắc Kinh Về Chuyện Bầu Cử



FM974
Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ hai 25/07/2016



   Một số ứng cử viên trong kỳ bầu cử viện lập pháp Hong Kong ngày 4 tháng 9 sắp tới, đã từ chối ký tên vào một bản tuyên khai, chấp hành những quy định của Bắc Kinh và đồng ý từ bỏ tranh đấu đòi độc lập cho đặc khu này. Theo bản tường thuật của tờ the Hongkong Economic Journal (HKEJ), trong ngày đầu của thời hạn ấn định 2 tuần lễ, nhân viên văn phòng bầu cử cho biết đã nhận được 33 đơn trong ngày thứ bảy.

    Tờ báo cũng cho biết, gần một phần ba số người này không ký tên vào phần tuyên khai, trong đó có lời thề trung thành với chính quyền Hong Kong, mẫu tời khai mới, đòi hỏi ứng cử viên phải chấp nhận việc Bắc Kinh tuyên bố từ trước tới nay, Hong Kong là một phần lảnh phổ bất khả phân của Trung cộng, việc này, xem ra cho thấy ý đồ của Bắc Kinh nhắm vào những ai ra tranh cử muốn đòi  quyền tự trị cho Hong Kong nhiều hơn, hay có thể nói là “đòi độc lập” theo ngôn từ của nhà cầm quyền. Trước sự việc này, văn phòng tổ chức bầu cử đưa ra nhiều tin tức khác nhau, một số cho rằng, từ chối ký tên phần tuyên khai sẽ làm cho đơn ra ứng cử không có giá trị nhưng một vài viên chức phụ trách chuyện đề cử nói là, họ sẽ cứu xét tất cả đơn mà không cần biết có ký hay không ký tên. Phần lớn các người ủng hộ dân chủ và sự độc lập cho Hong Kong nộp đơn tranh cử nói rõ, họ sẽ không ký tên vào mẫu đơn, mà họ cho đó là, một sự áp đặt khác, nhằm ngăn chận quyền phát biểu ý kiến vốn đã có từ thời còn là thuộc địa của Anh quốc, và cũng đã được Bắc Kinh hứa hẹn, tiếp tục giữ nguyên hiện trạng đó trong vòng 50 năm sau ngày giao lại cho Trung cộng năm 1997.

    Andy Chan, người đứng đầu đảng Quốc gia Hong Kong, và được xem là có triển vọng thắng cử vào viện lập pháp cho biết, không có một ứng cử viên nào của đảng này ký tên bản tuyên khai cả, vì họ không nghĩ rằng, đó là một phần trọng yếu của thủ tục xét đơn, sẽ không có trở ngại gì về yếu tố luât pháp nếu người nộp đơn không ký tên, họ sẽ không làm những chuyện không cần thiết như vầy nhưng, ông cũng nói thêm, ông vẫn chưa rõ lắm, chính quyền Hong Kong sẽ đối xử với các ứng cử viên không ký tên như thế nào, để có đề cử họ hay không, vẫn theo ông Chan, mục đích chính của điều khoản tuyên khai này là, nhằm loại trừ những người cổ động cho sự độc lập của Hong kong ra tranh cử và không chắc, là chính quyền có đạt được mục đich hay không căn cứ theo quy luật bầu cử hiện hành.

    Trong khi đó, Wong Chun-kit, ứng cử viên thuộc nhóm tuổi trẻ “Youngspiration” nói rằng, anh ta cũng từ chối ký tên vào tờ tuyên khai, theo anh, đó chỉ là cách nhà cầm quyền Bắc Kinh muốn tước bỏ quyền ứng cử của những người chống đối mà thôi, anh còn nhấn mạnh, họ (nhà cầm quyền) sẽ chịu trách nhiệm cho hậu quả xảy ra, càng áp chế chừng nào thì càng gặp phải chống đối càng lớn. Edward Leung, thuộc nhóm “người bản xứ Hong Kong”, cũng đã từ chối ký tên trên tờ đơn xin ứng cử của mình. Rao Geoing, một giáo sư luật và cũng là học giả về hiến pháp của trường đại học Bắc Kinh, nói rằng, tờ tuyên khai là một bản yêu cầu chính trị, đã có trong “tiểu hiến pháp” của Hong Kong, bộ Luật căn bản và cả trong hiến pháp của Trung cộng nhưng Wong Linda, một luật sư ở Hong Kong không đồng ý, khi cho là, không có một quy định luật pháp nào đòi hỏi ứng cử viên phải ký tên trên loại tờ khai như thế, cũng theo bà, sau khi đọc kỹ mọi văn bản, bà không thấy bất cứ một thứ luật căn bản nào để dựa vào nó, đặt ra tờ tuyên khai này và nhân viên xét đơn chỉ có thể ngăn tư cách ứng cử viên của những người nộp đơn bằng các lý do nào khác, dĩ nhiên, nếu mọi việc tiến hành như vậy, thì theo bà, sự phản đối chắc chắn sẽ được đem ra trước tòa án phán xử.

    Đồng thời, các thành viên của phe ủng hộ dân chủ, đưa ra lời tuyên bố của chủ tịch Ủy ban Bầu Cử, thẩm phán Barnabas Fung “mẫu đơn mới này không phải là mệnh lệnh của luật pháp”, để phản đối nhà cầm quyền, Dennis Kwok, người của đảng “Civic” nói rằng, mẫu khai nhằm chỉ giúp cho thủ tục hành chánh tiện lợi hơn và quyền được ứng cử của ứng cử viên không bị ảnh hưởng nếu từ chối ký tên, nhưng lên tiếng đòi hỏi mẫu khai phải bị hủy bỏ. Phía nhà cầm quyền Bắc Kinh, những người thừa hành đã công khai bảo vệ mẫu khai này, tuy nhiên họ nói, chánh quyền Hong Kong có bổn phận phải bảo vệ chủ quyền quốc gia (ý nói Trung cộng), những ứng cử viên thân Bắc Kinh phải phản ảnh sự trung thành của mình trước khi nộp đơn xin ứng cử. Trong 70 ghế của viện lập pháp Hong Kong, 35 ghế được bầu theo cách trực tiếp chọn từ 5 đơn vị bầu cử ở Hong Kong, số còn lại sẽ chọn từ thương gia, doanh gia và các ngành nghề khác như bác sĩ, luật sư, giáo viên, nghệ sĩ, Hong Kong vốn được hứa sẽ có một “tư thế tự trị rộng rãi” khi giao trả lại cho Trung cộng năm 1997 trong khuôn khổ “một quốc gia, hai phương thức điều hành” theo sự thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Anh quốc, tuy nhiên, hội đồng chính phủ của nhà cầm quyền Trung cộng nói rõ, tư thế tự trị này vẫn còn tùy thuộc vào ý muốn của Bắc Kinh.

    Trong khi đó, tin từ hảng thông tấn Tân Hoa xã, quốc hội Trung cộng tuyên bố, quyết định của họ về những vấn đề cải tổ cách thức bầu cử ở Hong kong hồi năm ngoái, vẫn còn hiệu lực bắt buộc thi hành mặc dù viện lập pháp Hong Kong đã phủ quyết, tuy nhiên Tân Hoa xã không cho biết thêm chi tiết, trước đây, Hong Kong đã bác bỏ kế hoạch cải tổ này vì những người ủng hộ dân chủ cho rằng, kế hoạch này có nhiều khuyết điểm và phản lại ý tưởng dân chủ, hàng trăm người thân Bắc Kinh đã tổ chức biểu tình ủng hộ Trung cộng trước viện lập pháp Hong Kong khi họ bàn luận biểu quyết bên trong, việc bỏ phiếu được thực hiện sớm hơn người ta nghĩ, chỉ có 37 dân biểu hiện diện, 28 người bỏ phiếu chống, 8 phiếu thuận và một không bỏ phiếu. Kết quả bỏ phiếu chống này xảy ra đúng như điều mà những người của phong trào dân chủ Hong Kong muốn có, vì theo họ, kế hoạch cải tổ bầu cử của Bắc Kinh chỉ là một “mô thức dân chủ giả tạo”, lừa gạt người dân trong việc chọn người đứng đầu đặc khu Hong kong năm 2017. Kết quả này, đã giúp cho người đất Hong Kong gởi một thông điệp sáng rõ cho Bắc Kinh, rằng, “họ muốn có một sự lựa chọn thiệt, một cuộc bầu cử thật sự là bầu cử”, và theo Alan Leong, một người tranh đấu cho dân chủ, “đây không phải là sự chấm dứt của phong trào dân chủ mà là một sự bắt đầu mới”, tuy nhiên, người ta cũng lo ngại, kết quả lần bỏ phiếu này sẽ dẫn đến rối loạn trên đường phố giữa hai phe, thân dân chủ và thân Bắc Kinh. Báo chí của nhà nước trong lục địa, cảnh báo là bác bỏ kế hoạch cải tổ của Bắc Kinh sẽ có thể gây ra một sự đe dọa lên trung tâm tài chính Hong Kong, những cuộc biểu tình xuống đường ủng hộ dân chủ, kéo dài nhiều tuần lễ năm qua, được coi là một sự thách thức lớn nhất trong suốt những năm cầm quyền của Trung cộng,

    Nói một cách ngắn gọn, điều duy nhất mà những người tranh đấu cho dân chủ và đa số người dân bản xứ Hong Kong muốn là, một cuộc bầu cử dân chủ thật sự theo đúng tinh thần lời hứa của Bắc Kinh, trước cộng đồng thế giới khi nó được giao trả lại cho Trung cộng năm 1997.

   
Thuyên Huy
Monday 25.07.2016

    
   






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...